Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại và bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt sở giao dịch TP HCM (Trang 35)

và bài học kinh nghiệm cho NH TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh

Tín dụng cá nhân đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và phát triển mạnh ở các quốc gia có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động nhưng chỉ mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam. Trước đây, với hoạt động ngân hàng truyền thống ở nước ta, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, cơng ty tài chính đang cạnh tranh mạnh mẽ với nhau để phát triển tín dụng cá nhân.

Vì vậy với kinh nghiệm tích lũy được tại các thị trường lớn, các ngân hàng nước ngồi đã có chiến lược đúng đắn và phù hợp để xen vào những khoảng trống của thị trường Việt Nam, từ đó gặt hái được thành cơng trên thị trường ngân hàng bán lẻ mà các ngân hàng trong nước chưa làm được.

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của các ngân hàng nước

ngồi tại Việt Nam

Theo thơng tin từ trang web của Tạp chí The Asian Banker, trong các NHTM hoạt động tại Việt Nam, có rất ít ngân hàng trong nước đoạt giải Ngân hàng bán lẻ tốt nhất trong suốt những năm vừa qua. Trong khi đó, ngân hàng ANZ được Tạp chí này trao giải Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong các năm 2007, 2008, 2010 và 2011; ACB đoạt giải này vào năm 2009, HSBC đoạt giải vào năm 2010 và Sacombank đoạt giải này trong năm 2011. The Asian Banker trao giải này dựa trên tiêu chí là ngân hàng đã tạo được doanh thu bán lẻ tăng vọt và dẫn đầu tất cả các ngân hàng tại Việt Nam (kể cả ngân hàng quốc tế và nội địa) về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tăng trưởng về số lượng khách hàng, có khả năng bền vững tín dụng cao. Vậy nguyên nhân do đâu mà các ngân hàng nước ngoài như

ANZ hay HSBC đạt được sự thành công như vậy.  Ngân hàng ANZ

ANZ Việt Nam đã và đang mang tới cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ thực sự khác biệt so với các ngân hàng khác với bằng chứng là rất nhiều khách hàng đang chuyển sang sử dụng dịch vụ của ANZ và họ đã thực sự tin rằng, không phải tất cả các ngân hàng đều giống nhau. ANZ đặc biệt cung cấp cho khách hàng cá nhân các sản phẩm tín dụng đa dạng, tiện ích có lãi suất hấp dẫn với chất lượng dịch vụ được nâng cao, thời gian thẩm định hồ sơ nhanh chóng, tư vấn khách hàng chi tiết đã giúp ngân hàng ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so với các ngân hàng quốc tế và nội địa.

Tháng 03/2011 Ngân hàng ANZ Việt Nam được The Asian Banker trao Giải thưởng “Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất khu vực châu Á” nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản phẩm này và tập trung vào nhu cầu của khách hàng và các gói dịch vụ đa dạng. Sản phẩm này là hình thức “tái vay vốn” - hình thức này cho phép khách hàng có thể vay lại khoản tiền mà khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng trước đó trong gói vay mua nhà của mình thơng qua thực hiện các thủ tục đơn giản và nhanh chóng trong vịng 4 giờ.

Đồng thời, ANZ cũng đã xây dựng thành cơng hệ thống kiểm sốt rủi ro và xem đây là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. ANZ Việt Nam đã phát triển đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân để hỗ trợ việc ANZ trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường trong một số lĩnh vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.

Ngân hàng HSBC

Tạp chí The Asian Banker đã chọn HSBC là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong năm 2010”. Thành công của HSBC Việt Nam ở chỗ chuyển từ đối tượng phục vụ là người nước ngồi sang phục vụ khách hàng Việt Nam với thơng điệp “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”. Với chiến lược thay đổi khách hàng mục tiêu và lập ra đội ngũ nhân viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp, HSBC được đánh giá vượt trội ở khả năng bán hàng và khả năng giới thiệu các sản phẩm

dịch vụ ngân hàng mới cho thị trường Việt Nam đặc biệt là cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân, trong đó nổi trội về cho vay cá nhân và thẻ tín dụng.

HSBC đã cho ra đời sản phẩm HSBC Premier là loại sản phẩm dành riêng cho đối tượng khách hàng cao cấp của ngân hàng. Khách hàng được hưởng các dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên sâu, dịch vụ ngân hàng quản lý nguồn tài chính áp dụng trên toàn cầu, các thẻ tín dụng Premier Master được chấp nhận trước và những trung tâm Premier độc quyền trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt, thẻ tín dụng của HSBC đã chiếm được cảm tình của khách hàng bằng các yếu tố độc đáo này. Ngoài ra trong tháng 3/2011 Ngân hàng HSBC tung ra chương trình Red- Weekend cho các chủ thẻ tín dụng. Theo đó, khách hàng có thể hưởng ưu đãi từ 3050% hóa đơn thanh tốn tại các cửa hàng và nhãn hiệu hàng đầu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Với chính sách cho vay khơn khéo áp dụng cho khách hàng cá nhân và hộ gia đình, HSBC đưa ra cho các khách hàng sự lựa chọn phương thức hoàn trả linh hoạt trên cơ sở lãi vay tính trên dư nợ gốc ban đầu hoặc trên dư nợ giảm dần. Tập đoàn HSBC được vận hành bằng 5 nguyên tắc kinh doanh nòng cốt hỗ trợ tối đa cho chính sách tín dụng: Hoạt động có năng lực và hiệu quả, nguồn vốn mạnh và lưu động, chính sách cho vay khơn khéo và kỷ luật nghiêm khắc.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho NH TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch Thành

phố Hồ Chí Minh

Qua kinh nghiệm thành cơng của một số ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong phát triển tín dụng cá nhân, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho NH TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch TPHCM:

Thứ nhất, để phát triển thành cơng tín dụng cá nhân trên thị trường, NHTM

Nam Việt – SGD TPHCM cần phải nghiên cứu thị trường, xác định được khả năng thực lực và mục tiêu phát triển của mình để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược phát triển tổng thể được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Thứ hai, muốn phát triển được tín dụng cá nhân cần có hệ thống mạng lưới

chi nhánh phù hợp theo chiến lược tổng thể. Tuy nhiên việc phát triển mạng lưới phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Thực tế có những ngân hàng thành cơng trong phát triển tín dụng cá nhân do phát triển mạng lưới rộng khắp hoặc khai thác được thông qua mạng lưới của bên thứ ba nhưng cũng có những ngân hàng thành cơng nhờ ứng dụng công nghệ để gọn nhẹ mạng lưới hay giảm mạng lưới để tập trung cho các đối tượng khách hàng theo chiến lược đề ra.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ. Mấu chốt

thành cơng trong phát triển tín dụng cá nhân là nền tảng khách hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng lớn nên phải tận dụng công nghệ.

Thứ tư, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cá nhân để đáp ứng các nhu cầu

khách hàng. Nếu ngân hàng chúng ta vẫn tiếp tục dựa trên các hoạt động ngân hàng truyền thống (huy động vốn và cho vay) thì khó có thể thành cơng trong phát triển tín dụng cá nhân được.

Thứ năm, muốn phát triển được tín dụng cá nhân, địi hỏi từng ngân hàng phải

xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu mạnh trên thị trường. Chiến lược marketing có thể được thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Do mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh nên chương cơ sở lý luận tìm hiểu 2 vấn đề trọng tâm là:

Hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại: tìm hiểu về khái niệm, vai trị, sản phẩm tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó luận văn cũng làm rõ khái niệm, sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng cá nhân.

Luận văn còn lược khảo các nghiên cứu liên quan đến phát triển tín dụng cá nhân trong và ngồi nước. Tổng hợp kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân tại các

ngân hàng thương mại trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân cho ngân hàng TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch TPHCM.

Thông qua việc nghiên cứu chương 1, luận văn tiếp tục tiến hành vận dụng, đi sâu phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch TPHCM.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT – SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về NH TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí

Minh

2.1.1. Tổng quan về NH TMCP Nam Việt

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Việt tên gọi tắt là Navibank, là Ngân hàng chuyển từ Đồng Bằng Sông Cửu Long lên địa bàn TP Hồ Chí Minh, đồng thời chuyển từ Ngân hàng TMCP Nơng Thôn sang Ngân hàng TMCP Đô Thị.

Tiền thân của Navibank là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Sông Kiên thuộc tỉnh Kiên Giang, thành lập năm 1995 với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng. Năm 2006 Ngân hàng Sông Kiên đổi thành Ngân hàng TMCP Nam Việt, chuyển từ Ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị. Ngày 22/01/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định Quyết định số 86 về việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng TMCP Nam Việt. Theo đó, từ ngày này Ngân hàng TMCP Nam Việt đã đổi tên là Ngân hàng Quốc Dân.

Qua hơn 18 năm hình thành và phát triển của NH TMCP Nam Việt không phải là con đường trải đầy hoa hồng mà là quá trình chinh phục những gian nan, những thử thách. Chính những trải nghiệm q báu này đã góp phần tơi luyện nên một thế hệ cán bộ nhân viên Navibank bản lĩnh trong nghề nghiệp, vững vàng về chuyên môn, trong sáng trong đạo đức nghề nghiệp. 18 năm, nhìn lại một chặng đường đã qua khơng để hồi niệm, khơng để tự hào nhưng để tự tin vững bước chinh phục những đỉnh cao mới trong tương lai.

Một thời cơ mới với những thách thức mới chào đón Navibank. Ý thức sâu sắc những cơ hội cũng như những khó khăn sẽ gặp phải trong mơi trường kinh doanh mới, để có thể tồn tại và phát triển, Navibank đã thực hiện một cuộc đại cải tổ, mà ở đó, cơ cấu tổ chức hoạt động được xét duyệt và điều chỉnh, đầu tư cho công tác phát triển mạng lưới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính thơng qua việc bổ sung

vốn điều lệ và tái cơ cấu bảng tổng kết tài sản, hiện đại hóa ngân hàng, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Với những nỗ lực đúng đắn và tích cực đó, chỉ sau hơn 01 năm chuyển đổi mơ hình hoạt động, đến cuối năm 2007, Navibank đã đạt được sự tăng trưởng hết sức ấn tượng như tổng tài sản đạt gần 10.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 9.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 100 tỷ đồng.

2.1.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Việt Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank (2009 – 2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: BCTN năm 2010, 2011, 2012 và 2013)

Tổng tài sản

Nhìn chung tổng tài sản tăng dần qua các năm mặc dù năm 2012 có giảm nhưng khơng đáng kể. Tăng đáng kể nhất là năm 2011 và 2013. Năm 2011, tổng tài sản của Navibank đạt 22.496.047 triệu đồng, tăng 2.479.661 triệu đồng (+12,39%) so với năm 2010. Năm 2013, tổng tài sản đạt 29.074.356 triệu đồng, tăng 7.489.142 triệu đồng (+34,07%) so với năm 2012. Tổng tài sản tăng cho thấy ngân hàng đang mở rộng quy mơ hoạt động của mình trên thị trường.

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản 18.689.952 20.016.386 22.496.047 21.585.214 29.074.356

Huy động vốn 11.420.324 11.410.495 15.081.981 17.078.559 20.504.119

Dư nợ tín dụng 9.959.608 10.766.555 12.914.682 12.885.655 13.475.390

Lợi nhuận trước thuế 189.818 209.348 222.012 3.390 23.921

Vốn chủ sở hữu 1.166.038 2.022.338 3.216.000 3.184.908 3.203.537

Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản bình quân (ROA)

1,06% 1,27% 1,00% 0,02% 0,08%

Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: BCTN năm 2010, 2011, 2012 và 2013)

 Hoạt động huy động vốn

Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của Navibank đạt 15.081.981 triệu đồng, tăng 3.671.486 triệu đồng (+32,18%) so với năm 2010 và cũng là năm tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2009 – 2013. Tính đến 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động của Navibank đạt 20.504.119 triệu đồng, tăng 3.425.560 triệu đồng (+20,06%) so với năm 2012. Năm 2013 nhờ triển khai các chương trình bán hàng và việc đẩy mạnh kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, công tác huy động vốn của ngân hàng có sự tăng đáng kể so với năm 2012.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ cá nhân và tổ chức kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: BCTN năm 2010, 2011, 2012 và 2013)

Dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm. Năm 2011, dư nợ tín dụng đạt 12.914.682 triệu đồng, tăng 2.148.127 triệu đồng (+19,95%) so với năm 2010 và tăng cao nhất trong giai đoạn 2009 – 2013.

Mặc dù năm 2013 ngành ngân hàng tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên Navibank đã nỗ lực để đảm bảo hoạt động tín dụng tiếp tục được tăng trưởng. Bên cạnh đó Navibank tiếp tục cơng tác rà sốt, tái đánh giá lại các khoản nợ hiện tại nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng nợ. Tính đến ngày 31/12/2013, dư nợ tín dụng của tồn ngân hàng đạt 13.475.390 triệu đồng, tăng 589.735 triệu đồng (+4,57%) so với năm 2012.

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: BCTN năm 2010, 2011, 2012 và 2013)

Lợi nhuận trước thuế

Năm 2012, bên cạnh việc đảm bảo an toàn hoạt động, Navibank cũng đồng hành chia sẻ khó khăn với các khách hàng vay vốn bằng việc điều chỉnh lãi suất các khoản vay cũ xuống mức hợp lý để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì ổn định và từng bước phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, lợi nhuận của Navibank không đạt như mong đợi và chỉ đạt 3.390 triệu đồng; giảm 212.622 triệu đồng (-98,47%) so với năm 2011 và thấp nhất trong các năm.

Kết thúc năm 2013, mặc dù mơi trường kinh doanh cịn gặp khơng ít khó khăn và thử thách cũng như năng lực nội bộ còn hạn chế, tuy nhiên dưới sự nỗ lực không

vĩ mơ đem lại và khẳng định tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình bằng việc đạt mức lợi nhuận trước thuế 23.921 triệu đồng, tăng 20.531 triệu đồng (+605,63%) so với năm 2012.

Khả năng sinh lời

Đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước về vốn pháp định, trong năm 2011, Navibank đã tăng vốn điều lệ từ 1.820 tỷ đồng lên 3.010 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ bình quân năm 2011 lên 2.861 tỷ đồng (tăng trên 02 lần so với năm 2010). Do nguồn thu chủ yếu của Navibank từ hoạt động tín dụng nhưng hoạt động này lại bị hạn chế (tăng trưởng tín dụng khơng vượt q 20% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước) nên tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận không theo kịp tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt sở giao dịch TP HCM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)