Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh long an đến năm 2020 (Trang 27 - 30)

1.3. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM

1.3.4. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của một NHTM được thể hiện qua các yếu tố sau:

Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Vốn chủ sở hữu lớn giúp NHTM tạo được uy tín trên thị trường và tạo lịng tin nơi công chúng. Bên cạnh đó, đây là nguồn vốn quan trọng dùng để đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng vì nó cung cấp tài chính cho các hoạt động kinh doanh của NHTM, quyết định sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong tất cả các hoạt động.Vốn chủ sở hữu quyết định việc mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của ngân hàng, và được dùng để xác định quy mô huy động vốn, các tỷ lệ giới hạn tín dụng đối với khách hàng, các tỷ lệ về an toàn hoạt động để làm căn cứ quản lý và

kiểm soát hoạt động của các NHTM. Trong xu thế hội nhập, nâng cao tính cạnh tranh của vốn tự có là yêu cầu khách quan đối với mỗi NHTM để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng và mở rộng hoạt động ra thị trường tài chính quốc tế.

Khả năng huy động vốn:

Hoạt động huy động vốn cung cấp nguồn vốn chủ yếu cho các hoạt động sinh lời của ngân hàng. NHTM có khả năng huy động vốn tốt có nhiều cơ hội để mở rộng quy mơ kinh doanh, tăng lợi nhuận…do đó phán ánh năng lực hoạt động, uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng huy động vốn của NHTM bao gồm: quy mô, thị phần và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.

Khả năng thanh khoản:

Khả năng thanh khoản là việc NHTM có khả năng tính tốn và duy trì một lượng tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền cũng như những tài sản nợ đến hạn phải trả khác. Khả năng thanh khoản của ngân hàng được thể hiện thơng qua chỉ tiêu sau:

Tài sản “Có” có thể thanh tốn ngay Tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay

Việc quản lý rủi ro thanh khoản đối với NHTM là rất quan trọng vì sự thiếu hụt thanh khoản có thể có dẫn NHTM đến việc phải đối mặt với rủi ro phá sản và có những tác động nghiêm trọng đến toàn hệ thống ngân hàng.

Khả năng sinh lời:

Khả năng sinh lời là thước đo đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM. Khả năng sinh lời được phân tích qua các chỉ số:

- Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE (Return on Equity): thể hiện một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROE =

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu

- Suất sinh lời trên tổng tài sản – ROA (Return on Assets): cho biết bình quân một đơn vị tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng.

ROA =

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản

Đối với hệ thống tài chính Việt Nam, các chỉ số lợi nhuận đang có bước cải thiện đáng kể. Số liệu thống kê của NHNN cho thấy, tại thời điểm 31/12/2014, ROA và ROE của toàn hệ thống TCTD lần lượt là 0,57% và 6,43%; trong khi các con số tương ứng của cùng kỳ năm 2013 là 0,49% và 5,18%.

Mức độ rủi ro:

Mức độ rủi ro của ngân hàng thường được đo bằng 2 chỉ tiêu cơ bản sau: - Hệ số an toàn vốn - CAR (Capital Adequacy Ratio):

Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước thì Hệ số an tồn vốn là tỷ lệ giữa vốn tự có trên tổng tài sản “có” rủi ro. Tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng tài chính của NHTM càng mạnh, uy tín càng được khẳng định và sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng càng lớn.

- Chất lượng tín dụng (tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn):

Chất lượng tín dụng thể hiện chủ yếu thơng qua tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ. Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượng tín dụng của NHTM tốt, tình hình tài chính lành mạnh và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh long an đến năm 2020 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)