Kết quả khảo sát yếu tố bên trong ảnh hưởng chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh lộc (Trang 49)

Bảng 2 .4 Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành giai đoạn 2010-2012

Bảng 2.13 Kết quả khảo sát yếu tố bên trong ảnh hưởng chất lượng tín dụng

Điểm trung bình (mean)

1. Chính sách tín dụng 3,4

2. Cơ cấu danh mục tín dụng (cơ cấu khách hàng, lĩnh vực …) 3,8

3. Quy trình tín dụng 3,6 4. Chất lượng thẩm định 4,8 5. Chất lượng phê duyệt 4,1 6. Công tác giải ngân 3,2 7. Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn của khách hàng 3,4 8. Kiểm sốt hoạt động tín dụng 3,7

9. Quản trị rủi ro 3,5

10. Đội ngũ cán bộ tín dụng (kiến thức, kỹ năng, đạo đức) 4,6 11. Thư viện nội bộ (cơ sở dữ liệu về khách hàng, môi

trường kinh doanh …)

3,4

12. Yếu tố khác 2,9

Tóm lại, có nhiều yếu tố (nguyên nhân) bên trong ảnh hưởng chất lượng tín dụng trung dài hạn của VCB VL. Những nguyên nhân chính là:

- Chưa xây dựng được danh mục đầu tư hợp lý. Cơ cấu khách hàng chưa thích hợp, tập trung vào một số khách hàng lớn.

- Quy trình thẩm định khơng được tn thủ triệt để.

- Thẩm định chưa tốt. Chủ yếu dựa vào nguồn thông tin thứ cấp để thẩm định. Thiếu phân tích dự báo tình hình trong tương lai.

- Thiếu giám sát tình hình sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. - Quản lý rủi ro cịn mang tính chất đơn lẻ từng dự án, chưa mang tính hệ thống và

đồng bộ. Thiếu theo dõi sát tình hình nợ xấu, nợ quá hạn để xử lý kịp thời.

- Năng lực đội ngũ nhân viên cịn hạn chế. Thiếu kiến thức về mơi trường kinh doanh và những yếu tố ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Thiếu kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thu thập thông tin…

- Thiếu động viên khuyến khích đội ngũ làm cơng tác tín dụng đầu tư dự án.

2.3.2 Phân tích yếu tố bên ngồi ảnh hưởng chất lượng tín dụng

Có nhiều yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng trung dài hạn. Những yếu tố chính được trình bày sau đây.

2.3.2.1 Mơi trường kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước và là địa phương có mức đầu tư nước ngồi lớn nhất, tập trung nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước nhất. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức 14 – 15%/ năm. Những yếu tố trên đây làm cho thành phố trở thành thị trường lớn nhất về sản phẩm tín dụng, nhất là tín dụng trung dài hạn.

Hiện nay kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam đang suy thoái. Khủng hoảng kinh tế thế giới được dự báo sẽ còn kéo dài. Khủng hoảng kinh tế thế giới và suy thoái của nền kinh tế Việt Nam tạo ra những tác động tiêu cực. Thứ nhất, nhu cầu tín dụng trung dài hạn sẽ giảm. Nhiều dự án của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ bị tạm ngưng, không triển khai. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam gặp khó khăn, thua lỗ và nguy cơ không trả được nợ cho ngân hàng. Thực tế, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang tăng lên có nguồn gốc từ khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đang trải qua.

Thêm nữa, tính ổn định và rủi ro của mỗi ngành sản xuất kinh doanh là khác nhau. Mức độ tác động của suy thoái kinh tế đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh là không giống nhau. Các lĩnh vực liên quan đến sản xuất sản phẩm để xuất khẩu, kinh doanh bất động sản, lĩnh vực nông nghiệp thường bị ảnh hưởng lớn. Ngược lại, các dự án thuộc lĩnh vực như y tế, trường học, kinh doanh bia, nước giải khát, lại chịu tác động ít hơn. Thực tế, hiện tại các khoản nợ khó thu hồi phần nhiều xuất phát từ cho vay

kinh doanh bất động sản và một số đến từ các doanh nghiệp nước ngồi có xuất xứ từ những nước đang trải qua khủng hoảng kinh tế.

Nợ xấu là một vấn đề không mới đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nợ xấu của trên tồn hệ thống đã có lúc tăng lên mức trên 4% như năm 2003 hay trên 7% năm 2002, sau đó tỷ lệ này giảm dần và ổn định ở mức trên dưới 3%. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, khi lãi suất tăng cao và thanh khoản của nhiều ngân hàng không đảm bảo, vấn đề nợ xấu lại một lần nữa được đề cập.

Hiện tại, đã có khoảng 15 ngân hàng cơng bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm. Trong số các ngân hàng đã niêm yết thì tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SHB) đang dẫn đầu với 9%, tiếp đến là Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) với 6,1% và Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là 5,28%. Các ngân hàng cịn lại đều có nợ xấu dưới 3% như Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB) là 2,99%; Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) là 2,55%: Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) 2,1%; Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 2,81%; Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 1,49%, Ngân hàng Quân đội (MB) 2,44%. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu của các ngân hàng là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Tại thời điểm 30-6-2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các ngân hàng này.

Chính phủ các nước và chính phủ Việt Nam đang hành động khẩn cấp để vực dậy nền kinh tế đang suy thoái. Kinh tế thế giới hồi phục chậm, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong những năm tới.

Về kinh tế vĩ mô, trong một thời gian dài chúng ta phát triển kinh tế theo chiều rộng, nên cần rất nhiều vốn hay chúng ta vẫn thường nói là phát triển nhờ vốn. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng trong những năm vừa qua rất nhanh, ví dụ 5 năm trước, năm 2008 tăng

trưởng tín dụng bình qn khoảng 33%, nếu tính 10 năm đổi mới thì tăng trưởng tín dụng bình qn khoảng hơn 29%. Đối với thế giới tăng trưởng tín dụng như vậy là q nóng, điều đó dẫn tới nợ xấu cũng tăng lên.

Cuối cùng, bản thân các doanh nghiệp cũng có trách nhiệm khơng nhỏ. Tình hình tài chính của phần lớn doanh nghiệp hết sức yếu kém, khả năng xây dựng các dự án kinh doanh có hiệu quả cịn hạn chế và việc sử dụng đồng vốn nhiều khi khơng đúng mục đích. Tổng hợp tất cả các yếu tố này dẫn đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng. Nợ xấu đã được tích lũy qua rất nhiều năm và gia tăng hết sức nhanh chóng từ năm 2008 trở lại đây. Nếu tính về tốc độ tăng trưởng nợ xấu, thì năm 2008 tăng 74%, năm 2009 tăng khoảng 27%, năm 2010 tăng 41%, năm 2011 tăng 64% và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 47%.

Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam từng bước thực hiện cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ đối với các doanh nghiệp trong nước. Những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và năng lực cạnh tranh kém sẽ phải đối đầu với nguy cơ phá sản. Theo đánh giá của các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nằm trong tình trạng khó khăn. Sự phá sản của các doanh nghiệp sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng là chủ nợ của những doanh nghiệp đó. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng việc thu hồi nợ của hệ thống ngân hàng nói chung và VCB nói riêng.

2.3.2.2 Mơi trường chính trị - luật pháp

Việt Nam được đánh giá là nước có chính trị ổn định, không phải đối mặt với những bất ổn về tôn giáo, sắc tộc hay chiến tranh như các nước khác. Đây là một yếu tố tích cực, góp phần giảm rủi ro của hoạt động tín dụng.

Về cơ chế chính sách, trong nhiều năm qua ít được đổi mới và chưa theo kịp với diễn biến phức tạp của thị trường, từ đó khơng định hướng được dịng vốn tín dụng. Tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua chưa cao, có thời điểm tê liệt cũng gây ra những hệ lụy đến ngày hơm

nay. Các tổ chức tín dụng mở rộng quy mơ, mạng lưới hoạt động quá nhanh mà lĩnh vực kinh doanh chính của các tổ chức tín dụng là hoạt động tín dụng, do vậy họ cạnh tranh để tăng trưởng tín dụng, chiếm lĩnh thị phần bằng mọi cách... dẫn tới hoạt động thẩm định dự án cũng sơ sài, làm cho chất lượng tín dụng kém.

Hệ thống luật pháp của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa thực sự là cơ sở cho hoạt động tín dụng phát huy hiệu quả. Kiểm tốn của Việt Nam cịn yếu kém dẫn đến độ tin cậy của các báo cáo tài chính doanh nghiệp chưa cao, do đó ảnh hưởng đến cơng tác thẩm định của ngân hàng. Thêm nữa, sự can thiệp của Chính phủ (Ngân hàng Nhà nước) trong hoạt động tín dụng (ví dụ: cho vay đánh bắt xa bờ) ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Ngồi ra, những chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ: kinh doanh bất động sản, chứng khốn, v.v.), do đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn vì thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm làm ảnh hưởng khả năng trả nợ cho ngân hàng.

2.3.2.3 Các ngành hỗ trợ và nguồn thông tin

Công tác thẩm định cho vay trung dài hạn liên quan đến thu thập và phân tích thơng tin về môi trường kinh doanh, về khách hàng và dự án của khách hàng. Ở Việt Nam, khơng có những tổ chức uy tín chun thu thập và phân tích những thơng tin liên quan đến môi trường kinh doanh và đưa ra những dự báo tin cậy. Thực tế, có một số tổ chức (VASEP, Hiệp hội kinh doanh bất động sản, VCCI, Viện Kinh tế, CIC, …) có thể cung cấp một số thông tin phục vụ công tác thẩm định dự án để cho vay. Tuy nhiên, nguồn thông tin lấy từ những tổ chức này thường nghèo nàn và độ tin cậy thấp. Sự yếu kém của ngành hỗ trợ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng công tác thẩm định và chất lượng tín dụng ngân hàng.

Thêm nữa, ở Việt Nam chưa có những tổ chức có uy tín về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Hệ thống các cơng ty kiểm tốn đã đi vào hoạt động trong nhiều năm, nhưng

chất lượng kiểm tốn chưa đảm bảo. Việc tìm kiếm thơng tin từ các cơ quan nhà nước (thuế, kiểm tốn, cơng an, ngân hàng bạn, v.v.) gặp nhiều khó khăn. Những tổ chức này thường khơng nhiệt tình trong việc cung cấp thơng tin cho ngân hàng.

Cán bộ ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm những căn cứ để thẩm định thông tin do khách hàng cung cấp. Vì vậy, cơng tác thẩm định nhiều khi mang tính chủ quan, phiến diện và thiếu cơ sở khoa học. Tình trạng thiếu những thơng tin đáng tin cậy đã làm cho việc xác định dịng tiền thực sự của người vay khơng chính xác. Thẩm định khơng chính xác dẫn đến quyết định cho vay nhưng sau đó ngân hàng khơng thu hồi được nợ.

2.3.2.4 Đối thủ cạnh tranh

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam từng bước mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng. Nhiều đối thủ mới xuất hiện và cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. Nhiều ngân hàng giảm thấp tiêu chuẩn tín dụng để lơi kéo khách hàng. Tình trạng tranh giành khách hàng giữa các ngân hàng đang diễn ra ngày càng phổ biến. Dưới áp lực cạnh tranh và khách hàng ngày càng yêu sách, ngân hàng phải rút ngắn thời gian thẩm định và phê duyệt để giữ khách hàng. Một số trường hợp, do yêu cầu gấp rút hoàn thành hồ sơ cho khách hàng, chất lượng thẩm định không bảo đảm. Kết quả là một số khách hàng đã không thể trả được nợ theo như cam kết.

Sự hợp tác giữa các ngân hàng rất hạn chế. Các ngân hàng không sẵn sàng chia sẻ những thông tin cần thiết. Nhiều trường hợp khách hàng đã thế chấp tài sản ở ngân hàng này, nhưng lại tiếp tục mang tài sản đó đến thế chấp ở ngân hàng khác để vay vốn. Kết quả là khách hàng không trả được nợ và ngân hàng không thể bán tài sản. Một ví dụ điển hình là Công ty Thủy sản Phương Nam - một trong những doanh nghiệp đi đầu về chế biến và xuất khẩu thủy sản vài năm trước.

lãnh, lập sổ sách số liệu khống về mức tồn kho thực tế…Công ty Thủy sản Phương Nam từng được đánh giá là một trong mười doanh nghiệp tiêu biểu cả nước với kim ngạch xuất khẩu hơn 88 triệu USD và được nhiều ngân hàng đánh giá là kinh doanh hoạt động tốt, đầy tiềm năng phát triển. Do đó, doanh nghiệp dễ dàng vay vốn ở nhiều ngân hàng, được cấp tín dụng cao hơn giá trị tài sản thế chấp (tín chấp một phần). Dù diễn biến không mới, vụ việc trên đây cho thấy đang có nhiều lỗ hổng trong hoạt động cho vay thế chấp bằng hàng hóa cũng như có quá nhiều bài học cần phải được đúc rút. Điều kiện tiên quyết là phải quản trị rủi ro nghiêm ngặt ngay với cả khách hàng tốt. Quản lý hàng hóa trong kho cũng phải theo nguyên tắc kiểm kê phải nhìn tận mắt và sờ tận tay hàng hóa. Chưa kể, các ngân hàng có cùng một khách hàng cần phải rút ra bài học cũng như tạo thói quen phối hợp chia sẻ thông tin, tránh trường hợp các ngân hàng đều giữ thế của mình nhằm cạnh tranh lơi kéo khách hàng về phía mình.

2.3.2.5 Khách hàng

Khách hàng vay vốn trung dài hạn là các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Rất nhiều những khách hàng này là các doanh nghiệp lớn. Do đó, họ thường là đối tượng được những ngân hàng khác quan tâm và tìm cách lơi kéo. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy mình “quan trọng” và tâm lý này ảnh hưởng đến sự “sẵn sàng hợp tác” với cán bộ tín dụng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.

Mức độ hợp tác của khách hàng thấp là một trong những yếu tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng. Nhiều khách hàng khơng cung cấp thơng tin trung thực, chính xác cho cán bộ tín dụng. Thêm nữa, cán bộ của công ty trực tiếp làm việc với cán bộ tín dụng nhưng khơng am hiểu hoặc khơng có đủ những thơng tin cần thiết để cung cấp cho ngân hàng. Họ lại khơng tích cực trong việc hỏi những người có trách nhiệm trong công ty về những thông tin cần thiết để cung cấp cho cán bộ tín dụng. Trong khi đó, việc cán bộ tín dụng chủ động tiếp cận với những người này để thu thập thông tin là rất khó khăn.

Thơng tin do khách hàng cung cấp khơng đầy đủ và thiếu chính xác đã làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

Thêm nữa, sau khi cho vay khách hàng có thể sử dụng vốn khơng đúng mục đích. Các cơng ty thường thiếu hợp tác với cán bộ tín dụng trong cơng tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn vay.

Nguồn cung cấp vật tư bị đột biến hoặc mất thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến khách hàng không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng. Kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém của khách hàng là nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới khách hàng khơng thể trả nợ. Do đó, cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích và dự báo về những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai. Điển hình là các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đã và đang đối mặt với hàng loạt khó khăn như tiêu thụ giảm, tồn kho tăng cao, lãi suất cao và cạnh tranh khốc liệt... Nhiều cơng trình xây dựng bị cắt giảm tiến độ hoặc tạm dừng khiến tiêu thụ xi măng giảm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh lộc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)