Sản phẩm 2015 2020 Tăng trưởng hàng năm Tiêu thụ cho 1000 dân năm 2003 Tiêu thụ cho 1000 dân năm 2020 Gỗ xẻ, m3 5.009.542 6.991.506 7% 2,7 m3 7,0 m3 Ván sợi, m3 117.400 166.400 7%-8% 0,5 m3 1,3 m3 Ván dăm, m3 215.500 312.500 8-9% 1,0 m3 2,9 m3 Gỗ dán & gỗ lạng, m3 26.149 37.246 7%-9% 0,1 m3 0,4 m3 Tổng số ván nhân tạo, m3 359.049 516.146
(Nguồn: Triển vọng thị trường và kịch bản tương lai của ngành lâm nghiệp Việt Nam: Những gợi ý cho đầu tư - Marko Katila, 2007)
Dự báo tiêu thụ gỗ xẻ và ván nhân tạo từ năm 2015 - 2020 có tốc độ tăng trưởng ổn định từ 7% - 9 %/năm, trong đó tăng trưởng về gỗ xẻ là 7%/năm. Đối với nhu cầu về ván nhân tạo, dự báo đến năm 2020 là 516.146 m3,mức tăng trưởng từ 7% - 9%/năm và tổng tiêu thụ cho 1000 dân sẽ đạt là 4,6 m3. Kết hợp với tình hình thị trường hiện nay cho thấy nhu cầu ván ép các loại tăng trưởng ở mức ổn định và khơng có nhiều biến động.
3.1.2. Mục tiêu giải pháp
Marketing đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với một đơn vị chuyên kinh doanh và phân phối mặt hàng ván ép như Cơng ty Minh Quyền. Qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing sản phẩm tại Công ty cho thấy đã có những ưu điểm và khơng ít hạn chế. Vì vậy mục tiêu của việc hoàn thiện hoạt động Marketing sản phẩm ván ép rơm là để Công ty tiếp tục phát huy các ưu điểm và khắc phục các hạn chế để đạt các mục tiêu cụ thể sau:
Giải quyết được vấn đề tồn kho, cung cấp các sản phẩm ván ép ổn định về số lượng, chủng loại, chất lượng đúng như cam kết với khách hàng. Tăng cường sự đa dạng về kích thước và chủng loại của ván ép để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Hồn thiện quy trình bán hàng, giảm bớt thủ tục không cần thiết và rút ngắn thời gian giao nhận hàng.
Thúc đẩy hoạt động của hệ thống đại lý
Xây dựng hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, tăng cường độ bao phủ sản phẩm. Đến năm 2018, phấn đấu trở thành nhà sản xuất ván ép hàng đầu trong nước, thị phần ván rơm phải chiếm được 17% tổng thị phần ván ép trong nước. Đồng thời sẽ tiến hành xuất khẩu ván rơm ra nước ngoài, chú trọng vào một số quốc gia lân cận như: Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia…
Phát triển kinh doanh gắn liền với các công tác phúc lợi xã hội. Đồng hành cùng bà con nông dân: tuyên truyền các tác hại của việc đốt rơm, hướng dẫn bảo quản rơm rạ và đảm bảo thu nhập cho bà con…
Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu của khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh… để làm cơ sở cho việc phân tích và đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp.
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing sản phẩm ván ép rơm tại công ty Minh Quyền
Dựa trên đặc điểm mơi trường kinh doanh trong nước, dự báo tình hình nhu cầu về gỗ xẻ và ván nhân tạo tại Việt Nam. Dựa trên thực trạng hoạt động Marketing và những ưu điểm, nhược điểm, vị thế của Công ty qua đánh giá thực trạng của hoạt động Marketing sản phẩm hiện nay. Tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện Marketing sản phẩm của Cơng ty theo tiêu chí 4P như:
3.2.1. Giải pháp cho sản phẩm
Sản phẩm là nền tảng để công ty xác định các chiến lược Marketing cho thị trường nào đó, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trên thị trường. Hiện công ty thực hiện chiến lược chọn một nhãn hiệu duy nhất cho tất cả các sản phẩm với chất lượng tốt. Tuy nhiên, các dịng sản phẩm của cơng ty vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn các nhu cầu của khách hàng. Căn cứ vào ưu điểm và hạn chế về tiêu chí sản phẩm đã được đánh giá trong phần phân tích thực trạng ở mục 2.4.1, cơng ty cần xây dựng giải pháp hoàn thiện sản phẩm để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, thơng qua đó gián tiếp giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ổn định hơn.
Các dòng sản phẩm ván rơm sản xuất theo kích thước tiêu chuẩn được khách hàng đánh giá là thiếu sự đa dạng kích thước, ván ép chỉ có 1 khổ kích thước và 6 mức độ dày khác nhau. Để khắc phục hạn chế này, công ty nên bổ sung vào danh mục sản phẩm các khổ kích thước khác và độ dày của của ván độ dày của ván đa dạng hơn. Bảng 3.2 đề xuất các kích thước sản phẩm ván rơm như sau: