Tổng quan về Vietinbank LongAn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh long an đến năm 2020 (Trang 38)

2.1.1 .Tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh LongAn

2.2. Tổng quan về Vietinbank LongAn

- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Long An.

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Long An Branch.

- Tên gọi tắt: Vietinbank Long An.

- Địa điểm trụ sở chính: Số 396 Quốc Lộ 1, phường 4, TP. Tân An, tỉnh Long An

- Chủ quản: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Việt Nam.

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Vietinbank Long An được thành lập ngày 20/09/2000. Lúc đầu khi mới thành lập, Vietinbank Long An có trụ sở tại số 30 Nguyễn Trung Trực, TP. Tân An, tỉnh Long An và chỉ có gần 30 nhân sự với các phòng ban bao gồm Ban Giám đốc, Phịng Hành chính – Nhân sự, Phịng Kế tốn thanh toán và kinh doanh dịch vụ, Phòng Khách hàng, Phòng Ngân quỹ.

Sau hơn 15 năm hoạt động, tổng số nhân sự của Vietinbank Long An đã tăng lên thành 95 người, mạng lưới hoạt động được mở rộng gồm một trụ sở và sáu phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh (Thành phố Tân An, Đức Hòa, Tân Thạnh, Mộc Hóa). Đến cuối năm 2014, tổng dư nợ cho vay đạt 3.076 tỷ đồng, tăng bình quân trong 5 năm qua đạt trên 20%.

2.2.2. Phạm vi hoạt động

Vietinbank Long An là chi nhánh NHTM hoạt động đa năng, đa lĩnh vực với thế mạnh truyền thống trong lĩnh vực phục vụ kinh tế đối ngoại, có chức năng cung

cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

2.2.3. Mơ hình tổ chức và chức năng - nhiệm vụ các bộ phận

2.2.3.1. Mơ hình tổ chức

Bộ máy tổ chức của Vietinbank Long An bao gồm Ban Giám đốc và 12 phòng/tổ với cơ cấu nhân sự như sau:

- Ban Giám đốc: 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc.

- Phịng Khách hàng Doanh nghiệp: 2 lãnh đạo phòng, 8 nhân viên. - Phòng Bán lẻ: 2 lãnh đạo phòng, 6 nhân viên.

- Phịng Kế tốn và Kinh doanh dịch vụ: 2 lãnh đạo phòng, 10 nhân viên.

- Phịng Hành chính – Nhân sự: 1 lãnh đạo, 10 nhân viên. - Phòng Ngân quỹ: 1 lãnh đạo, 6 nhân viên.

- Tổ Kiểm toán nội bộ: 2 nhân viên. - PGD Tân An: 2 lãnh đạo, 6 nhân viên. - PGD Đức Hòa: 2 lãnh đạo, 6 nhân viên. - PGD Đức Hòa Nam: 2 lãnh đạo, 6 nhân viên. - PGD Tân Thạnh: 1 lãnh đạo, 5 nhân viên. - PGD Mộc Hóa: 2 lãnh đạo, 6 nhân viên. - PGD Châu Thị Kim: 1 lãnh đạo, 3 nhân viên

- Ban Giám đốc: Giám đốc chịu trách nhiệm với cơ quan cấp trên và pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng, là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đối với khách hàng, quản lý tất cả hoạt động của các phòng, đề ra nhiệm vụ cũng như phương hướng kinh doanh của ngân hàng. Các Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của ngân hàng theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm với Giám đốc và pháp luật về phần việc được phân cơng.

- Phịng Khách hàng doanh nghiệp: tiếp thị, thiết lập mối quan hệ, phát triển khách hàng doanh nghiệp để chào bán sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như: tín dụng, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán, bảo lãnh…

- Phòng Bán lẻ: tiếp thị, thiết lập mối quan hệ, phát triển khách hàng cá nhân để chào bán sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như: cho vay, huy động vốn, phát hành thẻ tín dụng…

- Phịng Kế tốn và Kinh doanh dịch vụ: là bộ phận tác nghiệp, giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân… quản lý và thực hiện cơng tác hạch tốn kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp,….

- Phịng Hành chính – Nhân sự: quản lý tất cả nhân sự trong ngân hàng, phổ biến cho các nhân viên về các quy định, quy chế pháp luật có liên quan đồng thời còn đề ra các quy định, nội quy cho ngân hàng để từ đó thực hiện cho tốt. Ngồi ra Phịng Hành chính – Nhân sự cịn có bộ phận tin học chuyên xử lý kỹ thuật về máy tính, đường truyền, các sự cố liên quan đến công nghệ thông tin, quản lý người sử dụng tại Vietinbank Long An, khóa/mở các user và quản lý việc sử dụng mật khẩu của người sử dụng theo đúng quy định

- Phòng Ngân quỹ: quản lý kho tiền, lưu giữ tiền, ấn chỉ quan trọng, ấn chỉ thường huy động vốn và tất cả các tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng; quản lý hạn mức tồn quỹ của chi nhánh, cung ứng tiền cho các phòng giao dịch khách hàng,

đơn vị trực thuộc, nộp tiền vào Ngân hàng nhà nước để chuyển về Hội sở chính Vietinbank.

- Tổ kiểm toán nội bộ: quản lý tất cả các rủi ro tác nghiệp của ngân hàng như rủi ro từ hoạt động tín dụng, huy động vốn, dịch vụ… Ngồi ra, Tổ cịn tham gia kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động của Vietinbank Long An, kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy chế, phòng chống tham nhũng… bảo đảm hoạt động của Vietinbank Long An ln an tồn, hiệu quả, đúng pháp luật.

- Các PGD: thực hiện đầy đủ chức năng hoạt động của Vietinbank Long An tại nơi mở phòng giao dịch trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc, nếu vượt hạn mức hoặc ngồi phạm vi uỷ quyền thì thực hiện tại chi nhánh.

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây

Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Long An giai đoạn 2010 – 2014 như sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Long An giai đoạn 2010 - 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng trƣởng bình qn 1 QUY MƠ 1.1 Huy động vốn cuối kỳ 1.560 1.920 2.537 2.475 2.686 15% 1.2 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.453 2.537 2.869 2.856 3.076 24% 1.3

Doanh số thanh toán XNK

(triệu USD) 66,1 92,0 86,8 111,3 178,1 30% 1.4 Số lao động (người) 41 58 85 90 95 25% 2 THỊ PHẦN (%) 0% 2.1 Huy động vốn 7,3 8,1 8,8 9,8 9,6 7% 2.2 Tín dụng 8,7 9,0 9,5 9,9 9,5 2% 2.3 Thanh toán XNK 5,55 6,26 6,50 6,8 7,6 8% 3 CHẤT LƢỢNG (%) 0% 3.1 Tỷ lệ huy động vốn/Tổng dư nợ 107,4 75,67 88,42 86,65 87,32 -3% 3.2 Tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn / Tổng vốn huy động 61,0 69,0 68,0 78,0 78,0 7% 3.3 Tỷ trọng vốn huy động kỳ hạn >12 tháng / Tổng vốn huy động 1,6 8,2 2,6 11,0 13,1 172% 3.4

Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn /

Tổng dư nợ 47,6 37,6 26,0 24,0 18,0 -21% 3.5 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ / Tổng dư nợ 21 16 17 19 20 -1% 3.6 Tỷ lệ nợ xấu 0,0 0,3 0,3 0,4 0,3 2% 4 HIỆU QUẢ 0% 4.1 Tổng doanh thu 230 375 435 486 529 25%

4.2 Thu ngoài lãi 12 15 21 30 43 38%

4.3

Tỷ trọng thu ngoài lãi / Tổng

doanh thu (%) 5,2 4 4,8 6,2 8,1 14%

4.4 Lợi nhuận trước thuế 60,36 73,14 82,14 80,70 81,59 8%

4.5 ROA (%) 0,88 0,91 1,2 0,85 0,86 2%

Kết quả kinh doanh của Vietinbank Long An trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt khá tốt và có sự tăng trưởng về quy mô và thị phần qua các năm, mặc dù chỉ số hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) có nhiều biến động cụ thể trong 2 năm gần đây chỉ số ROA thấp so với các năm trước, ngun nhân là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số ROA năm 2014 đã có sự phục hồi so với năm 2013 điều này cho thấy được sự tích cực trong hoạt động của Vietinbank Long An. Ngồi ra, các chỉ tiêu về chất lượng cũng có sự tích cực, tỷ lệ nợ xấu khá thấp so với mặt bằng chung. Kết quả cụ thể như sau:

Hoạt động huy động vốn: Mặc dù tình hình kinh tế trong nước giai đoạn 2010 – 2014 biến đổi liên tục và gặp nhiều khó khăn nhưng cơng tác huy động vốn của Vietinbank Long An nhìn chung đạt được khá tốt so với khả năng thực tế của Chi nhánh cũng như tình hình cạnh tranh, đặc điểm nguồn vốn trên địa bàn tỉnh Long An. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm gần đây là 15%, thị phần tăng bình quân 7%. Riêng thời điểm cuối năm 2014, tổng vốn huy động quy Việt Nam Đồng của Vietinbank Long An là 2.523 tỷ đồng, tăng khoản 8% so với đầu năm và xếp thứ 2 trên địa bàn với thị phần chiếm 9,6%, xếp sau Agribank Long An (27,2%). Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ cuối năm 2014 đạt 87,32%. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động, riêng cuối năm 2014 đạt 78%. Nguồn vốn huy động kỳ hạn trên 12 tháng mặc dù vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động nhưng đang có xu hướng tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 172%. Đạt được kết quả trên là nhờ vào nguồn vốn huy động ổn định từ dân cư và lượng tiền gửi đáng kể của một số doanh nghiệp có nguồn tiền nhàn rỗi trên địa bàn như: Bảo hiểm xã hội Long An, Công ty Xổ số Kiến thiết Long An. Bên cạnh đó, Vietinbank Long An cịn tận dụng được lợi thế thương hiệu ngân hàng lớn, cơ sở vật chất khang trang, các sản phẩm ngân hàng đa dạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt cũng như áp dụng các hình thức khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch. Tuy đã đạt được những kết quả khả quan trong thời gian qua nhưng công tác huy động vốn trong tương lai cần được thực hiện một cách tập trung và

quyết liệt hơn nữa do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM trong việc giành giật thị phần.

Hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng cuối kỳ tăng liên tục qua các năm với

mức tăng trưởng bình quân là 24%, thị phần tín dụng bình qn tăng 2%/năm. Riêng cuối năm 2014, dư nợ của Vietinbank Long An đạt 3.076 triệu đồng, chiếm 9,5% tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh. Tỷ trọng dư nợ lĩnh vực bán lẻ chiếm tỷ trọng khá thấp trong các năm trước nhưng đến cuối năm 2014 thì tỷ trọng tín dụng bán lẻ đã có bước tăng trưởng khá tốt và chiếm tỷ trọng khoản 20% trên tổng dư nợ tín dụng. Nguyên nhân là do từ khoản cuối năm 2013 thì thực hiện chủ trương mới của HĐQT Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam về việc chuyển đổi mơ hình hoạt động bán lẻ nhằm thực hiện chiến lược gia tăng thị phần về bán lẻ nên Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam đã có những chính sách để nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh hoạt động bán lẻ. Nợ xấu trong giai đoạn 2010 – 2014 được duy trì ở mức khá thấp và chỉ quanh mức 0,3%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của Vietinbank Long An khá an toàn.

Hoạt động thanh toán XNK: dịch vụ thanh toán XNK của Vietinbank Long

An trong thời gian qua mang lại hiệu quả khá tốt và có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, doanh số tăng từ 66,1 triệu USD trong năm 2010 lên thành 178,1 triệu USD trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân là 30%. Nhìn chung qua các năm tăng trưởng xuất XNK của Chi nhánh là rất tốt và ln đạt kế hoạch Hội sở chính giao, tuy nhiên so với tiềm năng của tỉnh thì con số đạt được còn khiêm tốn.Thị phần thanh toán XNK mặc dù có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn khá thấp, riêng trong năm 2014 chỉ đạt 3,6%. Khó khăn của Vietinbank Long An là sự cạnh tranh khá gây gắt từ Agribank và Vietcombank – đây là các ngân hàng gia nhập vào thị trường Long An khá lâu và có thế mạnh về thanh tốn XNK..

Thu ngồi lãi: tốc độ tăng trưởng thu ngoài lãi của Vietinbank Long An

trong các năm qua đạt bình quân 38%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu là 25%/năm.. Tỷ trọng thu ngoài lãi/tổng doanh thu năm 2014 là

8,1%. Mặc dù có sự tăng trưởng tuy nhiên hoạt động thu ngồi lãi cịn có nhiều hạn chế và chưa xứng với tiềm năng của Vietinbank Long An.

Lợi nhuận trƣớc thuế: tốc độ tăng trưởng bình quân của lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2010 – 2014 là 8%, lợi nhuận qua các năm có sự tăng trưởng và ổn định.

2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietinbank Long An

2.3.1. Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Vietinbank Long An

2.3.1.1. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh ngành ngân hàng

Dựa trên quan điểm của Micheal Porter và các lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả tiến hành thảo luận với chuyên gia là lãnh đạo và các trưởng, phó phịng của Vietinbank Long An để tìm ra 7 tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, bao gồm: sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, năng lực tài chính, năng lực cơng nghệ, năng lực quản trị điều hành, và uy tín, thương hiệu.

Các tiêu chí năng lực cạnh tranh nói trên được đánh giá chi tiết thơng qua 2 bảng câu hỏi với 30 biến quan sát nhằm khảo sát ý kiến của khách hàng (phụ lục 2) và ý kiến của chuyên gia (phụ lục 3). Đối tượng khảo sát được đề nghị cho điểm từng tiêu chí theo thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1 (rất yếu), 2 (yếu), 3 (trung bình), 4 (khá mạnh), 5 (mạnh).

Tác giả thực hiện khảo sát 150 khách hàng là các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An, với các nhóm câu hỏi liên quan đến 5 tiêu chí: sản phẩm dịch vụ, mạng lưới hoạt động, con người, cơng nghệ và uy tín, thương hiệu. Các đối tượng khảo sát này là những khách hàng đã có giao dịch với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các khách hàng của Vietinbank Long An và các đới thủ trong bài nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành khảo sát 20 chuyên gia là Phó Giám đốc và các Trưởng, Phó phịng của Vietinbank Long An với các nhóm câu hỏi liên quan đến các tiêu chí: năng lực tài

chính, năng lực quản trị điều hành và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (bên trong, bên ngoài) đến năng lực cạnh tranh của NHTM cũng như khả năng đáp ứng (tận dụng, thích nghi) của Vietinbank Long An đối với tác động từ các nhân tố bên ngoài.

Kết quả, tác giả thu về được 138 phiếu khảo sát ý kiến khách hàng và 20 phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia, từ đó tiến hành tổng hợp ý kiến khảo sát để đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietinbank Long An và các đối thủ.

2.3.1.2. Lựa chọn đối thủ cạnh tranh

Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 35 NHTM cùng hoạt động và cạnh tranh gay gắt với nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh như: số dư huy động vốn, dư nợ tín dụng, doanh số thanh tốn XNK, lợi nhuận,… thì đối thủ cạnh tranh chính của Vietinbank Long An chủ yếu là các NHTMNN và một vài NHTMCP có hoạt động kinh doanh mạnh và khả năng cạnh tranh cao trên địa bàn tỉnh Long An. Dựa vào đó, tác giả chọn ra được 4 đối thủ cạnh tranh chính của Vietinbank Long An, bao gồm 3 NHTMNN là: Agribank Long An, Vietcombank Long An, BIDV Long An và 1 NHTMCP là Sacombank Long An. Các NHTM này được đánh giá là đối thủ chính của Vietinbank Long An còn do các nguyên nhân sau:

- Các ngân hàng này có sản phẩm dịch vụ và đối tượng khách hàng tương tự với Vietinbank Long An.

- Các ngân hàng này có quy mơ và hình thức hoạt động tương tự với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh long an đến năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)