Ứng dụng KPI, BSC trong phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (Trang 28)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

1.4. Ứng dụng KPI, BSC trong phân tích hiệu quả kinh doanh

1.4.1. Mục tiêu và thước đo cho phương diện tài chính

Tuỳ thuộc vào chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp có những mục tiêu tài chính linh hoạt trong từng giai đoạn. Đối với doanh nghiệp tồn tại vì mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu tài chính là trọng tâm cho các mục tiêu và thước đo trong các khía cạnh khác của BSC. Phương diện tài chính thường tập trung vào:

- Tăng trưởng doanh thu

- Giảm chi phí và cải thiện năng suất - Sử dụng tài sản và chiến lược đầu tư

Hình 1.2: Các chiến lược trong phương diện tài chính

Thước đo phù hợp với mục tiêu là cơ sở để đánh giá liệu doanh nghiệp có đạt được mục tiêu tài chính và doanh nghiệp có bị chệch hướng hay khơng. Đây cũng chính là vấn đề kiểm sốt tài chính. Những thước đo kết quả hoạt động tài chính là những thước đo kết quả, phản ánh lợi ích mà cổ đông sẽ nhận được từ doanh nghiệp, được thúc đẩy từ những thước đo của phương diện khách hàng và phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ.

Nhằm thực thi các chiến lược tài chính, một số chỉ tiêu chính trong lĩnh vực này được được tập hợp và minh họa trong bảng 1.1.

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu đo lường chủ yếu trong phương diện tài chính Chủ đề chiến lược Chủ đề chiến lược

Tăng trưởng doanh thu và tập hợp sản

phẩm

Giảm chi phí và cải thiện năng suất

Sử dụng tài sản và chiến lược đầu tư

Chiến lược c ủa đơn vị kinh d oanh - SBU - Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán hàng theo phân khúc. - Doanh thu/Nhân viên - Tỷ lệ % lợi nhuận so với đầu tư; (ROA, ROE, ROI, ROCE ...) - Tỷ lệ % doanh thu có

được từ sản phẩm, dịch vụ của khách hàng mới

- Tỷ lệ phế phẩm theo doanh thu

- Tỷ lệ % chi phí R&D so với doanh số bán hàng

- Thị phần khách hàng

mục tiêu - Tỷ lệ giảm chi phí

- Thời gian thu hồi vốn (chu trình tiền mặt)

- Tỷ lệ doanh thu từ các ứng dụng mới

- Tỷ lệ chi phí gián tiếp so với doanh thu

- Số lượng vật liệu đầu vào

- Khả năng sinh lợi của khách hàng và dịng sản phẩm

- Chi phí đơn vị trên từng sản phẩm đầu ra

(Nguồn: Robert S. Kaplan and David P. Norton, 1996)

lược riêng lẻ và tùy vào đặc điểm từng cơng ty có thể áp dụng vừa đủ các chỉ tiêu đo lường trên.

Dựa trên cơ sở tham khảo KPIs phương diện tài chính của các doanh nghiệp (Phụ lục 4) và các mục tiêu tài chính của cơng ty năm 2016 (Phụ lục 3), tác giả đề xuất một số thước đo để xin ý kiến chuyên gia về việc đánh giá hoạt động kinh doanh của GAET như sau:

PHƯƠNG DIỆN TÀI CHÍNH

MỤC TIÊU THƯỚC ĐO

Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu Thị phần

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Cắt giảm chi phí Tỷ lệ chi phí trên doanh thu

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp doanh thu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng khơng thì tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là không xác định. (thường chỉ xảy ra nếu kỳ báo cáo là quý, hoặc trong năm hoạt động đầu tiên của doanh nghiệp) (Ngô Kim Phượng, 2003).

Cơng thức tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu như sau:

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu =Doanh thu năm sau − Doanh thu năm trước Doanh thu năm trước

Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị

trường hoặc lĩnh vực mới. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao không nhất thiết đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao.

Thị phần

Thị phần phản ảnh tỷ lệ kinh doanh của doanh nghiệp trong một thị trường nào đó, có thể tính bằng số khách hàng, số tiền hoặc số lượng bán ra. Với bộ phận khách hàng mục tiêu, thước đo này thể hiện khả năng thâm nhập thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường hiệu quả hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau khi đã trừ thuế. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty (Ngô Kim Phượng, 2003).

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận hoạt động rịng Tổng tài sản bình qn

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào công ty đem lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp (Ngô Kim Phượng, 2003).

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROE) = Tổng lợi nhuận sau thuế(NI) Vốn chủ sở hữu bình quân

Mức độ biến động của ROE phụ thuộc vào hai tác động chính: - Tác động trực tiếp của thay đổi ROA

- Tác động của nợ, trong đó tác động của nợ lại phụ thuộc vào mức độ sử dụng nợ và hiệu quả sử dụng nợ.

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

Tỷ lệ hồn vốn đầu tư là chỉ tiêu cho biết có bao nhiêu lợi nhuận đã được tạo ra so với giá trị nguồn lực đầu tư. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện vốn đầu tư càng hiệu quả (Ngơ Kim Phượng, 2003).

Tỷ lệ hồn vốn đầu tư (ROI)=Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng vốn bình qn

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu:

Chỉ số này cho ta thấy để tạo ra một đồng doanh thu công ty đã bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. (Ngơ Kim Phượng, 2003).

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu = Tổng chi phí / Doanh thu thuần

Công ty cố gắng duy trì tỷ lệ này ở mức hợp lý hoặc giảm thơng qua các chương trình cải tiến và tiết kiệm nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh. Mục tiêu cắt giảm chi phí ln được các cơng ty quan tâm.

1.4.2. Mục tiêu và thước đo cho phương diện khách hàng

Phương diện khách hàng đối với các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là yếu tố cơ bản để tổ chức đạt được mục tiêu tài chính. Nếu khách hàng khơng hài lịng, họ sẽ tìm những nhà cung cấp khác có khả năng đáp ứng nhu cầu. Các mục tiêu trong viễn cảnh khách hàng tập trung vào đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên phân khúc thị trường mục tiêu và đo lường giá trị cung cấp cho khách hàng. Đây là các yếu tố quan trọng đóng góp vào kết quả tài chính vượt trội của một doanh nghiệp. Những thành cơng trong khía cạnh Khách hàng sẽ dẫn đến sự thay đổi về mặt doanh thu và lợi nhuận trong các mục tiêu của khía cạnh Tài chính (Niven, 2008).

Khi lựa chọn những chỉ số đo lường cho phương diện khách hàng của mô hình BSC, các tổ chức cần phải trả lời các câu hỏi chủ yếu:

 Khách hàng mục tiêu của chúng ta là ai?

 Phương châm hoạt động của chúng ta là gì?

Phương diện khách hàng thường gồm nhiều thước đo để đo lường kết quả như: sự hài lòng của khách hàng, sự trung thành của khách hàng, sự tăng trưởng khách hàng, khả năng sinh lợi từ khách hàng, thị phần….

Dựa trên cơ sở tham khảo KPIs phương diện khách hàng của các doanh nghiệp (Phụ lục 5) và các mục tiêu khách hàng của công ty năm 2016 (Phụ lục 3), tác giả đề xuất một số thước đo để xin ý kiến chuyên gia về việc đánh giá hoạt động kinh doanh của GAET như sau:

PHƯƠNG DIỆN KHÁCH HÀNG

MỤC TIÊU THƯỚC ĐO

Gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng

Tỷ lệ trả hàng của khách hàng Tỷ lệ giao hàng đúng hạn

Mức độ hài lịng trung bình của khách hàng Thu hút khách hàng

mới

Số lượng khách hàng mới

Tỷ lệ % doanh thu của khách hàng mới trên tổng doanh thu

Nâng cao uy tín của doanh nghiệp

Số lượng than phiền của khách hàng

Tỷ lệ lần khắc phục sự cố, giải quyết khiếu nại vượt quá chỉ tiêu quy định

Số lần xuất hiện trên phương tiện truyền thông đại chúng

Tỷ lệ trả hàng của khách hàng

Tỷ lệ trả hàng của khách hàng phản ánh mức độ hàng hóa khơng đạt chất lượng nhưng lại chuyển tới tay của khách hàng và làm khách hàng khơng hài lịng và không tin tưởng vào chất lượng ổn định của cơng ty. Do đó, Cơng ty nên duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Tỷ lệ trả hàng của khách hàng được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ trả hàng của khách hàng = Số lượng hàng bị trả lại Tổng số lượng hàng bán trong kỳ

Tỷ lệ giao hàng đúng hẹn

Phản ánh sự đúng hẹn của của công ty trong việc giao hàng cho khách hàng. Ngày nay, khi khuynh hướng sản xuất linh hoạt, rút ngắn thời gian tồn trữ nhằm cắt giảm chi phí liên quan đến hàng tồn kho. Chính vì vậy, tỷ lệ hàng giao đúng hạn cực kỳ quan trọng và được xác định thông qua số hàng được giao đúng hạn trên tổng số chuyến hàng giao trong kỳ (Nguyễn Thành Hiếu, 2015)

Tỷ lệ giao hàng đúng hẹn = Số chuyến hàng được giao đúng hạn Tổng số lượng chuyến hàng giao

1.4.3. Mục tiêu và thước đo cho phương diện quy trình nội bộ

Phương diện này hình thành để trả lời cho câu hỏi: “Những quy trình hoạt động nào chúng ta phải vượt trội để đáp ứng các nhu cầu khách hàng trong điều kiện giới hạn về ngân sách?” (Niven, 2008, trang 35). Các quy trình nội bộ được xem là hoạt động hiệu quả và vượt trội nếu nó giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng, thỏa mãn những mong đợi của cổ đơng về lợi nhuận tài chính.

Trong doanh nghiệp, qui trình hoạt động nội bộ gồm ba chu trình:

Chu trình cải tiến: Trong quy trình cải tiến doanh nghiệp nghiên cứu

các nhu cầu mới của khách hàng và sau đó tạo ra các sản phẩm - dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó. Mục tiêu trong chu trình cải tiến là cung cấp các thơng tin đáng tin cậy về qui mơ thị trường, sở thích khách hàng, nghiên cứu phát triển được sản phẩm dịch vụ mới, phát triển cơng nghệ sản xuất.

Chu trình hoạt động: Quy trình này là nơi mà các sản phẩm - dịch vụ

hiện có được sản xuất và giao cho khách hàng. Quy trình hoạt động bắt đầu bằng việc nhận được đơn đặt hàng và kết thúc khi hàng hóa dịch vụ được chuyển giao cho khách hàng. Mục tiêu của chu trình này là rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng của khách hàng đến lúc nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí hoạt động.

Chu trình hậu mãi: bao gồm các hoạt động như bảo hành, sửa chữa,

thời gian giải quyết các vấn đề, giảm thiểu chi phí cho q trình hậu mãi.

Các thước đo chủ yếu trong phương diện này bao gồm: Tỷ lệ trả hàng cho nhà cung cấp; Tỷ lệ chi phí cho hoạt động mua hàng trên tổng giá mua; Số ngày hàng tồn kho; Số ngày phải thu, Năng suất nhân viên…

Dựa trên cơ sở tham khảo KPIs phương diện quy trình nội bộ của các doanh nghiệp (Phụ lục 6) và các mục tiêu quy trình nội bộ của cơng ty năm 2016 (Phụ lục 3), tác giả đề xuất một số thước đo để xin ý kiến chuyên gia về việc đánh giá hoạt động kinh doanh của GAET như sau:

PHƯƠNG DIỆN QUY TRÌNH NỘI BỘ

MỤC TIÊU THƯỚC ĐO

Nâng cao chất lượng nhà cung cấp. Tỷ lệ trả hàng cho nhà cung cấp Nâng cao hiệu quả quản trị tồn kho,

quản trị nợ.

Số ngày hàng tồn kho Số ngày phải thu

Tỷ lệ trả hàng cho nhà cung cấp

Được xác định thông qua số lượng hàng trả lại nhà cung cấp trong kỳ, và xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ trả hàng cho nhà cung cấp =Số lượng hàng trả cho nhà cung cấp Tổng số lượng hàng nhận

Số ngày hàng tồn kho

Số ngày tồn kho là một chỉ số để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên phương diện quản lý hàng tồn kho (Ngô Kim Phượng, 2003). Số ngày tồn kho lớn là một dấu hiệu của việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho gây lãng phí và nguy cơ tiềm ẩn cao vì sự thay đổi hoặc sụt giảm về mặt chất lượng và công nghệ.

Số ngày tồn kho = 365:Gía vốn hàng bán (GVHB) Hàng tồn kho bình quân

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình (Ngơ Kim Phượng, 2003). Dựa vào kỳ thu tiền bình qn, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình qn khơng được dài hơn (1 + 1/3) kỳ hạn thanh tốn. Cịn nếu phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn được hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình qn khơng được dài hơn (1 + 1/3) số ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu

Kỳ thu tiền bình quân = 365: Doanh thu bán hàng Phải thu khách hàng bình quân

1.4.4. Mục tiêu và thước đo cho phương diện học hỏi và phát triển

Các mục tiêu trong khía cạnh này cung cấp nền tảng để đạt được 3 khía cạnh Tài chính, Khách hàng và Hoạt động nội bộ. Phương diện học hỏi và phát triển gồm ba nguồn chính: năng lực nhân viên, năng lực của hệ thống thông tin và môi trường làm việc. Doanh nghiệp phải nhận diện được các mục tiêu cho con người, cho hệ thống và sự liên kết của người lao động trong công ty để phát triển và tiến bộ về lâu dài. Tương tự yếu tố khách hàng, yếu tố về nhân viên cũng đưa ra những chỉ tiêu đánh giá như sự thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, việc giữ chân các nhân viên giỏi, chế độ khen thưởng… tạo điều kiện cạnh tranh trong môi trường làm việc. Hệ thống thơng tin u cầu tính chính xác, kịp thời, cung cấp thông tin để ra quyết định. Hệ thống công nghệ thơng tin có thể đo lường bằng mức độ sẵn có của các thơng tin chính xác về khách hàng và quy trình nội bộ dành cho nhân viên.

Trong một tổ chức nếu có đội ngũ nhân viên năng động, có kiến thức, kỹ năng làm việc và giao tiếp tốt cùng hợp tác với nhau trong việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp với sự trợ giúp của hệ thống thông tin và được tin tưởng trao quyền sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng vững mạnh.

Dựa trên cơ sở tham khảo KPIs phương diện học hỏi và phát triển của các doanh nghiệp (Phụ lục 7 ) và các mục tiêu học hỏi và phát triển của công ty năm 2016 (Phụ lục 3), tác giả đề xuất một số thước đo để xin ý kiến chuyên gia về việc đánh giá hoạt động kinh doanh của GAET như sau:

PHƯƠNG DIỆN HỌC HỎI PHÁT TRIỂN

MỤC TIÊU THƯỚC ĐO

Nâng cao chất lượng CBCNV và cán bộ quản lý

Tỷ lệ nhân viên được đào tạo so với kế hoạch Tỷ lệ cán bộ quản lý được đào tạo so với kế hoạch Tỷ lệ cán bộ quản lý đạt chuẩn năng lực

Nâng cao sự hài lòng của nhân

viên Mức độ hài lịng trung bình của nhân viên Giữ chân nhân viên, đặc biệt là

người tài, người giỏi.

Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên chủ chốt Nâng cao ý thức của nhân viên

về văn hóa cơng ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)