Xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt sở giao dịch TP HCM (Trang 49)

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại NH TMCP Nam Việt – Sở Giao

2.2.1.4. Xếp hạng tín dụng

Quy trình xếp hạng tín dụng bao gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích

đánh giá, thơng tin xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm khác liên quan đến đối tượng xếp hạng.

cuối cùng được quyết định sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng xếp hạng. Trong xếp hạn tín dụng của các NHTM thì kết quả xếp hạng khơng được cơng bố rộng rãi.

Bước 3: Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều

chỉnh mức xếp hạng. Các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mơ hình xếp hạng.

2.2.2. Các sản phẩm tín dụng cá nhân đang áp dụng tại NH TMCP Nam Việt

– Sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.1. Sản phẩm cho vay

Cho vay mua xe ô tô: Nhằm hỗ trợ khách hàng có đủ nguồn vốn để mua xe ơ tơ phục vụ nhu cầu đi lại.

Cho vay mua nhà ở, đất ở: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để khách hàng mua

được căn nhà, thửa đất đúng như mong muốn.

Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để khách hàng xây dựng, sửa chữa căn nhà đúng như mong muốn.

Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất, kinh doanh: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh gia đình.

 Cho vay đầu tư nhà xưởng máy móc, thiết bị: nhằm đáp ứng nhu cầu sửa chữa, đầu tư mới cơ sở vật chất, phương tiện vận tải, tài sản cố định… phục vụ sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình.

Cho vay tiêu dùng: nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình (phục vụ đời sống) bao gồm: mua sắm vật dụng gia đình, trang trí nội thất, du lịch, cưới hỏi, chi phí học hành, chữa bệnh và các nhu cầu chi tiêu gia đình khác.

 Cho vay du học: nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính để đi du học.

 Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi: nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân và các nhu cầu hợp pháp khác của khách hàng.

 Cho vay tín chấp đối với cán bộ cơng nhân viên và người thân cán bộ công

Mức cho vay của các sản phẩm trên tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng.

2.2.2.2. Các sản phẩm tín dụng khác

Các hình thức cấp tín dụng cá nhân khác bao gồm: chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh tốn và các hình thức cấp tín dụng khác. Tuy nhiên tại NH TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh thì các nghiệp vụ này hầu như khơng có và rất hạn chế. Do đó trong bài luận văn này, khi đề cập tới tín dụng cá nhân cũng được xem xét như cho vay khách hàng cá nhân.

2.2.3. Kết quả tín dụng cá nhân tại NH TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch

Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.3.1. Dư nợ tín dụng cá nhân Dư nợ tín dụng cá nhân Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng cá nhân (2009 – 2013) Đv tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Tổng dư nợ tín dụng 3.120.780 100% 4.590.120 100% 5.710.058 100% 6.583.076 100% 7.390.329 100% Dư nợ doanh nghiệp 2.496.624 80% 3.442.590 75% 4.403.001 77% 5.207.828 79% 6.323.493 86% Dư nợ cá nhân 624.156 20% 1.147.530 25% 1.307.057 23% 1.375.248 21% 1.066.836 14%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank - SGD)

Năm 2009, dư nợ tín dụng cá nhân là 624.156 triệu đồng, chiếm 20% tổng dư nợ. Sang năm 2010, dư nợ tín dụng cá nhân đạt 1.147.530 triệu đồng, chiếm 25% tổng dư nợ, tăng 532.374 triệu đồng (+83,85%) so với năm 2009 và cũng là năm có tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ cá nhân cao nhất trong giai đoạn 2009 – 2013.

Năm 2011, dư nợ tín dụng cá nhân là 1.307.057 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23% tổng dư nợ. Sang năm 2012 tỷ trọng dư nợ cá nhân so với tổng dư nợ giảm 2% so với năm 2011, nhưng lại có sự gia tăng về số tuyệt đối tuy nhiên sự gia tăng này khơng đáng kể. Bước sang năm 2013, hoạt động tín dụng cá nhân đã có sự giảm sút đáng kể thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng cá nhân giảm ròng 308.412 triệu đồng, tức giảm 22,4% so với năm 2012. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ giảm 7% so với năm 2012, đây cũng là mức giảm đáng kể nhất trong các năm từ 2009 – 2013.

Nhìn chung tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân giảm qua các năm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến người dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dùng giảm gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, dư nợ tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng và tỷ trọng này ngày càng giảm qua các năm. Điều này đi ngược lại xu thế diễn ra chung của ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, tức là tăng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân và giảm dần tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank - SGD)

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn vay Đv tính: triệu đồng Đv tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Ngắn hạn 337.044 54% 562.290 49% 569.033 44% 838.812 61% 755.166 71% Trung dài hạn 287.112 46% 585.240 51% 738.024 56% 536.436 39% 311.670 29% Tổng dư nợ tín dụng cá nhân 624.156 100% 1.147.530 100% 1.307.057 100% 1.375.248 100% 1.066.836 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank - SGD)

Xét theo thời hạn vay, dư nợ tín dụng cá nhân trung dài hạn nhìn chung thấp hơn và có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với dư nợ ngắn hạn.

Năm 2010 có sự tăng trưởng tích cực dư nợ ngắn hạn với mức tăng tuyệt đối là 225.246 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng 66,83% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2010, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến động khó khăn, lạm phát tăng cao, chính phủ có những chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mơ trong đó tập trung nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm bớt tín dụng phi sản xuất. Trên tinh thần chỉ đạo của NHNN, Navibank – SGD TPHCM đã kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng tín dụng cá nhân phi sản xuất, thay vào đó là tập trung phát triển cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình dẫn đến cơ cấu dư nợ ngắn hạn trong năm qua tăng trưởng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn. Năm 2012, dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 269.779 triệu đồng, tương ứng tăng 47% so với năm 2011. Năm 2013, dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm 83.646 triệu đồng, tương ứng giảm 10% so với năm 2012.

Năm 2010, dư nợ tín dụng cá nhân trung dài hạn đạt 585.240 triệu đồng, chiếm 51% tổng dư nợ tín dụng cá nhân, tăng 298.128 triệu đồng (+104%) so với năm 2009. Dư nợ tín dụng cá nhân trung và dài hạn năm 2012 giảm 201.588 triệu đồng, tương ứng giảm 27% so với năm 2011, năm 2013 giảm 224.766 triệu đồng, tương ứng giảm 42% so với năm 2012. Qua đó nhận thấy ngân hàng đang tập trung

chỉnh lại cơ cấu tín dụng nhằm góp phần làm ổn định lại cơ cấu tín dụng, đem lại thu nhập ổn định cho ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng nâng cao được uy tín cũng như thương hiệu của mình.

Biểu đồ 2.5: Dư nợ tín dụng cá nhân của Navibank – SGD TPHCM theo thời hạn (2009 – 2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank - SGD)

Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm (2009 – 2013)

Đv tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%)

Cho vay mua xe ô tô 11.360 1,82% 25.016 2,2% 39.262 3% 25.523 1,9% 12.457 1,2% Cho vay mua nhà ở, đất ở 215.334 34,5% 403.931 35,2% 407.420 31,2% 508.260 37% 219.703 20,6% Cho vay xây dựng, sửa

chữa nhà 28.462 4,56% 50.032 4,4% 59.194 4,5% 34.480 2,5% 20.951 2% Cho vay sản xuất kinh

doanh 126.704 20,3% 213.096 18,5% 222.839 17% 203.408 14,8% 153.225 14,4% Cho vay đầu tư nhà xưởng,

máy móc thiết bị 11.797 1,89% 24.442 2,13% 33.396 2,6% 33.968 2,5% 21.093 2% Cho vay tiêu dùng 204.937 32,8% 373.062 32,5% 480.428 36,7% 522.121 39,9% 531.031 40,6% Cho vay du học 562 0,09% 1.721 0,2% 821 0,1% 920 0,1% 3.660 0,3% Cho vay cầm cố giấy tờ có

giá 22.470 3,6% 49.344 4,3% 51.152 3,9% 35.023 2,5% 94.385 8,8% Cho vay tín chấp cán bộ

nhân viên 2.497 0,4% 6.885 0,6% 12.545 1% 11.545 0,8% 10.331 1%

Tổng dư nợ tín dụng cá

nhân 624.156 100% 1.147.530 100% 1.307.057 100% 1.375.248 100% 1.066.836 100%

Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn trong những năm qua cho thấy Navibank – SGD TPHCM tập trung phần lớn vào cho vay mua nhà ở, đất ở và cho vay tiêu dùng với tỷ lệ dư nợ xấp xỉ trên 30% dư nợ tín dụng cá nhân. Tiếp đến là cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ gần 20% tổng dư nợ tín dụng cá nhân.

Bên cạnh đó, cho vay xây dựng, sửa chữa nhà và cho vay cầm cố giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ khoảng 3%, mặc dù tỷ lệ khơng cao nhưng cũng có phát triển.

Ngồi ra các nhu cầu vay vốn khác chưa được chú trọng phát triển thể hiện ở tỷ lệ dư nợ các sản phẩm này rất thấp trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân.

Cho vay mua nhà ở, đất ở

Trong giai đoạn năm 2009 – 2013, cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà ở, đất ở luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng từ 20,6% đến 37% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Tuy nhiên có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Do tác động của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn, đồng thời cũng tuân thủ chỉ đạo của chính phủ về ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh, hạn chế tăng trưởng tín dụng phi sản xuất nên Navibank – SGD hạn chế vốn vào lĩnh vực này.

Cho vay tiêu dùng

Năm 2010, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 373.062 triệu đồng, tăng 168.089 triệu đồng (+82,01%) so với năm 2009. Tiếp đến, năm 2011 dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 480.428 triệu đồng, tăng 107.366 triệu đồng (+28,78%) so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ cho vay tiêu dùng là 522.121 triệu đồng, tăng 41.693 triệu đồng (+8,63%) so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ cho vay tiêu dùng tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn, tăng 8.910 triệu đồng (+1,71%) so với năm 2012. Dư nợ cho vay tiêu dùng từ năm 2009 – 2013 tăng dần qua các năm về mặt số tuyệt đối và tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ tín dụng cá nhân cũng tăng. Tuy nhiên qua các năm thì tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay tiêu dùng có xu hướng chậm lại.

Tỷ trọng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh trên tổng dư nợ tín dụng cá nhân giảm dần qua các năm cho thấy Navibank – SGD TPHCM đang chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm khác. Tuy nhiên từ năm 2009 – 2011, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tăng dần, đến năm 2012 và năm 2013 thì giảm xuống. Tăng cao nhất là vào năm 2010, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh đạt 213.096 triệu đồng, tăng 86.393 triệu đồng (+68,18%) so với năm 2009.

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

Sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá có sự tăng trưởng dư nợ khá tốt, tăng về con số tuyệt đối cũng như tỷ trọng dư nợ cho vay cầm cố giấy tờ có giá trên tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Giấy tờ có giá mà Navibank – SGD TPHCM nhận cầm cố là các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao như sổ tiết kiệm, chứng nhận tiền gửi của Navibank hoặc của các tổ chức tín dụng khác. Với mức cho vay hợp lý (95% giá trị của giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và 90% giá trị của giấy tờ có giá bằng ngoại tệ) và lãi suất hấp dẫn đã khuyến khích nhu cầu khách hàng vay vốn cầm cố giấy tờ có giá tại Navibank – SGD TPHCM.

Cho vay cán bộ công nhân viên

Là sản phẩm cho vay đối với cán bộ công nhân viên của ngân hàng, căn cứ theo chức vụ, thâm niên và mức lương của họ, sản phẩm này ưu đãi lãi suất thấp cho nhân viên để họ làm việc tốt hơn cho ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ cho vay nhân viên chiếm dưới 1% và có sự tăng trưởng nhẹ qua các năm.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm (2009 – 2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

2.2.3.2. Doanh số hoạt động và doanh số thu nợ tín dụng cá nhân

Doanh số hoạt động tín dụng cá nhân

Bảng 2.5: Tình hình doanh số hoạt động tín dụng cá nhân của Navibank – SGD

Đv tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh số hoạt động 1.150.260 1.214.230 1.313.720 1.520.278 1.521.723 Tốc độ tăng doanh số hoạt động - 5,56% 8,19% 15,72% 0,1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank - SGD)

Doanh số hoạt động tín dụng cá nhân của Navibank – Sở Giao Dịch TPHCM tăng dần qua các năm. Tăng cao nhất là năm 2012 với doanh số hoạt động đạt 1.520.278 triệu đồng, tăng 15,72% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số hoạt động chỉ tăng 0,1% so với năm 2012 và đạt 1.521.723 triệu đồng. Doanh số hoạt động tăng qua các năm cho thấy Navibank – Sở Giao Dịch TPHCM đang mở rộng hoạt động cấp tín dụng cá nhân của mình trên thị trường.

Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng doanh số hoạt động của KHCN của Navibank – SGD

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank - SGD)

Bảng 2.6: Tình hình doanh số thu nợ tín dụng cá nhân của Navibank – SGD

Đv tính: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh số thu nợ 823.347 860.150 899.210 1.070.490 1.130.560 Tốc độ tăng doanh số thu nợ - 4,47% 4,54% 19,05% 5,61%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank - SGD)

Tốc độ tăng doanh số thu hồi nợ tín dụng cá nhân tăng dần qua các năm, cao nhất là năm 2012 tăng 171.280 triệu đồng (+19,05%) so với năm 2011. Điều này cho thấy, công tác thu hồi nợ của ngân hàng được thực hiện tốt, công tác thu nợ và xử lý nợ của ngân hàng ngày càng được chú trọng hơn thể hiện qua việc kiểm tra mục đích cũng như hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và lãi vay khi đến hạn, thường xuyên phân loại nợ để đề ra các biện pháp thu hồi và xử lý.

Biểu đồ 2.8: Tốc độ tăng doanh số thu nợ của KHCN của Navibank – SGD

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank - SGD)

2.2.3.3. Thu nhập từ tín dụng cá nhân

Bảng 2.7: Thu nhập từ tín dụng cá nhân của Navibank – SGD (2009 – 2013)

Đv tính: triệu đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt sở giao dịch TP HCM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)