.2 Doanh số tín dụng của VCB VL và doanh số cho vay trung dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh lộc (Trang 29)

Đơn vị tính: tỷ đồng

2010 2011 2012

Tổng dư nợ cho vay 1.070 1.303 1.736

Dư nợ cho vay trung dài hạn 205 301 375

Tỷ trọng cho vay

(Trung dài hạn/ Tổng doanh số) 19% 23% 21%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng của VCB VL

Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay của VCB VL và tín dụng trung dài hạn

Tín dụng trung dài hạn tăng nhẹ từ năm 2010 đến 2012 (Bảng 2.2). Các chỉ tiêu như doanh số cho vay, dư nợ và doanh số thu nợ tăng nhẹ qua các năm. Do VCB VL chủ động giảm cho vay trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới và suy thoái kinh tế Việt Nam.

Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trung dài hạn

Nguồn: Phòng Khách hàng – VCB VL

Cơ cấu cho vay trung dài hạn

VCB VL vừa cho vay trung dài hạn theo đồng Việt Nam vừa cho vay ngoại tệ. VCB là ngân hàng có thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ và các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu. Đối với các dự án đầu tư lớn có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, các nhà đầu tư thường vay VCB VL. Năm 2012, cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm 55,2% và cho vay bằng ngoại tệ chiếm 44,8% (Bảng 2.3, trang 27). Khách hàng vay ngoại tệ thường là những khách hàng lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh. Những khách hàng này thường sử dụng thêm các dịch vụ khác của ngân hàng (thanh toán xuất – nhập khẩu, bảo lãnh, chuyển tiền, …). Thêm nữa, cho vay bằng ngoại tệ thường ít rủi ro hơn cho ngân hàng vì tỷ giá hối đối thường có xu hướng tăng (lợi cho ngân hàng). Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng giảm do nhiều yếu tố: chính sách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, biến động tỷ giá, chính sách xuất nhập khẩu của chính phủ.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Dư nợ cho vay VNĐ 571 53,4% 708 54,3% 958 55,2%

Dư nợ cho vay

ngoại tệ (quy VNĐ) 499 46,6% 595 45,7% 778 44,8%

Tổng dư nợ 1.070 100% 1.303 100% 1.766 100%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng của VCB VL

Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo loại tiền

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng của VCB VL

Cơ cấu tín dụng trung dài hạn được phân theo ngành. Trong cơ cấu doanh số cho vay, cho vay trung dài hạn của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chiếm 65% năm 2011 và 59% năm 2012. Tiếp theo là các ngành xây dựng, sản xuất và phân phối điện, vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc (Bảng 2.4, trang 28). Cơ cấu tín dụng theo lĩnh vực đã được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng cho vay các dự án sản xuất và phân phối điện, từ 7,7% năm 2011 lên thành 16% năm 2012. Đồng thời, giảm

tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến và lĩnh vực xây dựng. Như vậy, Chi nhánh đã điều chỉnh hoạt động cho vay theo hướng cân đối hơn và nâng cao tỷ trọng tín dụng trong những ngành an tồn hơn. Tuy nhiên, cơ cấu tín dụng theo lĩnh vực kinh doanh vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến.

Bảng 2.4: Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành 2010 - 2012

Đơn vị: tỷ đồng 2010 2011 2012 Doanh số cho vay Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay Tỷ trọng (%) Thủy sản 13,9 1,30% 0,00% - 0,00% Công nghiệp chế biến 544,6 50,90% 848,3 65,10% 1.026,0 59,10% Công nghiệp khai

thác mỏ

0,0 0,00% 3,9 0,30% - 0,00% Sản xuất và

phân phối điện

89,9 8,40% 100,3 7,70% 279,5 16,10% Xây dựng 312,4 29,20% 220,2 16,90% 88,5 5,10% Khách sạn và

nhà hàng

3,2 0,30% 1,3 0,10% 10,4 0,60% Vận tải, kho bãi,

thông tin liên lạc

79,2 7,40% 93,8 7,20% 46,9 2,70% Ngành khác 26,8 2,50% 36,5 2,80% 284,7 16,40%

Tổng cộng 1.070,00 100% 1.303,00 100% 1.736,00 100%

Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay theo ngành năm 2012

Nguồn: Phòng Khách hàng – VCB VL

Tình hình dư nợ phân theo lĩnh vực kinh doanh của khách hàng được trình bày ở Bảng 2.5 (trang 30). Năm 2012, cơ cấu dư nợ đã có những thay đổi đáng kể so với năm 2011. Trong đó, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện có dư nợ tăng mạnh. Những lĩnh vực khác dư nợ giữ nguyên hoặc giảm, nhất là những lĩnh vực được cho là rủi ro trong điều kiện nền kinh tế suy thoái. Như vậy, cơ cấu dư nợ đang thay đổi theo hướng tích cực, góp phần tạo ra một cơ cấu cho vay theo lĩnh vực kinh doanh hợp lý hơn.

Tóm lại, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và suy thoái kinh tế Việt Nam, VCB VL đã chủ động điều chỉnh giảm cho vay những ngành nhạy cảm, rủi ro cao. Đây là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, những biện pháp đưa ra mang tính ứng phó là chính. Chi nhánh chưa chủ động xây dựng một cơ cấu tín dụng theo ngành phù hợp, mang tính dài hạn. Do đó, cơ cấu tín dụng vẫn cịn mất cân đối và tiềm ẩn những rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đầu tư dự án của Chi nhánh.

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ phân theo ngành 2011 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng

2011 2012

Dự nợ Tỷ trọng (%) Dự nợ Tỷ trọng (%)

Thủy sản 8,74 0,52 5,19 0,29

Công nghiệp chế biến 877,14 51,71 835,31 47,31 Công nghiệp khai thác mỏ 11,66 0,69 11,74 0,66 Sản xuất và phân phối điện 113,36 6,68 205,37 11,63 Xây dựng 386,41 22,78 330,91 18,74 Khách sạn và nhà hàng 39,51 2,33 34,43 1,95 Vận tải, kho bãi,

thông tin liên lạc

169,36 9,98 172,19 9,75

Ngành khác 90,09 5,31 170,63 9,66

Tổng cộng 1.696,28 100% 1.765,77 100%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng của VCB VL

Cơ cấu tín dụng theo quy mơ khách hàng. Doanh số cho vay trung dài hạn hầu như tập

trung vào những khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ không đáng kể. Năm 2012, doanh số cho vay khách hàng lớn chiếm 95,3% (Bảng 2.6, trang 31). Điều này dường như là hợp lý vì cho vay trung dài hạn với mức 10 tỷ trở lên và thường là khách hàng lớn mới vay nhiều. Nói chung, khách hàng lớn thường có tiềm lực tài chính mạnh, do đó khả năng trả nợ tốt hơn khách hàng vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, tìm hiểu sâu hơn chúng ta thấy rằng doanh số cho vay tập trung vào một số ít khách hàng lớn. Việc tập trung cho vay một vài khách hàng lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro nếu như công tác thẩm định không được thực hiện tốt và khi khách hàng gặp những rủi ro

bất khả kháng. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đấu tư dự án của Chi nhánh.

Bảng 2.6: Cơ cấu doanh số cho vay theo quy mô khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng 2011 2012 Doanh số cho vay Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay Tỷ trọng (%) Khách hàng lớn 1.946,00 94,20 1334,48 95,30 Khách hàng vừa và nhỏ 119,82 5,80 65,81 4,70 Tổng cộng 2.065,82 100% 1.400,30 100%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng của VCB VL

Phân tích tình hình dư nợ cũng đưa ra kết luận giống với trường hợp phân tích doanh số cho vay. Cụ thể, dư nợ trung dài hạn chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng lớn. Dự nợ của nhóm khách hàng vừa và nhỏ chỉ chiếm dưới 5% tổng dư nợ (Bảng 2.7, trang 32). Năm 2012, dư nợ của nhóm khách hàng vừa và nhỏ có xu hướng giảm xuống. Lý do là trong năm 2012, Vietcombank hạn chế cho vay mới và tích cực thu hồi nợ, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính yếu.

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ phân quy mô khách hàng 2011 – 2012

Đơn vị: tỷ đồng 2011 2012 Dự nợ bình quân Tỷ trọng (%) Dự nợ bình quân Tỷ trọng (%) Khách hàng lớn 1.597,90 94,20 1.682,78 95,30 Khách hàng vừa và nhỏ 98,38 5,80 82,99 4,70 Tổng cộng 1.696,28 100% 1.765,77 100%

Cơ cấu cho vay theo hình thức sở hữu được trình bày ở Bảng 2.8. Doanh số cho vay các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, năm 2012 là 55,9%. Điều này được lý giải rằng VCB VL có thế mạnh là ngân hàng tài trợ các dự án lớn, chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, VCB VL điều chỉnh tăng doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh (tăng từ 44,1% năm 2011 lên thành 45,3% năm 2012) phù hợp với xu thế phát triển của thị trường tín dụng khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng mở rộng đầu tư các dự án phát triển sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.8: Cơ cấu doanh số cho vay theo hình thức sở hữu

2010 2011 2012

Doanh nghiệp nhà nước 55,9% 55,4% 54,7% Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 44,1% 44,6 45,3%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng của VCB VL

Cơ cấu dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo. Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo

(TSĐB) là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Số lượng khoản vay và tỷ trọng dư nợ cho vay có TSĐB tại VCB VL tăng liên tục qua các năm. Trên 94% số lượng các khoản vay và 91% tổng dư nợ có TSĐB (Bảng 2.9). Chi nhánh chủ yếu cho vay có tài sản đảm bảo và điều này giúp giảm rui ro không thu hồi được nợ.

Giá trị khoản vay thường tối đa bằng 70% giá trị TSĐB (tại thời điểm cho vay). Tuy nhiên, trong tín dụng trung dài hạn, với đặc thù cho vay đầu tu dự án, TSĐB thường là tài sản hình thành từ vốn vay nên gặp một số rủi ro: thời gian hình thành tài sản thường khá dài (tính đơn vị bằng năm), giá trị tài sản thay đổi nhanh khi thị trường biến động, tài sản đặc thù khơng có giá trị khi phát mãi mà bắt buộc phải được tái cơ cấu tài chính hoặc chuyển đổi chủ đầu tư. Cùng với chính sách chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của VCB VL trong giai đoạn 2013 - 2015,

Phòng Khách hàng đang nỗ lực gia tăng thị phần tín dụng tại các doanh nghiệp loại này hoạt động hiệu quả và có tài sản đảm bảo tốt.

Bảng 2.9: Cơ cấu cho vay có tài sản đảm bảo và khơng có tài sản đảm bảo

Đơn vị: tỷ đồng

2010 2011 2012

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng số khoản vay 118 100% 141 100% 156 100%

Số khoản vay có TSĐB 112 95% 133 94% 148 95% Số khoản vay khơng có

TSĐB 6 5% 8 6% 8 5%

Tổng dư nợ 1.070 100% 1.303 100% 1.736 100%

Dư nợ có TSĐB 974 91% 1.199 92% 1.632 94% Dư nợ khơng có TSĐB 96 9% 104 8% 104 6%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng trung dài hạn của VCB VL

2.2.2 Công tác thu hồi nợ

Hoạt động thu hồi nợ của Chi nhánh được đánh giá là tương đối tốt. Trong hai năm 2011 – 2012, doanh số cho vay và doanh số thu nợ là tương đương nhau (Bảng 2.10). Chi nhánh đã tích cực theo dõi và có biện pháp thu nợ kịp thời. Năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục khủng hoảng và kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn suy thoái, các doanh nghiệp bắt đầu gặp khó khăn. Trong điều kiện đó, Chi nhánh vừa hạn chế cho vay, vừa rà soát lại các khoản nợ và tích cực thu hồi các khoản nợ đáo hạn. Mỗi cán bộ tín dụng phải đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng và thảo luận với lãnh đạo về những trường hợp đặc biệt để tìm giải pháp thu hồi các khoản nợ mà khách hàng vay. Các biện pháp rà soát và thu hồi nợ của Chi nhánh đã phát huy hiệu quả, góp phần giảm các khoản nợ q hạn và nợ khó địi.

Bảng 2.10: Tình hình thu hồi nợ trung dài hạn Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dự nợ bình quân Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dự nợ bình quân Khách hàng lớn 1.946,00 1.927,09 1.597,90 1.334,48 1.316,26 1.682,78 Khách hàng vừa và nhỏ 119,82 118,65 98,38 65,81 64,92 82,99 Tổng cộng 2.065,82 2.045,75 1.696,28 1.400,30 1.381,17 1.765,77 Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng tại của VCB VL

2.2.3 Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn

Chất lượng tín dụng trung dài hạn có chiều hướng giảm sút. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 là 4,5% tăng lên thành 7,2% năm 2012 (Bảng 2.11, trang 35). Nợ quá hạn xuất hiện ở một số khách hàng lớn mà cho tới trước thời điểm phát sinh nợ quá hạn vẫn được Chi nhánh đánh giá tốt. Nợ quá hạn xuất hiện ở những lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng như sản xuất cơng nghiệp và xuất hiện ở những lĩnh vực thuộc định hướng ưu tiên như FDI và bất động sản.

Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của tín dụng trung dài hạn Đơn vị: tỷ đồng 2010 2011 2012 Nợ quá hạn (%) 3,9% 4,5% 14,0% Nợ xấu (%) 2,1% 2,5% 5,6% Năm 2010 94 3.9 2.1

Nợ tiêu chuẩn Nợ quá hạn Nợ xấu

Năm 2011 93 2.5 4.5 Năm 2012 80.4 14 5.6

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng của VCB VL

Tình hình nợ xấu cũng đáng được Chi nhánh quan tâm. Nợ xấu đã tăng từ 2,5% năm 2011 lên thành 5,6% năm 2012. Đây là tỷ lệ quá cao so với mức mục tiêu mà Vietcombank đã đặt ra.

2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

2.3.1 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Phần này tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn và các yếu tố bên trong ảnh hưởng chất lượng tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh. Những nguyên nhân cụ thể làm suy giảm chất lượng tín dụng cũng được phân tích dưới đây.

2.3.1.1 Chính sách tín dụng của VCB

Chính sách tín dụng của VCB là nhất quán và sát thực tế. Chính sách này có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của mỗi giai đoạn cụ thể. VCB có những quy định cụ thể về quy trình tín dụng, hồ sơ vay vốn, quản lý tín dụng, đối tượng khách hàng, tài sản đảm bảo, phương thức cho vay, thời hạn cho vay và nguyên tắc điều chỉnh hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, và quản lý tín dụng, ... Những quy định cụ thể và chặt chẽ đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, chính sách tín dụng của Vietcombank chưa đưa ra một danh mục đầu tư mục tiêu thích hợp. Đó là quy định rõ tổng dư nợ tối đa của mỗi lĩnh vực và cơ cấu theo các loại khách hàng cho vay trung dài hạn. Vì vậy, hoạt động cho vay khơng được định hướng rõ ràng, dẫn tới tình trạng có những thời điểm dự nợ cho một lĩnh vực cụ thể quá nóng, hoặc tập trung cho vay một vài khách hàng lớn.

2.3.1.2 Quản lý danh mục đầu tư (portfolio)

Danh mục đầu tư là các lĩnh vực, ngành mà ngân hàng tài trợ. Quản lý danh mục đầu tư hợp lý chặt chẽ sẽ vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo an tồn cho ngân hàng.

Chi nhánh chưa chú trọng xây dựng một danh mục đầu tư cân đối giữa các lĩnh vực kinh doanh, giữa doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế, cơ cấu khách hàng chưa hợp lý. Năm 2012, 10 khách hàng lớn nhất có dư nợ chiếm hơn 40%, 40 khách hàng lớn nhất có dư nợ chiếm hơn 70%. Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế. Do đó, mức độ an tồn chưa cao, nhất là khi có những biến động lớn của nền kinh tế.

Chi nhánh còn lúng túng trong việc xác định ngành hàng chiến lược, khách hàng chiến lược. Chưa chú trọng phát triển danh mục/cơ cấu tín dụng cân đối. Chưa cơ cấu lại

được danh mục khách hàng, do đó xu hướng tập trung vào một số khách hàng lớn vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh lộc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)