Xây dựng kế hoạch marketing nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu bơ dakado (Trang 62 - 64)

5. Kết cấu của đề tài

3.2. Giải pháp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu bơ Dakado

3.2.2. Xây dựng kế hoạch marketing nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu

Để có thể nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu, bên cạnh việc xem xét thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, hoạt động truyền thơng marketing đóng vai trị

quyết định đối với sự thành công của thương hiệu. Công ty Thu Nhơn cần phải có được nhận thức về lợi ích to lớn của việc nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu, tầm quan trọng của việc sở hữu một thương hiệu mạnh trong mục tiêu kinh doanh của mình và hoạt động marketing là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xây

dựng, duy trì và phát triển thương hiệu. Bộ phận marketing sẽ là bộ phận quan trọng nhất, quyết định kết quả kinh doanh của công ty trong dài hạn. Công ty Thu Nhơn có thể xem xét đến những giải pháp cụ thể cho hoạt động marketing như sau:

3.2.2.1. Định vị thương hiệu

Phân khúc thị trường và lựa chọn mục tiêu

Đối với trái bơ, một loại trái cây dễ ăn, thơm ngon được rất nhiều người ưa thích

khơng phân biệt tuổi tác, giới tính, vị trí sinh sống, mức thu nhập. Tuy nhiên, nếu lựa chọn tất cả các phân khúc, bao quát toàn bộ thị trường và hướng đến tất cả khách hàng không phải là một lựa chọn tốt. Công ty Thu Nhơn cần phải lựa chọn những phân khúc nhất định trong toàn thể thị trường có thể có tiềm năng và thích hợp nhất cho thương

hiệu bơ Dakado. Một sản phẩm không xác định phân khúc thị trường rõ ràng sẽ chịu hậu quả từ việc mất phương hướng trong vấn đề xác định giá cả, chất lượng, đến việc

mơ hồ trong khâu định vị thương hiệu, sử dụng không hiệu quả chi phí quảng cáo.

Thương hiệu Dakado có một yếu tố cốt lõi rất mạnh, đó là sản phẩm chất lượng, an

thương hiệu bơ Dakado là các thành phố lớn, có mức sống và trình độ nhận thức cao. Sản phẩm bơ Dakado với giá cao nếu nhắm vào các vùng nông thôn chưa chắc đã cạnh tranh được với các loại bơ khơng có thương hiệu.

Ở phân khúc thị trường là các thành phố lớn, cần xác định mục tiêu cụ thể hơn

cho việc định vị cho thương hiệu. Những khách hàng nên được chọn làm mục tiêu là những người có độ tuổi từ 22 đến 40, trẻ trung, năng động, tiếp xúc thường xuyên với internet, một phương tiện truyền thông rất hữu ích cho việc quảng bá thương hiệu. Những đối tượng khách hàng này ở độ tuổi này phần lớn đều có việc làm ổn định, nhận thức và nhu cầu cao đối với những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng, an toàn. Các chiến lược marketing cần đánh mạnh vào đối tượng nữ giới ở độ tuổi này vì họ quan

tâm nhiều đến sắc đẹp, sức khỏe cho bản thân và cho cả gia đình của họ. Đối tượng này chính là những đối tượng mục tiêu cho việc truyền những thơng điệp về sức khỏe, lợi ích của trái bơ có sẵn trên website của bơ Dakado.

Xác định vị trí

Định vị thương hiệu chính là cách giúp khách hàng nhận biết được ý nghĩa bên

trong thương hiệu và sản phẩm. Mục tiêu của việc này là nhấn mạnh được một đến hai

đặc điểm của sản phẩm hay dịch vụ để giúp nó trở nên nổi bật hơn trong mắt người tiêu

dùng. So với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bơ Dakado với ưu thế nổi trội về

chất lượng ổn định, hình thức đẹp, bao bì chắc chắn, sang trọng, chiến lược định vị nên

được lựa chọn là định vị dựa trên chất lượng sản phẩm. Việc cần làm là định vị sao cho

khi đứng cạnh những đối thủ cạnh tranh khác, bơ Dakado được biết đến như một lại

trái cây cao cấp, nổi tiếng và chất lượng luôn luôn được đảm bảo. Với hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán và nổi bật, người tiêu dùng có thể nhận ra được ngay bơ

Dakado, hồn tồn tin tưởng vào chất lượng, độ an tồn. Vị trí mà thương hiệu Dakado hướng đến được xác định là cao cấp hơn so với các loại bơ khác, nhắc đến bơ Dakado người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến bơ loại 1, bơ ngon số 1…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu bơ dakado (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)