.3 – Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình (Trang 31)

Công ty: … Đơn vị: …

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Thời gian: (năm, tháng)

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu hoạch Kế Thực tế Chênh lệch Tỷ lệ chênh lệch

Số lượng sản phẩm tiêu thụ Doanh thu Trừ biến phí Sản xuất Bán hàng và quản lý Số dư đảm phí Trừ định phí Sản xuất Bán hàng và quản lý

Lợi nhuận hoạt động

1.3.3.4 Báo cáo đánh giá thành quả trung tâm đầu tƣ

Báo cáo đánh giá thành quả trung tâm đầu tư được lập tại tổng công ty, và tại các công ty thành viên để theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả, chất lượng đầu tư. Từ đó giúp cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có những thơng tin cần thiết cho việc ra quyết định. Mẫu báo cáo được minh họa như sau:

Bảng 1.4 - Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tƣ

Công ty: … Đơn vị: …

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư Thờii gian: (năm, tháng)

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch

Doanh thu

Biến phí

Số dư đảm phí

Định phí bộ phận

Lợi nhuận trước thuế

Vốn đầu tư

Lợi nhuận / VĐT (ROI)

Chi phí sử dụng vốn

1.4 Một số phƣơng pháp kỹ thuật sử dụng trong kế toán trách nhiệm 1.4.1 Dự toán ngân sách

Dự toán ngân sách là những tính tốn, dự kiến một cách tồn diện mục tiêu kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó. Ý nghĩa của hệ thống dự toán trong hoạt động quản trị của DN n các mặt cơ bản sau:

- Cung cấp cho nhà quản trị tồn bộ thơng tin về kế hoạch kinh doanh của DN trong tương lai để xây dựng các mục tiêu hoạt động thực tiễn, là cơ sở để so sánh đánh giá kết quả đạt được thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với biện pháp này vai trị của kế tốn trách nhiệm được nâng cao

- Dự toán ngân sách là cơ sở để nhà quản trị tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của DN, là công cụ để liên kết các bộ phận trong DN cùng thực hiện mục tiêu chung.

- Dự toán ngân sách là phương tiện để các nhà quản trị trao đổi các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quan điểm và kết quả đạt được. Dự tốn cịn cho phép đánh giá sự đóng góp của từng bộ phận trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của tồn DN.

Có ba cách xây dựng dự toán: một là, dự toán được xây dựng từ cấp có trách nhiệm thấp nhất đến cấp có trách nhiệm cao nhất, dự tốn ở cấp nào do chính nhà quản trị ở cấp đó lập rồi đệ trình lên cấp trên. Hai là, dự tốn được xây dựng từ cấp có trách nhiệm cao nhất sau đó các cấp thấp nhất xây dựng dự toán chi tiết của cấp mình theo dự tốn được chỉ đạo từ cấp trên. Ba là, có sự kết hợp giữa hai cách xây dựng dự toán trên.

Dự toán ngân sách tồn cơng ty bao gồm hệ thống các dự toán theo sơ đồ 1.1 [11, tr 166]

Dự toán tiêu thụ Dự toán sản xuất Dự toán dự trữ thành phẩm Dự toán CP NC TT Dự toán CP NVL TT Dự toán CP SXC Dự toán giá thành sản xuất Dự toán CP bán hàng Dự toán GVHB Dự toán CP QLDN Dự toán BC KQKD Dự tốn CP tài chính Dự tốn bảng cân đối kế tốn Dự tốn vốn bằng tiền Dự toán vốn Dự toán BC lưu chuyển tiền tệ Dự toán tài chính Dự tốn hoạt động

Sơ đồ 1.1 - Trình tự xây dựng dự tốn ngân sách

Việc lập dự tốn phù hợp với thực tiễn thì báo cáo dự tốn chính là căn cứ để đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngồi việc đánh giá trách nhiệm quản lý dựa vào dự tốn cịn phải xem xét phương pháp lập dự toán có khách quan và đáng tin cậy khơng.

1.4.2 Phân bổ chi phí

Thực tế trong q trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp ln có hai bộ phận bao gồm các bộ phận sản xuất là bộ phận thực hiện nhiệm vụ trung tâm của doanh nghiệp như phân xưởng sản xuất, đội thi công và các bộ phận phục vụ không gắn một cách trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh như phịng kế tốn, phịng tổ chức hành chính. Tương ứng với bộ phận sản xuất là các chi phí trực tiếp phát sinh cùng với mức độ hoạt động của từng bộ phận. Trong khi đó, các chi phí của các bộ phận phục vụ khơng gắn trực tiếp trong các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, các nhà quản trị luôn muốn đánh giá chi phí do bộ phận phục vụ cung cấp

cho bộ phận nào đó sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí sản phẩm hay dịch vụ của bộ phận đó. Từ đó, việc xác định căn cứ phân bổ các chi phí của bộ phận phục vụ cho các bộ phận khác cần được thực hiện một cách chính xác, cơng bằng và hợp lý vì khoản chi phí phân bổ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong kỳ kinh doanh của bộ phận được phục vụ. Có 2 cách phân bổ chi phí: chi phí trực tiếp và chi phí bậc thang.

Vì vậy, nhà quản trị doanh nghiệp cần lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để đánh giá đúng thành quả của các trung tâm trách nhiệm. Các căn cứ phân bổ thường được sử dụng trong phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ như: số lượng nhân viên, số giờ lao động, số giờ máy…

1.4.3 Phân tích biến động chi phí

Phân tích biến động chi phí là phân tích biến động các chỉ tiêu dựa trên dự toán kế hoạch là chủ yếu, giúp cho nhà quản trị biết được nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của từng bộ phận từ đó có biện pháp kiểm sốt chi phí đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận đó.

Đối với các nhà quản lý, chi phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu vì chi phí được xem là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích biến động chi phí phát sinh là vấn đề trọng tâm để có thể kiểm sốt chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn cho việc quản trị. Các nhiệm vụ cần thực hiện khi phân tích biến động chi phí:

- Đánh giá khái quát và tồn diện tình hình thực hiện chi phí tại doanh nghiệp, đồng thời so sánh với ngân sách đã được dự toán.

- Xác định các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động.

- Đề ra các biện pháp hợp lý và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí.

Mức chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự tốn

Kết quả phân tích sẽ cung cấp thơng tin cho nhà quản trị biết được nguyên nhân của các biến động trên là khách quan hay chủ quan từ đó có các biện pháp

đúng đắn, kịp thời để chấn chỉnh hoặc phát huy các biến động theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, được xây dựng dựa trên cơ cấu tổ chức các bộ phận trong doanh nghiệp. Nhờ có kế tốn trách nhiệm, ban quản trị có thể quản lý, theo dõi và đánh giá các nguồn tài sản, nhân lực thuộc quyền kiểm soát của các bộ phận. Đây là công cụ đánh giá thành quả hoạt động của các bộ phận trong đơn vị sản xuất kinh doanh.

Trong chương 1 đã giới thiệu tổng quát về kế toán trách nhiệm. Nội dung của kế toán trách nhiệm gồm có:

- Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ giữa sự phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm

- Xác định các trung tâm trách nhiệm

- Xác định các chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm trách nhiệm - Xác định các báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm trách nhiệm - Một số nội dung liên quan đến kế toán trách nhiệm

Nắm vững cơ sở lý luận cơ bản của kế toán trách nhiệm là điều kiện để phân tích, đánh giá được thực trạng và hoàn thiện kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hịa Bình.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY CP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HỊA BÌNH 2.1 Tổng quan về Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hịa Bình 2.1.1 Giới thiệu khái qt về cơng ty

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hịa Bình Tên giao dịch: Hoa Binh Construction & Real Estate Corporation

Tên viết tắt: HOA BINH CORPORATION (HBC) Logo công ty:

Trụ sở chính: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (848) 39 325 030 – 39 325 572 – 39 326 571 Fax: (848) 39 325 221 Email: hoabinh@hcm.vnn.vn Web: http://www.hoabinhcorporation.com Ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường, cơng trình giao thơng, hệ thống cấp thoát nước.

- San lấp mặt bằng; tư vấn xây dựng; sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất

- Dịch vụ sửa chữa nhà và trang trí nội thất - Kinh doanh bất động sản

Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hịa Bình được cấp phép thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4103000229 do Sở Kế hoạch Đầu tư UBND Tp.HCM cấp ngày 01/12/2000 trên cơ sở kế thừa toàn bộ lực lượng của Văn phịng XÂY DỰNG HỊA BÌNH - một đơn vị thiết kế và thi cơng xây dựng được thành lập ngày 27/09/1987.

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hịa Bình

a/ Chức năng

Tham gia đầu tư và thi cơng các cơng trình xây dựng trong và ngoài nước.

b/ Nhiệm vụ

Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tuân thủ theo chính sách thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt đẹp nhất, nhanh chóng nhất và tiện ích nhất trong ngành xây dựng và địa ốc.

Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế.

Ghi chép sổ sách kế toán và quyết toán theo quy định của Pháp luật nhà nước và Bộ tài chính về Kế tốn - Thống kê. Đồng thời, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.1.1.3 Qui mơ cơng ty

Vốn điều lệ của công ty tại ngày 31/12/2012 là: 413.061.340.000 đồng. Tổng giá trị tài sản tính đến ngày 31/12/2012 là 4.580.416.101.843 đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn là: 3.760.514.717.655 đồng và tài sản dài hạn là: 819.901.384.188 đồng.

Tổng số lao động tại công ty hiện nay là 3.042 người. 2.1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý

Hiện nay, mơ hình tổ chức quản lý của công ty theo kiểu trực tuyến chức năng.

Đại hội đồng cổ đơng Hội đồng quản

trị Ban kiểm sốt

Ban cố vấn Tổng giám đốc

Ban trợ lý & thư ký P.TGĐ Hành chính quản trị P.TGĐ Kỹ thuật-công nghệ P.TGĐ Kinh doanh P.TGĐ Thi

công P.TGĐ Đầu tư

Giám đốc tài chính Giám đốc nhân sự Giám đốc hợp đồng P. PR - Marketing P.Kiểm sốt nội bộ P.Hành chính P.Đảm bảo chất lượng Ban an ninh P.R&D - PTTT P.ERP P. Công Nghệ TT P.Dự Thầu P.Vật tư P.BIM P.Kỹ thuật Ban bảo trì Ban trắc địa P.Phát triển KD P.Đầu tư dự án P.Kế tốn P.Tài Chính P.Nhân sự P.Pháp chế P.Hợp đồng P.QS Cơng ty HBH Cơng ty HBE Cơng ty HPD Cơng ty Vita Cơng ty HBA Các cơng trình nhóm 4 Các cơng trình nhóm 3 Các cơng trình nhóm 2 Các cơng trình nhóm 1 Cơng ty MHB Công ty AHA Công ty HBP VP Đại diện Đà Nẵng Công ty Matec VP Đại diện Hà Nội VP Đại diện Kual Lumpur Công ty HHN Ban MMTB Ban HSE

Nhiệm vụ và quyền hạn của ngƣời đứng đầu các bộ phận

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, có quyền quyết

định mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đại hội đồng cổ đơng có quyền quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thơng qua cáo cáo tài chính hợp nhất hằng năm của cơng ty và ngân sách tài chính cho năm kế tiếp. Đại hội đồng cổ đơng có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm sốt của cơng ty.

Hội đồng quản trị: Dưới đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản

trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Chức năng chủ yếu là quản lý và bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chung về việc đưa ra quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển hằng năm và trung hạn của công ty. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, trong đó chủ tịch HĐQT do Hội đồng quản trị bầu ra nắm vai trò quan trọng nhất với nhiều quyền hành trong hoạt động quản lý của công ty.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra, có nhiệm vụ kiểm

tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Cơng ty. Ban kiểm sốt hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc.

Ban Tổng giám đốc: Ban Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Cơng ty có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Trong cơ cấu tổ chức của Công ty, Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm.

Giúp việc cho Tổng giám đốc gồm năm Phó Tổng giám đốc: một Phó tổng giám đốc hành chính quản trị, một phó tổng giám đốc kỹ thuật cơng nghệ, một Phó tổng

giám đốc kinh doanh, một phó tổng giám đốc thi cơng, và một phó tổng giám đốc đầu tư. Ngồi việc điều hành các hoạt động chun mơn các Phó tổng giám đốc kiêm về điều hành hoạt động xây lắp của các nhóm cơng trình được phân cơng. Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về những phần việc được phân công đồng thời chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty

Ban cố vấn: hỗ trợ, tư vấn cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc về kiến thức, kỹ

năng, chiến lược giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, ban cố vấn khơng có quyền biểu quyết về những vấn đề của cơng ty, và khơng có chức năng quản lý.

Ban trợ lý và thƣ ký: có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động quản trị công ty được tiến

hành một cách có hiệu quả. Thư ký cơng ty có trách nhiệm bảo mật thơng tin theo các quy định của pháp luật và Điều lệ cơng ty.

Giám đốc tài chính: đảm bảo thu xếp và quản lý vốn hiệu quả thông qua điều hành

hoạt động phịng tài chính và phịng kế tốn

Giám đốc nhân sự: đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng kịp

thời yêu cầu sản xuất kinh doanh, trực tiếp điều hành và quản lý phòng nhân sự và phòng pháp chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)