CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.5. Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi tác động đến hiệu quả kinh doanh
1.5.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2014), tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,15%, trong đó cơng nghiệp chế
biến, chế tạo tăng là 8,45%, ngành khai khống tăng 2,40%, ngành xây dựng đã có dấu hiệu phục hồi với mức tăng 7,07%, tăng cao so với mức 5,87% của năm 2013, chủ yếu do đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với giá trị sản xuất xây dựng khu vực này tăng mạnh ở mức 58%.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ tiếp tục được thực hiện thành cơng, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng. CPI năm 2014 tăng thấp so với năm trước: CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%.
Tính chung cả năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng 9,1%.
Như vậy, tình hình kinh tế nước ta năm 2014 phát triển với những tín hiệu tích cực: kinh tế vĩ mơ tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm sốt tốt, sản xuất cơng nghiệp tiếp tục phục hồi, cán cân thương mại được cải thiện, trong đó xuất siêu đạt mức cao. Như vậy, có thể thấy rằng, trong tương lai sẽ có nhiều cơ hội, thuận lợi để GAET phát triển kinh doanh. Tuy nhiên trong những năm tới công ty vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do tình hình thế giới cịn nhiều biến động khó lường, ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời tác động đến xuất khẩu và lạm phát trong nước buộc công ty đứng trước thách thức của cơ chế thị trường và sức ép hội nhập quốc tế.
Mơi trường chính trị pháp luật
Năm 2008 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), hệ thống pháp luật Việt Nam đang được hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với các quy định của các tổ chức kinh tế thế giới
tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam trong việc hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài, thâm nhập vào thị trường thế giới mà không lo bị bỡ ngỡ đối với các quy định, luật pháp quốc tế.
Chính sách đổi mới mở cửa cùng với điều kiện chính trị ổn định và hệ thống pháp luật tốt, Việt nam được biết đến như là một trong những nước có độ an tồn cao để đầu tư tài chính, phát triển thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ. Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngồi.
Mơi trường công nghệ
Theo quyết định số 2457/QĐ-TTg ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ thì mục tiêu của Nhà nước là đến năm 2015, ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 30% tổng giá trị công nghiệp và tăng lên 40% năm 2020. Cơng nghệ đóng vai trị quan trọng cho ngành xây dựng cũng như trong ngành vật liệu nổ công nghiệp, việc tiếp nhận và ứng dụng nhiều kỹ thuật, cơng nghệ mới vào cơng trình mang lại hiệu quả cao.
Công nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp trên thế giới đã thay đổi rất mạnh kể từ khi thuốc nổ ANFO được phát minh trong năm 1953. Sang thế kỷ 21, công nghiệp vật liệu nổ công nghiệp tiếp tục có những tiến bộ vượt trội về công nghệ, đặc biệt trong sản xuất phụ kiện nổ và dịch vụ nổ mìn, nhờ ứng dụng các cơng nghệ cao như nano (điều chế thuốc nổ), thông tin, điều khiển học. Quy trình Thử- Sai trong thí nghiệm và sản xuất phần lớn đã được thay bằng các mơ hình/chương trình mơ phỏng trên máy tính, thậm chí cho từng bãi nổ.
Nhìn chung, trình độ cơng nghệ và thế hệ thiết bị các dây chuyền sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (và tiền chất, nguyên liệu thuốc nổ) hiện nay của nước ta là tương đương với khu vực. Xuất xứ công nghệ và thiết bị của các dây chuyền hầu hết là của các nước G7 và các nước mới nổi (BRICS).