Tình hình thu hồi nợ trung dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh lộc (Trang 38)

Bảng 2 .4 Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành giai đoạn 2010-2012

Bảng 2.10 Tình hình thu hồi nợ trung dài hạn

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dự nợ bình quân Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dự nợ bình quân Khách hàng lớn 1.946,00 1.927,09 1.597,90 1.334,48 1.316,26 1.682,78 Khách hàng vừa và nhỏ 119,82 118,65 98,38 65,81 64,92 82,99 Tổng cộng 2.065,82 2.045,75 1.696,28 1.400,30 1.381,17 1.765,77 Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng tại của VCB VL

2.2.3 Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn

Chất lượng tín dụng trung dài hạn có chiều hướng giảm sút. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 là 4,5% tăng lên thành 7,2% năm 2012 (Bảng 2.11, trang 35). Nợ quá hạn xuất hiện ở một số khách hàng lớn mà cho tới trước thời điểm phát sinh nợ quá hạn vẫn được Chi nhánh đánh giá tốt. Nợ quá hạn xuất hiện ở những lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng như sản xuất cơng nghiệp và xuất hiện ở những lĩnh vực thuộc định hướng ưu tiên như FDI và bất động sản.

Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của tín dụng trung dài hạn Đơn vị: tỷ đồng 2010 2011 2012 Nợ quá hạn (%) 3,9% 4,5% 14,0% Nợ xấu (%) 2,1% 2,5% 5,6% Năm 2010 94 3.9 2.1

Nợ tiêu chuẩn Nợ quá hạn Nợ xấu

Năm 2011 93 2.5 4.5 Năm 2012 80.4 14 5.6

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng của VCB VL

Tình hình nợ xấu cũng đáng được Chi nhánh quan tâm. Nợ xấu đã tăng từ 2,5% năm 2011 lên thành 5,6% năm 2012. Đây là tỷ lệ quá cao so với mức mục tiêu mà Vietcombank đã đặt ra.

2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

2.3.1 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Phần này tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn và các yếu tố bên trong ảnh hưởng chất lượng tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh. Những nguyên nhân cụ thể làm suy giảm chất lượng tín dụng cũng được phân tích dưới đây.

2.3.1.1 Chính sách tín dụng của VCB

Chính sách tín dụng của VCB là nhất quán và sát thực tế. Chính sách này có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của mỗi giai đoạn cụ thể. VCB có những quy định cụ thể về quy trình tín dụng, hồ sơ vay vốn, quản lý tín dụng, đối tượng khách hàng, tài sản đảm bảo, phương thức cho vay, thời hạn cho vay và nguyên tắc điều chỉnh hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, và quản lý tín dụng, ... Những quy định cụ thể và chặt chẽ đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, chính sách tín dụng của Vietcombank chưa đưa ra một danh mục đầu tư mục tiêu thích hợp. Đó là quy định rõ tổng dư nợ tối đa của mỗi lĩnh vực và cơ cấu theo các loại khách hàng cho vay trung dài hạn. Vì vậy, hoạt động cho vay khơng được định hướng rõ ràng, dẫn tới tình trạng có những thời điểm dự nợ cho một lĩnh vực cụ thể quá nóng, hoặc tập trung cho vay một vài khách hàng lớn.

2.3.1.2 Quản lý danh mục đầu tư (portfolio)

Danh mục đầu tư là các lĩnh vực, ngành mà ngân hàng tài trợ. Quản lý danh mục đầu tư hợp lý chặt chẽ sẽ vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo an tồn cho ngân hàng.

Chi nhánh chưa chú trọng xây dựng một danh mục đầu tư cân đối giữa các lĩnh vực kinh doanh, giữa doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế, cơ cấu khách hàng chưa hợp lý. Năm 2012, 10 khách hàng lớn nhất có dư nợ chiếm hơn 40%, 40 khách hàng lớn nhất có dư nợ chiếm hơn 70%. Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế. Do đó, mức độ an tồn chưa cao, nhất là khi có những biến động lớn của nền kinh tế.

Chi nhánh còn lúng túng trong việc xác định ngành hàng chiến lược, khách hàng chiến lược. Chưa chú trọng phát triển danh mục/cơ cấu tín dụng cân đối. Chưa cơ cấu lại

được danh mục khách hàng, do đó xu hướng tập trung vào một số khách hàng lớn vẫn tồn tại. Điều này làm tăng rủi ro tín dụng.

Những năm gần đây VCB VL đã quan tâm hơn đến quản lý danh mục đầu tư. Chi nhánh chú trọng nhiều hơn về cơ cấu nợ. Những khoản nợ xấu đã được xử lý và tỷ lệ nợ xấu thấp. Tuy nhiên, công tác quản lý danh mục đầu tư chưa chuyên nghiệp và chưa toàn diện. Chi nhánh chưa thường xuyên theo sát nhu cầu của thị trường để dự báo và đưa ra một danh mục đầu tư (cơ cấu dư nợ mục tiêu) thích hợp. Thiếu một cơ cấu tín dụng mục tiêu làm cơ sở cho hoạt động cho vay, dẫn đến hoạt động tín dụng khơng có định hướng rõ ràng, thiếu phân tích và dự báo. Có giai đoạn, Chi nhánh đầu tư quá nóng cho lĩnh vực bất động sản. Kết quả là thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến tình trạng nợ quá hạn.

2.3.1.3 Quy trình tín dụng

Nhìn chung, quy trình tín dụng thẩm định trung dài hạn của VCB VL khá chặt chẽ, bao gồm 7 bước (Sơ đồ 2.2, trang 38).

Giai đoạn tiếp nhận Hồ sơ vay vốn. Khi khách hàng có nhu cầu, cán bộ tín dụng đánh giá sơ bộ khách hàng vay, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn trung dài hạn. Nói chung, cơng tác tiếp nhận hồ sơ của khách hàng thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, hướng dẫn khách hàng nhiều lúc chưa cụ thể, sự hỗ trợ, phối hợp giữa các bộ phận liên quan chưa hiệu quả dẫn đến giảm chất lượng phục vụ khách hàng.

Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn trung dài hạn

Nguồn: Phòng Khách hàng - VCB VL

Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay: là giai đoạn quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn đến chất

lượng tín dụng nên sẽ được phân tích kỹ ở mục 2.3.1.4.

Giai đoạn phê duyệt của Hội đồng tín dụng. Báo cáo thẩm định được trình bày trước

Hội đồng xem xét. Thực tế, các thành viên hội đồng rất bận và nhiều trường hợp họ khơng có thời gian để nghiên cứu kỹ hoặc tâm lý không muốn bày tỏ ý kiến. Điều này phần nào ảnh hưởng đến quyết định cho vay.

Giai đoạn ký kết hợp đồng. Giai đoạn này VCB VL thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên,

có một vài trường hợp, các điều kiện khơng được nêu rõ và cụ thể trong hợp đồng, do đó gây ra một số khó khăn trong giám sát và thu hồi nợ.

Giai đoạn giải ngân. Nhìn chung, cơng tác giải ngân cho khách hàng là tốt. Tuy nhiên,

một số trường hợp cán bộ tín dụng khơng xem xét lại các điều kiện giải ngân, nhất là tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trước khi giải ngân. Điều này dẫn đến rủi ro tiềm ẩn khi kinh doanh của khách hàng xấu đi do những yếu tố mà cán bộ thẩm định không thể lường trước.

Tiếp nhận Hồ sơ vay vốn Thẩm định Hồ sơ vay Hội đồng tín dụng phê duyệt Ký Hợp đồng tín dụng Giải ngân Kiểm tra sử dụng vốn vay Thu nợ & lãi

Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn vay (tái xét). Thực tế, việc cán bộ tín dụng thường

xuyên theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng là rất quan trọng. Tuy nhiên, họ ít khi đến trực tiếp công ty của khách hàng (và thu thập thông tin từ nguồn khác) để kiểm tra việc sử dụng vốn và phát hiện những vấn đề tiềm ẩn có thể xẩy ra, từ đó có giải pháp khắc phục. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích.

Giai đoạn thu nợ và lãi: Thực hiện thu nợ gốc và lãi theo Hợp đồng tín dụng. Nhiều

trường hợp, cán bộ tín dụng phải điều chỉnh khoản nợ phải thu, thu nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn, gia hạn nợ, khoanh nợ và xử lý tài sản đảm bảo

2.3.1.4 Thẩm định hồ sơ vay vốn

Cán bộ Phịng Khách hàng thu thập thơng tin liên quan và phân tích để viết báo cáo thẩm định. Để nâng cao chất lượng thẩm định, một nhóm (ít nhất là 2) cán bộ sẽ thẩm định mỗi hồ sơ vay. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm thẩm định nhiều lúc chưa hiệu quả.

Cán bộ thẩm định thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (báo chí, internet, gặp trực tiếp khách hàng, đi thực địa, …) và tiến hành phân tích. Có một số vấn đề sau đây.

Thứ nhất, cán bộ thẩm định gặp khó khăn trong việc thu thập thơng tin, cũng như đánh

giá tính chính xác, độ tin cậy của những thông tin này. Thứ hai, cán bộ thẩm định

thường chỉ dựa vào những thơng tin phản ánh hiện tại để phân tích và kết luận, họ ít

khi dự báo tương lai (trong khi đó, cho vay liên quan đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của khách hàng). Ví dụ, khách hàng vay đầu tư xây cao ốc văn phòng vào thời điểm đang sốt văn phòng cho thuê. Cán bộ thẩm định kết luận dự án rất triển vọng và cho vay, nhưng dự án xây xong thì cao ốc văn phịng rớt giá, thậm chí khơng thể kiếm được khách thuê. Thứ ba, một số trường hợp quy trình thẩm định khơng được

tuân thủ tốt làm cho báo cáo thẩm định bị sai lệch. Thứ tư, một số trường hợp cán bộ

định và phân tích dịng tiền cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng. Cuối cùng, cơng ty có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nơi và vay nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Vì vậy, cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc thẩm định khách hàng.

Thêm nữa, thẩm định tài sản đảm bảo chưa tuân thủ đầy đủ quy trình. Những tài sản đảm bảo như máy móc thiết bị thường bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố công nghệ. Tuy nhiên, hạn chế về hiểu biết công nghệ đã ảnh hưởng đến cơng tác thẩm định. Việc thẩm định tính pháp lý về tài sản đảm bảo nhiều lúc gặp khó khăn. Đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản đảm bảo nhiều khi chưa chính xác.

Thực tế, chất lượng thẩm định một số dự án chưa tốt dẫn đến quyết định cho vay sai, sau đó ngân hàng gặp khó khăn trong thu hồi nợ. Có nhiều ngun nhân, cơng nghệ mới và cán bộ tín dụng khơng biết nhiều về cơng nghệ đó, thiếu am hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, do đó dự báo dịng tiền khơng chính xác. Cán bộ tín dụng khơng dự báo được những thay đổi của chính sách nhà nước, những thay đổi của mơi trường kinh doanh, do đó khơng dự báo được những rủi ro tiềm ẩn. Việc đánh giá năng lực tài chính chỉ dựa vào các báo cáo tài chính, trong khi đó thiếu việc xác định độ tin cậy của báo cáo tài chính và kiểm chứng bằng nguồn khác.

Chi nhánh thiếu đầu tư cho hoạt động thẩm định. Cán bộ tín dụng thường phải tự xoay xở để tìm kiếm thơng tin phục vụ cho cơng tác thẩm định. Thực tế, có một số tổ chức có thể cung cấp những thơng tin bổ ích cho cơng tác thẩm định như Ngân hàng Thế giới, Jica, Richard Ellis Vietnam, Cushman & Wakefield Vietnam. Để có được thông tin cần thiết, nhiều khi phải bỏ tiền ra để mua. Nhưng Chi nhánh khơng có ngân sách dành cho việc mua thơng tin. Cán bộ tín dụng cũng khơng được hỗ trợ về tài chính cho việc đi khảo sát thực tế, thu thập thông tin khách hàng. Đây cũng là một trong những rào cản ảnh hưởng đến thu thập thông tin và thẩm định hồ sơ vay vốn trung dài hạn.

2.3.1.5 Kiểm sốt tín dụng

Vietcombank đưa ra quy trình kiểm sốt chặt chẽ và thực hiện việc kiểm sốt phịng ngừa, kiểm soát phát hiện tốt. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát tổng kết những kinh nghiệm sau mỗi trường hợp cho vay và rút ra các bài học là chưa được chú trọng đúng mức. Thực tế, ít khi có những buổi họp chung để chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động tín dụng và thẩm định khách hàng giữa các cán bộ tín dụng. Việc chia sẻ thông tin cũng chưa được thực hiện tốt.

Việc kiểm tra giám sát khách hàng về sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn là chưa được thực hiện tốt. Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích là do cán bộ ngân hàng thiếu kiểm tra giảm sát. Cơ chế giám sát của cán bộ tín dụng chưa phù hợp, phương thức kiểm tra chưa đa dạng. Chưa kết hợp kiểm tra định kỳ với kiểm tra bất thường để ngăn ngừa khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hoặc khơng kết hợp giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Cuối cùng, Chi nhánh chưa có chính sách khuyến khích khách hàng chấp hành tốt các điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng.

2.3.1.6 Công tác quản trị rủi ro

Việc tổ chức hạnh tốn, phân loại nợ, thống kê thơng tin tín dụng chưa nhanh chóng, kịp thời và chính xác, do đó ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tín dụng. Chi nhánh chưa chú trọng phân tích khách hàng và xếp loại rủi ro tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chi nhánh đã tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay. Tuy nhiên, Cơng tác quản lý rủi ro chưa tốt so với các ngân hàng nước ngồi. Quản lý rủi ro cịn mang tính chất đơn lẻ từng dự án, chưa mang tính hệ thống và đồng bộ. Công tác tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro cịn mang tính hình thức, hiệu quả thấp.

Cơng tác phịng ngừa rủi ro mang tính phiến diện. Thiếu phân tích và dự báo để có những điều chỉnh trong chính sách cho vay. Thực tế, nợ xấu xuất hiện ở một vài khách hàng lớn mà từ trước tới nay được đánh giá tốt.

2.3.1.7 Đội ngũ cán bộ tín dụng

Cán bộ làm việc ở Phòng Khách hàng được tuyển chọn kỹ lưỡng. Họ đều là những sinh viên khá giỏi ở các trường đại học. Đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, năng động, sáng tạo, có kinh nghiệm cơng tác trên 3 năm chiếm 78%. Cán bộ khách hàng có ý thức tự học tập và nâng cao trình độ, 100% số nhân viên trong phịng có trình độ đại học. Nhiều người trong số họ làm việc rất tốt, có kinh nghiệm trong tiếp xúc với khách hàng và kinh nghiệm trong thẩm định hồ sơ vay. Do đặc thù công việc áp lực về thời gian, phải đi công tác xa, nên Chi nhánh ưu tiên tuyển nhân viên nam. Nhân viên nam luôn chiếm tỷ trọng lớn, 80% trong tổng số nhân viên. Cơ cấu cán bộ tín dụng của phịng được cho là thích hợp. Bảng 2.12: Cơ cấu cán bộ tín dụng Phịng Khách hàng 2010 2011 2012 Tỷ lệ bình quân (%) Tổng số 17 20 19 Trình độ - Trên đại học 4 5 4 23% - Đại học 13 15 15 77% Kinh nghiệm - Trên 3 năm 11 17 16 78% - Dưới 3 năm 6 3 3 22% Giới tính - Nam 16 16 15 80% - Nữ 3 4 4 20% Nguồn: Phòng Khách hàng - VCB Vĩnh Lộc

Tuy nhiên, nhiều cán bộ tín dụng thiếu kiến thức tổng hợp, thiếu hiểu biết về môi trường kinh doanh như kinh tế, luật pháp, công nghệ, cạnh tranh và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, v.v. Khi thẩm định hồ sơ vay vốn trung dài dạn cán bộ tín dụng thường có xu hướng xem xét vấn đề một cách phiến diện, thiếu đánh giá đầy đủ và toàn diện những yếu tố ảnh hưởng đến dự án. Họ thiếu khả năng phân tích và dự báo những thay đổi của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của những thay đổi đó đến khách

hàng. Đây là điểm yếu nhất, ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của những kết luận do cán bộ thẩm định đưa ra trong báo cáo thẩm định về tín dụng trung dài hạn của khách hàng. Những khiếm khuyết này có thể khắc phục được phần nào nếu cán bộ tín dụng tích cực tìm kiếm ý kiến tư vấn từ các chuyên gia, những người có thể đưa ra những nhận định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh lộc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)