Biểu đồ cơ cấu trình độ của CBCNV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại quỹ trợ vốn CEP (Trang 35)

(Nguồn: Phịng Hành chính – Nhân lực Qũy CEP) + Về trình độ chun mơn:

Đội ngũ lao động có trình độ khá cao và đều đã qua đào tạo chuyên môn phù hợp với đặc thù công việc. Trong đó, tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học và sau đại học chiếm tới 85,38%. Số lượng nhân viên liên quan tới khối ngành kinh tế chiếm chủ đạo trong công ty với tỉ lệ 97%. Chi tiết thống kê cụ thể xin xem Phụ lục 7.

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu chun mơn của CBCNV

(Nguồn: Phịng Hành chính – Nhân lực Qũy CEP)

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 – 2014

Hàng năm CEP nỗ lực trang trải tất cả các khoản chi phí hoạt động của tổ chức kể cả chi phí lạm phát từ thu nhập hoạt động. Những năm qua, sau khi điều chỉnh chỉ số lạm phát, CEP đều đạt được mục tiêu này. Trong năm, CEP đã duy trì mức chi phí cho tồn bộ hoạt động thấp hơn thu nhập từ hoạt động nhờ vào chi phí dự phịng rủi ro tài chính thấp, là kết quả của việc quản lý chất lượng vốn đầu tư cho vay tốt và chặt chẽ, chi phí tài chính thấp do lợi thế về vốn chủ sở hữu đồng thời CEP đã huy động được một nguồn vốn vay ưu đãi đánh kể. Một số số liệu về tình hình tài chính như sau: Tỷ lệ tài sản sinh lời chiếm 98%, chi phí vốn thấp, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, năng suất nhân viên cao, thu nhập từ vốn đầu tư trang trải đầy đủ chi phí hoạt động.

Bảng 2.1: Một số chỉ số kinh doanh của Qũy trợ vốn CEP. Chỉ số CEP 2010 2011 2012 2013 2014 Chỉ số CEP 2010 2011 2012 2013 2014 Số chi nhánh 25 26 28 30 32 Số nhân viên 339 371 399 466 492 Tổng thành viên 177.759 207.954 233.100 258.954 276.774 Doanh số phát vay (Triệu VND) 1.605.520 2.019.710 2.473.045 3.113.780 3.832.467

Dư nợ cho vay (Triệu VND) 723.231 938.945 1.155.664 1.425.328 1.823.674 Vốn chủ sở hữu (Triệu VND) 235.513 293.405 375.214 468.854 555.490 Tổng tài sản (Triệu VND) 793.636 972.064 1.236.375 1.513.473 1.856.074 Thu nhập hoạt động (%) 22,1 21,9 22,3 22,2 19,6

Lợi nhuận / tài sản (%)

7,9 8,0 8,7 7,6 5,6

(Nguồn: Báo cáo thường niên Qũy trợ vốn CEP 2014)

2.2. C sở hình thành VHDN tại Qũy trợ vốn CEP

Trực thuộc Liên Đồn Lao Động Tp. Hồ Chí Minh, Qũy trợ vốn CEP hoạt động với mục tiêu giảm nghèo bền vững cho đối tượng công nhân viên và nhân dân lao động nghèo. Do đó văn hóa tổ chức của CEP là sự hịa quyện của văn hóa nhân văn gắn liền với sự đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Vừa là một tổ chức có những yếu

tố doanh nghiệp kinh doanh vừa có những hoạt động trách nhiệm xã hội, chính điều đó đã hình thành nên một Văn hóa rất đặc trưng CEP.

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, sự kế thừa của các thế hệ đã hình thành nên những giá trị mà CEP mang tới khách hàng, cộng đồng và đối tác, đó là sự tận tâm, tận tụy cũng như tôn trọng, đồng cảm, chia sẻ với người nghèo ở mọi nơi. Toàn bộ những giá trị mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn, khẩu hiệu, chuẩn mực đạo đức và các cam kết luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động trong mỗi thành viên của CEP.

Bên cạnh đó, từ những giá trị nhân văn khi tiếp cận với những người nghèo tại các địa bàn cơ sở, sự kết nối, thắm đượm tình nghĩa sẻ chia, sự hy sinh cống hiến của nhân viên CEP từ lâu đã xây dựng nên hình ảnh về một tổ chức mà ở đó, những con người hết mình vì người nghèo. Chính vì sự đồng cảm với những người nghèo ở mn nơi đó, đã giúp văn hóa tại CEP ngày càng phát triển và được các thế hệ nhân viên tin tưởng và thực hiện.

2.3. Thực trạng các cấp độ VHDN tại Qũy trợ vốn CEP

Để đánh giá thực trạng các cấp độ VHDN tại Qũy trợ vốn CEP, tác giả thực hiện như sau:

- Tham khảo ý kiến chuyên gia (bao gồm Ban giám đốc và Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng chi nhánh) để đánh giá tình hình xây dựng VHDN tại Qũy trợ vốn CEP trong thời gian qua và xác định nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế các yếu tố cấu thành trong 3 cấp độ VHDN. (Phụ lục 1)

- Dựa vào cơ sở lý thuyết 3 cấp độ văn hóa của E.H. Schein và nghiên cứu thơng tin thứ cấp (Tài liệu Văn hóa tổ chức, Quy trình kiểm sốt nội bộ), thiết lập bảng câu hỏi để khảo sát sự cảm nhận, đánh giá của CBCNV và khách hàng về mức độ của các cấp độ VHDN tại CEP. Kết quả khảo sát được tính trung bình, bằng cách lấy tổng điểm của từng bậc chia cho tổng số người đánh giá:

Đối với lãnh đạo chuyên gia: Số phiếu hợp lệ là 24 phiếu. Đối với CBCNV: Tổng số phiếu hợp lệ đánh giá là 300 phiếu.

Đối với khách hàng: Tổng số phiếu hợp lệ đánh giá là 100 phiếu.

Để đánh giá kết quả khảo sát, sử dụng thang đo Likert với 5 bậc qui ước trước. Bao gồm: Rất kém; Kém; Bình thường; Tốt và Rất tốt tương ứng với thang điểm từ 1 đến 5. Thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng phần mềm SPSS thông qua chỉ số Cronbach Alpha (xin xem Phụ lục 4).

Đối với đối tượng khảo sát là CBCNV của CEP: Mẫu chọn khảo sát bao gồm

tất cả CBCNV tại CEP. Bảng câu hỏi (Phụ lục 2 – Phần I) gồm 15 câu hỏi, trong đó: - 7 câu hỏi (từ 1 – 7) để đánh giá các yếu tố thuộc cấp độ thứ nhất.

- 4 câu hỏi (từ 8 – 11) để đánh giá các yếu tố thuộc cấp độ thứ hai. - 4 câu hỏi (từ 11 – 15) để đánh giá các yếu tố thuộc cấp độ thứ ba.

Trong bảng câu hỏi có phần thu thập thơng tin cá nhân để phân nhóm đối tượng điều tra theo các tiêu chí: Nơi làm việc, giới tính, tuổi đời, thời gian cơng tác và trình độ chun mơn.

Tác giả đã thu về 300 phiếu khảo sát hợp lệ trên tổng số gần 492 CBCNV, đạt tỷ lệ 61%. Theo tiêu chí phân nhóm “Nơi làm việc” thì số lượng làm việc ở Văn phịng chính là 30 phiếu, chiếm tỉ lệ 10%, số lượng làm việc ở chi nhánh là 270 phiếu, chiếm tỷ lệ 90%.

Thông tin thu thập được xử lý bằng cách tính giá trị trung bình mức đánh giá của từng mục hỏi. Kết quả tổng hợp đánh giá 3 cấp độ văn hóa tại Qũy trợ vốn CEP của CBCNV xin xem Phụ lục 5.

Đối với đối tượng khảo sát là khách hàng: Mẫu chọn khảo sát là các khách hàng đến thực hiện giao dịch tại chi nhánh trong thời gian khảo sát tại các chi nhánh, tổng cộng đã thu về 100 phiếu khảo sát khách hàng. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert với 5 bậc quy ước trước, bao gồm: Rất tốt, Tốt, Bình thường, Kém, Rất kém. Bảng câu hỏi (Phụ lục 3) gồm 8 câu hỏi, trong đó:

- 3 câu hỏi (1 -3) để đánh giá các yếu tố thuộc cấp độ thứ nhất. - 5 câu hỏi (4- 6) để đánh giá các yếu tố thuộc cấp độ thứ hai.

- 2 câu hỏi (7 – 8) để đánh giá các yếu tố cấp độ thứ ba.

Trong bảng câu hỏi có phần thu nhập thông tin khách hàng để phân nhóm đối tượng điều tra theo các tiêu chí: Địa điểm khách hàng vay vốn và Mục đích vay vốn. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ phân tích theo phân nhóm: “Địa điểm khách hàng vay vốn” nhằm tập trung đánh giá sự khác biệt giữa đánh giá của khách hàng nông thôn và thành thị.

Tác giả đã thu về 100 phiếu khảo sát hợp lệ. Theo tiêu chí phân nhóm: “ Địa điểm khách hàng vay vốn” thì khách hàng ở khu vực thành thị có 45 phiếu, chiếm tỷ lệ 45%, khách hàng ở khu vực nơng thơn có 55 phiếu, chiếm tỷ lệ 55%.

Thơng tin thu thập được xử lý bằng cách tính trung bình cộng mức đánh giá của từng mục hỏi. Kết quả tổng hợp đánh giá 3 cấp độ văn hóa tại Qũy trợ vốn CEP của khách hàng xin xem Phụ lục 6.

2.3.1. Thực trạng cấp độ văn hóa thứ nhất – Những q trình và cấu trúc hữu

hình của CEP

2.3.1.1. Kiến trúc đặc trưng và diện mạo DN

Trụ sở Qũy trợ vốn CEP tọa lạc trên một trong những đường chính của quận trung tâm Tp. Hồ Chí Minh, các chi nhánh CEP cũng nằm ở trung tâm huyện, thị trấn. Các chi nhánh của CEP đa phần đều nằm chung với các khối cơ quan đồn thể chính quyền những nơi khác. Bên trong văn phịng chính đặt tại CMT8 khá khang trang, phân chia các phòng ốc rõ rệt, tuy nhiên các văn phịng chi nhánh thì cấu trúc đa phần chưa thống nhất và cơ sở vật chất thì phụ thuộc vào nơi mà CEP thuê làm văn phòng. Về cơ bản, mỗi văn phịng chỉ đủ diện tích làm việc mà khơng có những cảnh quan phụ trợ thêm như bàn họp riêng, bàn làm việc với khách hàng, ghế chờ hay bảng tin tức, hệ thống máy in và photo còn lạc hậu, hay hư hỏng và chưa đáp ứng hết được nhu cầu in ấn của nhân viên. Hàng năm, CEP có một lượng lớn hồ sơ khách hàng cần lưu trữ nhưng hiện tại kho lưu trữ hồ sơ chưa đầu tư bài bản, chống ẩm mốc, chống mối mọt

và hệ thống lưu trữ không chuyên nghiệp, chưa có chuẩn chung nhất định gây khó khăn cho việc tìm kiếm, bảo quản hồ sơ. Với từng chi nhánh thì lại có cách bài trí bàn làm việc, máy móc khác nhau, chưa đồng nhất.

Từ kết quả khảo sát cho thấy CBCNV và khách hàng CEP đều cho rằng cần có những sự cải thiện hơn về kiến trúc và trang thiết bị làm việc của CEP (Bảng 2.2). Đây có thể coi là một trong những yếu tố bị đánh giá thấp nhất của CBCNV và khách hàng. Lý do trong thời gian qua CEP chưa chú trọng tới kiến trúc diện mạo do chi phí cho việc xây dựng chi nhánh riêng rất tốn kém, dẫn tới kiến trúc của Qũy CEP chưa đặc trưng và khó nhận biết. CEP cũng chưa quan tâm tới việc trang bị cơ sở vật chất cho các chi nhánh mà chủ yếu hư đâu sửa đó. Việc xây dựng và chuẩn hóa là cần thiết nhằm tạo cho CEP một hình ảnh đồng nhất và chuyên nghiệp trong đánh giá của khách hàng và đối tác.

Bảng 2.2: Đánh giá của CBCNV và khách hàng về kiến trúc và trang bị nội thất.

STT Đối tượng đánh giá Kết quả đánh giá

1 CBCNV 3

2 Khách hàng 2,8

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

2.3.1.2 . Khẩu hiệu, biểu tượng

+ Câu khẩu hiệu (Slogan) hiện nay của Qũy trợ vốn CEP là: “Điểm tựa giảm nghèo”. Với mong muốn mang tới cho những người nghèo, những người cịn khó khăn trong cuộc sống mưu sinh những khoản vốn, sự hỗ trợ, chia sẻ để kinh doanh buôn bán, sửa sang nhà cửa, mua xe, chăm lo cho con cái đi học, chăn nuôi gia súc hay trả nợ... Một điểm tựa cho họ trong những lúc khó khăn vất vả là một khẩu hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy, mang tới sự đồng cảm, sự chia sẻ rất cao cho thành viên vay vốn. Một điểm tựa để họ thoát nghèo, là điểm tựa ở phía sau, là niềm tin và hỗ trợ cho họ. Khi đọc khẩu hiệu của CEP, CBCNV cho rằng họ thấy tự hào về tổ chức của mình.

+ Biểu tượng (Logo) của Qũy trợ vốn CEP:

Hình 2.4: Logo Qũy trợ vốn CEP

(Nguồn: www.cep.org.vn)

+ Logo Qũy CEP mang nhiều ý nghĩa, hình tượng chữ CEP màu trắng bằng tiếng Anh là tên viết tắt từ tiếng anh của CEP (Capital aid fund for Employment of the Poor), trong khi đó màu trắng thể hiện cho sự minh bạch của CEP trong quá trình hoạt động của họ. Minh bạch cũng là một trong chín giá trị văn hóa cốt lõi của CEP. Màu xanh trong nền thể hiện sự hi vọng, niềm tin mà CEP muốn gửi gắm tới khách hàng, thể hiện sự chia sẻ trong văn hóa CEP. Cuối cùng, hình elip thể hiện tượng hình của trái đất, mong muốn sự lan tỏa chung tay trên khắp thế giới về một sứ mệnh giảm nghèo. Tuy nhiên, CBCNV và khách hàng đều đánh giá Logo đơn điệu và trừu tượng, rất khó để hình dung được hết các ý nghĩa trong Logo đó, bên cạnh đó, chữ CEP bằng tiếng Anh là khó hiểu với những thành viên nghèo có trình độ dân trí thấp, nó dễ bị hiểu lầm khi thành viên đọc nhầm – gây ấn tượng xấu trong quá trình tiếp cận hay làm việc. Khi nhân viên CEP dán logo nhà thành viên để tăng cường sự nhận diện thương hiệu thì đa phần thành viên đều không cảm thấy ấn tượng. Hiện nay, Ban giám đốc cũng đã đồng ý rằng cần có sự chuẩn bị cho việc thiết kế mới Logo.

Hình 2.5: Biểu đồ đánh giá của CBCNV và khách hàng về biểu tượng, khẩu hiệu.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp).

2.3.1.3. Các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa

Bên cạnh các hoạt động như kỉ niệm ngày thành lập Qũy CEP 2-11, giải hội thao 26/3, Lễ tổng kết thi đua được tổ chức định kỳ hàng năm như những đơn vị khác, tại Qũy CEP cũng có những hoạt động mặc dù khơng có văn bản quy định nào nhưng vẫn tổ chức đều đặn. Chẳng hạn như các buổi họp giao ban với các phường xã được các chi nhánh tổ chức, là dịp các chi nhánh gặp gỡ Chính quyền địa phương nhằm tăng cường sự gắn kết các hoạt động, thơng báo về các thành tích đã đạt được trong năm, những việc chưa làm được và kế hoạch hoạt động trong năm mới; các buổi tham quan du lịch nhằm chia sẻ kinh nghiệm và thêm sự gắn kết trong hoạt động của CEP và các bên đối tác; các buổi tập huấn dành cho đội ngũ cộng tác viên của CEP để cải thiện nghiệp vụ và tinh thần làm việc của đội ngũ cụm trưởng, cộng tác viên.

Các giải thể thao, văn nghệ được tổ chức nhân ngày truyền thống của Qũy CEP (02/11) là một hoạt động thu hút rất đông CBCNV tham gia trong những năm gần đây nên Qũy CEP rất chú trọng đầu tư tổ chức hoạt động này. Các ngày kỷ niệm khác như

ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn thanh niên 26/3, ngày thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, v.v… đều được tổ chức nhiều hoạt động để tạo sân chơi lành mạnh ngoài giờ làm việc cho người lao động và con em của các CBCNV.

Bảng 2.3: Đánh giá của CBCNV về các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa

Stt Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá

1 Các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan, họp mặt 3,34

2 Hội nghị, cuộc họp, nghi lễ 3,51

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Mặc dù các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan, họp mặt đã được quan tâm tổ chức nhưng theo đánh giá của CBCNV thì việc tổ chức các hoạt động chưa được chuyên nghiệp và bài bản, những hoạt động chủ yếu mang tính phong trào. Với thể thao thì quan tâm bộ mơn bóng đá và bơi lội trong khi nhiều CBCNV lại thích các bộ mơn thể thao khác như bóng chuyền, cầu lơng, đánh cờ, kéo co… Hoạt động văn nghệ thường chỉ tuyển chọn một số nhân viên để tham gia các đợt hội diễn. Ngoài ra, phần lớn các hoạt động sinh hoạt văn hóa thường tổ chức tập trung tại văn phịng chính hoặc đi th phịng họp, dẫn tới sự hạn chế tham gia của những nhân viên, chi nhánh ở xa như Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai....

2.3.1.4. Đồng phục

+ Đồng phục CEP: do tính chất cơng việc của đơng đảo nhân viên CEP làm việc dưới địa bàn cơ sở, tiếp xúc trực tiếp với thành viên nghèo ở cơ sở và thường xuyên giữ tiền trong người sau khi đi thu tiền vay từ thành viên hoàn trả hoặc mang theo tiền để xuống dưới địa bàn cơ sở để phát vay, được coi là đồng phục của CEP hiện nay là áo Jean có nhiều túi bên trong nhằm giữ tiền khi ra ngoài với một màu xanh đơn điệu.

Trang phục được cho là khơng đồng nhất vì mỗi năm thay đổi một kiểu khác nhau, dẫn tới tình trạng khơng đặc trưng và thiếu thống nhất. Hiện nay chỉ quy định mặc áo sơ mi trắng vào sáng thứ 2. CEP cũng chưa thiết kế được quần đồng phục. Theo kết quả đánh giá của CBCNV thì yếu tố đồng phục không được đánh giá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại quỹ trợ vốn CEP (Trang 35)