Định hướng phát triển chung của Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (Trang 72)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

3.1. Định hướng phát triển chung của Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công

3.1. Định hướng phát triển chung của Tổng công ty kinh tế kỹ thuật cơng nghiệp quốc phịng nghiệp quốc phịng

 Tiếp tục duy trì và củng cố các thị trường kinh doanh, tăng cường các biện pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Không ngừng nâng cao vị trí, vị thế của công ty trước khách hàng chiến lược hiện tại và khách hàng trong tương lai bằng chính sự phát triển nguồn lực của cơng ty, đảm bảo rằng: Công ty là địa chỉ đáng tin cậy và có lợi cho các khách hàng.

 Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng việc đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các dịch vụ đi kèm.

 Khảo sát và mở rộng thị trường, duy trì khách hàng hiện tại, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Tập trung khai thác thêm nhiều thị trường mới.

 Vận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi của doanh nghiệp, cố gắng khắc phục khó khăn để ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn.

 Nâng cao năng lực quản lý, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả cho cán bộ các cấp, đào tạo đội ngũ cơng nhân lành nghề có khả năng thực hiện và quản lý các đơn hàng, dự án có yêu cầu ngày càng cao.

 Quan tâm đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các bộ công nhân viên trong cơng ty, xây dựng khối đồn kết thống nhất trong công ty bằng việc thực hiện tốt: “Dân chủ hóa cơ sở và xây dựng mơi trường văn hóa kinh doanh lành mạnh”.

3.2. Mục tiêu phát triển chung của Tổng công ty kinh tế kỹ thuật cơng nghiệp quốc phịng

Về kinh doanh xuất nhập khẩu: tiếp tục thực hiện đúng tiến độ các hợp đồng,

khác, tích cực tiếp cận, tăng thị phần thực hiện các dự án, chương trình đầu tư phát triển của các quân binh chủng, tổng cục để khẳng định năng lực hoạt động của công ty trong các lĩnh vực đặc biệt là thương mại quân sự. Ngồi ra, tham gia tích cực thực hiện chức năng cung ứng các loại vật tư cho sản xuất Quốc phòng và nền kinh tế quốc dân.

Về kinh doanh nội địa: thực hiện tốt chiến lược kinh doanh vật liệu nổ công

nghiệp phù hợp với tình hình mới, tăng cường tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng mở rộng thị trường, thị phần; Tăng cường năng lực vận tải, đảm bảo an tồn khi vận chuyển vật liệu nổ cơng nghiệp; Tăng cường quản lý, chấn chỉnh tổ chức lực lượng, đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp; Tăng cường thẩm định khả năng thanh tốn của đối tác, hạn chế tối đa cơng nợ quá hạn; Thực hiện nghiêm chế độ, quy định quản lý kho chứa vật liệu nổ công nghiệp. Bổ sung, hoàn thiện kế hoạch phịng cháy chữa cháy, đảm bảo an tồn tuyệt đối về mọi mặt.

 Quan tâm đầu tư phát triển kinh doanh vật tư hàng hóa, cung cấp dịch vụ, liên kết kinh tế và các hoạt động khác.

Hoạt động sản xuất công nghiệp: tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm,

tăng sức cạnh tranh, không ngừng tiếp cận, giới thiệu sản phẩm với bạn hàng để mở rộng thị trường, thị phần tiêu thụ. Tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.

Hoạt động kinh doanh vận tải: Chú trọng phục vụ nhiệm vụ vận tải

kinh doanh vật liệu nổ cơng nghiệp, đồng thời, tích cực, chủ động tìm kiếm khách hàng. Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo lưu thơng an tồn, nâng cao hệ số sử dụng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3.3. Tổng hợp các mục tiêu công ty hướng tới theo bốn phương diện của BSC

Phương diện Mục tiêu

Tài chính Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

Tiết kiệm chi phí

Khách hàng

Gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng Thu hút khách hàng mới

Nâng cao uy tín của doanh nghiệp

Quy trình nội bộ

Nâng cao chất lượng nhà cung cấp

Nâng cao hiệu quả quản trị tồn kho, quản trị nợ.

Học hỏi và phát triển

Nâng cao chất lượng CBCNV và cán bộ quản lý Nâng cao sự hài lòng của nhân viên

Giữ chân nhân viên, đặc biệt là người tài, người giỏi. Nâng cao ý thức của nhân viên về văn hóa cơng ty

3.4. Xác định các thước đo, chỉ tiêu và phương hướng thực hiện

Dựa vào kinh nghiệm xây dựng BSC của các doanh nghiệp quốc phòng đã nêu ở Chương I, tác giả đã đúc kết và đề xuất KPI cho từng phương diện. Đồng thời, tác giả cũng kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên gia (Bảng khảo sát ở Phụ lục 11 và Phụ lục 12) để chọn và tìm ra các thước đo và chỉ tiêu phù hợp nhất (Phụ lục 13) có thể đem vào đo lường kết quả hồn thành từng mục tiêu mà công ty đang hướng tới. Sau đây là tổng hợp các KPI tác giả, Ban chuyên gia và Tổng giám đốc đã nhất trí sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của công ty trong năm 2016.

3.4.1. Phương diện tài chính

 Với mục tiêu “Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận” tác giả và nhóm chuyên gia thống nhất với 4 thước đo “Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu”, ROI, ROA, ROE.

Sau khi thảo luận với các chuyên gia, Tổng giám đốc quyết định thước đo “Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu” phải đạt 15%, ROI đạt 10%, ROA đạt 6% và ROE đạt 15% vào năm 2016.

Để đạt được các chỉ tiêu trong mục tiêu này công ty cần::

- Thu hút các khách hàng mới và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy cơng ty cần có nhiều biện pháp củng cố nâng cao hơn nữa uy tín của cơng ty như:

+ Đảm bảo hàng hóa phải đúng quy cách, mẫu mã, chất lượng. + Giao hàng đúng số lượng, đúng thời hạn.

+ Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp và hiệu quả.

+ Xây dựng mạng lưới phân phối nhanh chóng và chính xác đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

+ Bên cạnh đó cơng ty phải nâng cao chất lượng công tác phát triển thị trường. Việc nghiên cứu thị trường trong nước giúp công ty phát hiện thêm được các khách hàng mới của mình để nâng cao khả năng tiêu thụ của công ty.

+ Nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc mua bán, ký kết hợp đồng. Khách hàng có thể tìm kiếm thơng tin, thỏa thuận và ký hợp đồng với công ty qua mạng internet, thực hiện được điều này công ty giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí.

- Công ty chiết khấu giá đối với khách hàng truyền thống và những khách hàng có đơn đặt hàng với số lượng nhiều trong tháng, trong quý hoặc trong năm. Tiếp tục duy trì, cũng cố và gia tăng lợi nhuận từ khách hàng cũ thông qua các giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng và nâng cao hiệu quả sản xuất nội bộ thơng qua hồn thiện phương diện khách hàng, duy trì mối quan hệ liên lạc thường xuyên (trong sự cho phép) với khách hàng.

 Với mục tiêu “Tiết kiệm chi phí” tác giả và nhóm chun gia thống nhất đề xuất thước đo “Tỷ lệ chi phí trên doanh thu” và Tổng giám đốc đồng ý sử dụng thước đo này với tỷ 80% vào năm 2016. Để đạt được mục tiêu này, cơng ty cần phải:

a. Giảm gía vốn hàng bán

Muốn đảm bảo sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng có chất lượng cao nhưng giá vốn lại thấp địi hỏi cơng ty phải tích cực tìm kiếm đối tác tin cậy đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh đó cơng ty cần phải áp dụng các biện pháp sau:

- Đảm bảo vận chuyển hàng hóa an tồn. - Chi phí vận tải giảm.

- Rút ngắn thời gian vận chuyển. - Giảm chi phí bảo hiểm nếu cần thiết.

b. Tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Do q trình giao nhận gắn liền với vận tải nên việc biến động giá xăng dầu đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của cơng ty. Do đó cơng ty cần giảm tối đa chi phí bán hàng, cắt giảm các khoản chi phí trong việc cung cấp và bán hàng, cụ thể:

- Tính tốn và lập định mức chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Triển khai thực hiện, kiểm tra và có biện pháp điều chỉnh kịp thời các khoản chi phí vượt định mức.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm cuả nhân viên, tiết kiệm tối đa các loại chi phí.

- Xây dựng phương pháp làm việc khoa học để nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.

3.4.2. Phương diện khách hàng

 Với mục tiêu “Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng” tác giả đề xuất 3

thước đo là: “Mức độ hài lịng trung bình của khách hàng”, “Tỷ lệ trả hàng của khách hàng” và “Tỷ lệ giao hàng đúng hạn”.

 Thước đo “Mức độ hài lịng trung bình của khách hàng” được thực hiện bằng cách khảo sát sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty.

 Thước đo “Tỷ lệ trả hàng của khách hàng” thì hàng tháng cơng ty có tổng hợp số lượng cũng như nguyên nhân hàng bán bị trả lại, tuy nhiên vẫn chỉ dừng lại ở việc theo dõi hàng xuất bán chứ chưa tính tốn chỉ tiêu này cụ thể. Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia tác giả đề xuất chỉ tiêu cho thước đo này là 1%.

Sau khi tham vấn ý kiến chuyên gia Tổng giám đốc quyết định sử dụng 2 thước đo là Mức độ hài lịng trung bình của khách hàng phải đạt 4 và tỷ lệ trả hàng của khách hàng là 1% trong năm 2016.

Để đạt được mục tiêu “Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng” công ty cần phải thực hiện ngay các hành động cụ thể sau:

 Bộ phận kinh doanh phải thường xuyên liên lạc với khách hàng, làm tốt vai trò cầu nối giữa khách hàng và các bộ phận trong công ty. Nhân viên kinh doanh chủ động tiếp xúc với các phịng ban có liên quan khi có sự thay đổi về thiết kế, chi tiết, hay các yêu cầu mới từ khách hàng.

 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng. Dựa trên cơ sở ứng dụng tin học nhằm thu thập và xử lý thông tin về khách hàng với các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ khách hàng, doanh thu, sản lượng, tình trạng thanh tốn, tình trạng khiếu nại để từ đó nắm bắt rõ hơn nhu cầu khách hàng và có biện pháp chăm sóc khách hàng.

 Cơng ty nên tiến hành phân loại khách hàng thành những nhóm khác nhau theo tiêu chí như: thời gian hợp tác làm ăn của khách hàng với công ty, số lượng hàng hóa trao đổi, khả năng sinh lời, sự gắn bó của khách hàng với cơng ty… Từ đó, cơng ty sẽ có những cách phục vụ khác nhau đối với mỗi nhóm, các khách hàng tốt hơn sẽ được cung cấp nhiều lợi ích hơn.

 Tổ chức lấy ý kiến khách hàng thông qua Bảng khảo sát về mức độ hài lòng khách hàng về sản phẩm của công ty, biết được những mặt nào cần phát huy, những mặt nào cần hạn chế. Bảng khảo sát phải hội tụ đủ các đủ các nội dung phản ứng của khách hàng về giá cả, cung cách bán hàng, thái độ của nhân viên và các dịch vụ

chăm sóc khách hàng. Công ty nên thường xuyên triển khai khảo sát lấy ý kiến khách hàng để có những chính sách phù hợp.

 Với mục tiêu : “Thu hút khách hàng mới” tác giả đề xuất 2 thước đo là là : “Số lượng khách hàng mới” và “Tỷ lệ % doanh thu của khách hàng mới trên tổng doanh thu”

 Thước đo “Số lượng khách hàng mới” nhằm xác định khả năng thu hút khách hàng mới của công ty. Theo báo cáo tổng kết hàng năm của phịng kinh doanh thì hàng năm cơng ty đều có tăng lượng khách hàng mới. Do vậy, tác giả đề xuất thước đo này.

 Thước đo “Tỷ lệ % doanh thu của khách hàng mới trên tổng doanh thu” nhằm xác định mức đóng góp vào doanh thu của khách hàng mới. Hiện nay ngồi phịng kinh doanh thì phịng Tài chính cũng theo dõi chi tiết khách hàng .

Với mục tiêu này các chuyên gia và Tổng giám đốc thống nhất với 2 thước đo là : “Số lượng khách hàng mới” tăng 5% và “Tỷ lệ % doanh thu của khách hàng mới trên tổng doanh thu” đạt 15% vào năm 2016.

Để đạt được mục tiêu này cơng ty cần:

- Đa dạng các hình thức quảng bá sản phẩm trên báo, tạp chí , truyền hình, internet…

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề để giới thiệu hình ảnh và thương hiệu của công ty.

- Nghiên cứu phương thức đặt hàng trực tuyến trên trang web của công ty.

 Tác giả đề xuất 2 thang đo là “ Số lượng than phiền của khách hàng” và“ Số lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng” cho mục tiêu “ Nâng cao uy tín của doanh nghiệp” . Với mục tiêu này Tổng giám đốc đã quyết định chỉ

sử dụng thang đo “Số lượng than phiền của khách hàng” với chỉ tiêu khơng có than phiền nào từ khách hàng trong năm 2016. Muốn vậy công ty cần:

 Ban hành các quy định về giải quyết khiếu nại khách hàng. Linh hoạt trong việc đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại. Nếu khách hàng khơng thích các giải pháp đã nêu, nên linh hoạt và đưa ra các giài pháp khác có thể đưa ra những kế quả tương tự. Sau đó, nên áp dụng các giải pháp nào hợp lý nhất cho số đông khách hàng. Đồng thời phải chọn người thích hợp để giải quyết than phiền của khách hàng. Những than phiền của khách hàng cần phải được đem ra bàn bạc trao đổi với nhân viên có trách nhiệm của cơng ty và giao phó cho họ giải quyết triệt để những than phiền đó, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm gây tồn đọng khiếu nại cũng như tình trạng thực hiện cơng việc chồng chéo lên nhau.

 Nâng cao nhận thức của mỗi nhân viên về tầm quan trọng của khách hàng, khơng ngừng tun truyền, giáo dục về vai trị của khách hàng bằng cách ban hành các quy định, chỉ thị về nâng cao hoạt động chăm sóc khách hàng; tổ chức chương trình thi đua về việc phục vụ khách hàng; áp dụng những hình thức kỷ luật đối với những trường hợp cá nhân làm mất lòng khách hàng, gây ra khiếu kiện ảnh hưởng đến uy tín hình ảnh đơn vị.

 Hàng năm, tổ chức chương trình hội nghị khách hàng nhằm thơng báo đến khách hàng những thành quả hoạt động kinh doanh của cơng ty, đó là nhờ sự hợp tác chí tình của khách hàng với cơng ty. Tổ chức những buổi tiệc thân mật giữa ban lãnh đạo cơng ty và khách hàng, qua đó nhằm tìm hiểu những nhu cầu hiện tại và cũng có thể để nghe lời than phiền từ khách hàng. Đây là dịp rất tốt để hai bên có thể trao đổi với nhau một cách thoải mái về nhu cầu cũng như ý kiến đóng góp và thỏa thuận về những hợp đồng mới.

3.4.3. Phương diện quy trình nội bộ

 Để biết được mục tiêu “Nâng cao chất lượng nhà cung cấp” có đạt được hay khơng tác giả đề xuất thước đo “ Tỷ lệ trả hàng cho nhà cung cấp” với chỉ tiêu 1%. Hiện nay, nhà cung cấp của công ty chủ yếu là các đối tác lớn và có uy tín lâu năm. Vì vậy với mục tiêu đề ra, cơng ty sẽ cố gắng để giữ vững được tỷ lệ này. Thước đo này đã được Tổng giám đốc và các chuyên gia thông qua và để thực hiện công ty cần:

- Xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh gía và lựa chọn nhà cung cấp (Phụ lục …). - Tiến hành cho điểm nhà cung cấp. Ðiểm tối đa cho quá trình đánh giá chọn lựa là 100.

- Lựa chọn nhà cung cấp theo nguyên tắc sau: + Chọn từ điểm số cao xuống thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)