Người Nhật có khiếu thẩm mỹ rất tốt. Những người đến thăm Nhật Bản lần đầu hầu như ai cũng phải thán phục óc thẩm mỹ của người Nhật thể hiện từ cách bày biện món ăn, nhà cửa, trang trí sách vở, báo chí, hàng quán cho đến các đền chùa. Óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và phong cách làm việc của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại thử xem cái quạt mình vừa làm đã cân đối chưa, có cần trau chuốt gì không. Mặc dù thời giờ sản xuất càng nhiều thì giá thành càng cao và lợi nhuận thu về càng thấp, nhưng ngoài khía cạnh lợi nhuận, người làm ra chiếc quạt còn muốn đạt một mục tiêu khác không kém phần quan trọng là cảm giác thỏa mãn khi hoànthành công việc một cách mỹ mãn. Đối với người Nhật, đó là sự đi tìm cái đẹp trong công việc.Người Nhật nổi tiếng làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như việc gia đình mình. Để giải thích cho sự cần mẫn ấy thì phải nêu lên không chỉ lý do lợi ích cá nhân mà còn ở chỗ có ý thức hay vô ý thức, người Nhật luôn đi tìm cái đẹp trong sự hoàn tất công việc của mình.Trong thời gian gần đây, Nhật Bản là thịtrường lớn nhất nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu 11 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có 5 loại chính là đồ gốm mỹ thuật, hàng mây song, hàng thêu ren, hàng gỗ mỹ thuật và hàng thảm. Nhu cầu gốm sứ của thị trường này cũng rất lớn và người tiêu dùng khá yêu thích đồ gốm sứ của Việt Nam. Có một đặc điểm trong quan niệm mỹ học của người Nhật đáng được để ý tới là việc người Nhật coi tính chất hoàn tất của sự vật không phù hợp với sự vận động vĩnh hằng của cuộc sống, do đó người Nhật cũng không thích sự cân đối. Họ chủ ý tránh sự cân đối bởi nó thể hiệnsựlặp lại. Chẳng hạn như bát đĩa trên bàn ăn Nhật Bản không có một chút nào giống với cái mà chúng ta gọi là một bộ đồ ăn. Người nước ngoài có thểthấy những đồ vật đó thật khập khiễng khi ở cạnh nhau, còn người Nhật lại cảm thấy ăn mất ngon khi nhìn thấy những hình vẽ trang trí như nhau trên bát, đĩa, ấm pha cà phê, tách, v.v. Đồ gốm Nhật Bản thường ít khi có hình dáng cân đối, màu men không xác định, làm
người dùng hài lòng vì tính tự nhiên hơn là sựtinh xảo của sản phẩm. Các doanh nghiệp sảnxuất và xuất khẩu đồ gốm nên tính đến đặc điểm này trong quan niệm của người Nhật để có những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của họ.Một mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang tìm được chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản là quạt Chàng Sơn. Đây là sản phẩm truyền thống của Việt Namcó từ hàng trăm năm nay, được làm theo lối truyền thống vừa cầu kỳ vừa bền đẹp. Nan quạt Chàng Sơn được làm bằng tre của cây tre mọc giữa bụi, có ba năm tuổi trở lên. Quạt làm công phu còn phải dùng đến nan ghép. Giấy phất quạt là loại giấy dó, giấy điệp của làng Đông Hồ, Bắc Ninh. Quạt Chàng Sơn được xuất khẩu sang Nhật Bản từ hơn chục năm qua, và làng nghề này đã xuất sang Nhật Bản nhiều lô hàng theo mẫu mã, yêu cầu của người Nhật. Hiện nay, trong danh mục sản phẩm của làng nghề này không chỉ có quạt giấy, quạt nan mà còn có quạt the, quạt lụa các cỡ, quạt tranh rộng hàng mét. Quạt Chàng Sơn được trang trí bằng phong cảnh đất nước, thơ văn, câu đối... Người Nhật cũng có nghề làm quạt truyền thống lâu đời, nhưng vẫn ưa thích quạt Việt Nam.