Khẩu hiệu, biểu tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại quỹ trợ vốn CEP (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

2.3. Thực trạng các cấp độ VHDN tại Qũy trợ vốn CEP

2.3.1.2. Khẩu hiệu, biểu tượng

+ Câu khẩu hiệu (Slogan) hiện nay của Qũy trợ vốn CEP là: “Điểm tựa giảm nghèo”. Với mong muốn mang tới cho những người nghèo, những người cịn khó khăn trong cuộc sống mưu sinh những khoản vốn, sự hỗ trợ, chia sẻ để kinh doanh buôn bán, sửa sang nhà cửa, mua xe, chăm lo cho con cái đi học, chăn nuôi gia súc hay trả nợ... Một điểm tựa cho họ trong những lúc khó khăn vất vả là một khẩu hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy, mang tới sự đồng cảm, sự chia sẻ rất cao cho thành viên vay vốn. Một điểm tựa để họ thoát nghèo, là điểm tựa ở phía sau, là niềm tin và hỗ trợ cho họ. Khi đọc khẩu hiệu của CEP, CBCNV cho rằng họ thấy tự hào về tổ chức của mình.

+ Biểu tượng (Logo) của Qũy trợ vốn CEP:

Hình 2.4: Logo Qũy trợ vốn CEP

(Nguồn: www.cep.org.vn)

+ Logo Qũy CEP mang nhiều ý nghĩa, hình tượng chữ CEP màu trắng bằng tiếng Anh là tên viết tắt từ tiếng anh của CEP (Capital aid fund for Employment of the Poor), trong khi đó màu trắng thể hiện cho sự minh bạch của CEP trong quá trình hoạt động của họ. Minh bạch cũng là một trong chín giá trị văn hóa cốt lõi của CEP. Màu xanh trong nền thể hiện sự hi vọng, niềm tin mà CEP muốn gửi gắm tới khách hàng, thể hiện sự chia sẻ trong văn hóa CEP. Cuối cùng, hình elip thể hiện tượng hình của trái đất, mong muốn sự lan tỏa chung tay trên khắp thế giới về một sứ mệnh giảm nghèo. Tuy nhiên, CBCNV và khách hàng đều đánh giá Logo đơn điệu và trừu tượng, rất khó để hình dung được hết các ý nghĩa trong Logo đó, bên cạnh đó, chữ CEP bằng tiếng Anh là khó hiểu với những thành viên nghèo có trình độ dân trí thấp, nó dễ bị hiểu lầm khi thành viên đọc nhầm – gây ấn tượng xấu trong quá trình tiếp cận hay làm việc. Khi nhân viên CEP dán logo nhà thành viên để tăng cường sự nhận diện thương hiệu thì đa phần thành viên đều không cảm thấy ấn tượng. Hiện nay, Ban giám đốc cũng đã đồng ý rằng cần có sự chuẩn bị cho việc thiết kế mới Logo.

Hình 2.5: Biểu đồ đánh giá của CBCNV và khách hàng về biểu tượng, khẩu hiệu.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp).

2.3.1.3. Các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa

Bên cạnh các hoạt động như kỉ niệm ngày thành lập Qũy CEP 2-11, giải hội thao 26/3, Lễ tổng kết thi đua được tổ chức định kỳ hàng năm như những đơn vị khác, tại Qũy CEP cũng có những hoạt động mặc dù khơng có văn bản quy định nào nhưng vẫn tổ chức đều đặn. Chẳng hạn như các buổi họp giao ban với các phường xã được các chi nhánh tổ chức, là dịp các chi nhánh gặp gỡ Chính quyền địa phương nhằm tăng cường sự gắn kết các hoạt động, thơng báo về các thành tích đã đạt được trong năm, những việc chưa làm được và kế hoạch hoạt động trong năm mới; các buổi tham quan du lịch nhằm chia sẻ kinh nghiệm và thêm sự gắn kết trong hoạt động của CEP và các bên đối tác; các buổi tập huấn dành cho đội ngũ cộng tác viên của CEP để cải thiện nghiệp vụ và tinh thần làm việc của đội ngũ cụm trưởng, cộng tác viên.

Các giải thể thao, văn nghệ được tổ chức nhân ngày truyền thống của Qũy CEP (02/11) là một hoạt động thu hút rất đông CBCNV tham gia trong những năm gần đây nên Qũy CEP rất chú trọng đầu tư tổ chức hoạt động này. Các ngày kỷ niệm khác như

ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn thanh niên 26/3, ngày thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, v.v… đều được tổ chức nhiều hoạt động để tạo sân chơi lành mạnh ngoài giờ làm việc cho người lao động và con em của các CBCNV.

Bảng 2.3: Đánh giá của CBCNV về các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa

Stt Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá

1 Các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan, họp mặt 3,34

2 Hội nghị, cuộc họp, nghi lễ 3,51

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Mặc dù các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan, họp mặt đã được quan tâm tổ chức nhưng theo đánh giá của CBCNV thì việc tổ chức các hoạt động chưa được chuyên nghiệp và bài bản, những hoạt động chủ yếu mang tính phong trào. Với thể thao thì quan tâm bộ mơn bóng đá và bơi lội trong khi nhiều CBCNV lại thích các bộ mơn thể thao khác như bóng chuyền, cầu lơng, đánh cờ, kéo co… Hoạt động văn nghệ thường chỉ tuyển chọn một số nhân viên để tham gia các đợt hội diễn. Ngoài ra, phần lớn các hoạt động sinh hoạt văn hóa thường tổ chức tập trung tại văn phịng chính hoặc đi thuê phòng họp, dẫn tới sự hạn chế tham gia của những nhân viên, chi nhánh ở xa như Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai....

2.3.1.4. Đồng phục

+ Đồng phục CEP: do tính chất cơng việc của đơng đảo nhân viên CEP làm việc dưới địa bàn cơ sở, tiếp xúc trực tiếp với thành viên nghèo ở cơ sở và thường xuyên giữ tiền trong người sau khi đi thu tiền vay từ thành viên hoàn trả hoặc mang theo tiền để xuống dưới địa bàn cơ sở để phát vay, được coi là đồng phục của CEP hiện nay là áo Jean có nhiều túi bên trong nhằm giữ tiền khi ra ngoài với một màu xanh đơn điệu.

Trang phục được cho là khơng đồng nhất vì mỗi năm thay đổi một kiểu khác nhau, dẫn tới tình trạng khơng đặc trưng và thiếu thống nhất. Hiện nay chỉ quy định mặc áo sơ mi trắng vào sáng thứ 2. CEP cũng chưa thiết kế được quần đồng phục. Theo kết quả đánh giá của CBCNV thì yếu tố đồng phục không được đánh giá cao.

Chính vì vậy, đồng phục của Qũy CEP nên được thiết kế thêm để tạo dựng sự nhận biết rõ nét hơn thương hiệu CEP mà vẫn đảm bảo được yếu tố hài hịa trong cơng tác địa bàn.

2.3.1.5. Lịch sử, truyền thống

+ Trải qua một quá trình dài phát triển, Qũy CEP đang rất chú trọng nhấn mạnh về lịch sử và truyền thống của họ nhất là với đội ngũ nhân viên mới nhằm khơi gợi lịng tự hào về q trình hoạt động trong gần 25 năm. Thông qua các hoạt động như bài viết, phóng sự truyền thống hoạt động đang được ghi nhận và truyền bá tương đối đa dạng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy hiệu quả của các hoạt động quảng bá trong chính nội bộ quỹ CEP là chưa hiệu quả như mong đợi, những nhân viên mới vẫn chưa thể hiểu hết được những giá trị, những công sức mà các anh chị đi trước đã bỏ ra, vẫn còn sự khác biệt trong đánh giá và lịch sử truyền thống của CEP, có một bộ phận nhân viên vẫn chưa được nắm rõ hết. Mức điểm mà nhân viên đánh giá bình quân là 3.75. Như vậy để nội bộ Qũy trợ vốn CEP nắm hết được giá trị lịch sử, tự hào truyền thống là điều cần chú trọng trong thời gian sắp tới để nhân viên thêm gắn kết và tự hào về công việc của họ.

2.3.1.6. Các chuẩn mực hành vi, ứng xử

Với đặc thù hoạt động là phục những người nghèo, họ có trình độ dân trí thấp, nhạy cảm và rất dễ tổn thương. Trong cuộc sống họ ln có những khó khăn thường trực nên suy nghĩ và hành động dễ hiểu lầm. Nếu những nhân viên của CEP không khéo léo, chia sẻ, đồng cảm với thành viên thì chắc chắn rất khó làm việc với cơ sở.

Trong quan hệ, ứng xử nội bộ, mỗi thành viên thực hiện tôn chỉ “Tôn trọng, đồng cảm, chia sẻ”, thể hiện tính văn minh, lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, thái độ thân thiện, vui vẻ, hòa đồng. Tại Qũy CEP, trong công việc hàng ngày đều thực hiện cách xưng hô “anh (chị)” và “em”, không xưng hô theo kiểu “cô, chú, cháu,…” để thể hiện sự thân thiện, bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, tạo khơng khí gần gũi giúp xóa bỏ rào cản và giúp

những bạn mới dễ hòa nhập, giúp những anh chị lâu năm thấy mình ln trẻ trung khi giao tiếp với đồng nghiệp.

Trong giao tiếp hiện nay, đội ngũ nhân viên CEP được đánh giá khá cao với sự ứng xử trong nội bộ với khách hàng đều đúng mực, nhiệt tình, nhã nhặn, lễ phép, trung thực, lịch sự và tuân thủ theo quy định giao tiếp với khách hàng. Tuy nhiên hiện nay Qũy CEP lại chưa có những quy chuẩn về hành vi, ứng xử, cần thiết lập bộ quy chuẩn trong giao tiếp riêng tại Qũy CEP. Kết quả khảo sát cũng cho thấy CBCNV và khách hàng đều đánh giá rất tốt về các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của CBCNV (bảng 2.4).

Bảng 2.4: Đánh giá của CBCNV và khách hàng về giao tiếp, ứng xử.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại quỹ trợ vốn CEP (Trang 41 - 46)