2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại NH TMCP Nam Việt – Sở Giao
2.2.3.3. Thu nhập từ tín dụng cá nhân
Bảng 2.7: Thu nhập từ tín dụng cá nhân của Navibank – SGD (2009 – 2013)
Đv tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Thu nhập từ tín dụng cá nhân 81.621 90.019 80.526 96.130 1.457 Tốc độ tăng thu nhập - 10,29% -10,55% 19,38% -98,48%
Trong tổng thể hoạt động kinh doanh của NHTM tại Việt Nam thì hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu. Mảng dịch vụ chỉ mới được chú ý trong thời gian gần đây nên chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Tại Navibank – SGD TPHCM với định hướng bán lẻ thì việc tập trung phát triển tín dụng cá nhân đã mang lại cho Navibank – SGD TPHCM nguồn thu nhập ổn định. Thu nhập từ tín dụng cá nhân tăng qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2013 thu nhập từ tín dụng cá nhân giảm mạnh, giảm 94.673 triệu đồng (-98,48%) so với năm 2012. Do trong năm 2013 Navibank – SGD TPHCM đã đồng hành chia sẻ khó khăn với các khách hàng bằng việc điều chỉnh lãi suất của các khoản tín dụng cũ xuống mức hợp lý. 2.2.3.4. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu tín dụng cá nhân Đv tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ xấu Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Nợ xấu 50.129 8,03% 59.320 5,17% 58.586 4,48% 87.829 6,39% 125.919 11,8% Tổng dư nợ tín dụng cá nhân 624.156 100% 1.147.530 100% 1.307.057 100% 1.375.248 100% 1.066.836 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank - SGD)
Năm 2010, nợ xấu đạt 59.320 triệu đồng, tăng 9.191 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2011, nợ xấu là 58.586 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,48% trên tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Sang năm 2012, nợ xấu tăng 29.243 triệu đồng (+50%) so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ xấu đạt 125.919 triệu đồng, tăng 38.090 triệu đồng (+43%) so với năm 2012.
Nợ xấu đang có xu hướng tăng lên trong khi dư nợ tín dụng cá nhân có xu hướng giảm xuống. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, bên cạnh đó cũng làm ảnh hưởng đến mức thu nhập của khách hàng, khiến nhiều khách hàng gặp khó
khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi.
2.3. Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại NH TMCP Nam Việt – Sở
Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Mức tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu về quy mơ tín dụng cá nhân của Navibank – SGD
Đv tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Số lượng KHCN 7.510 8.120 9.217 11.389 15.680 Dư nợ tín dụng cá nhân 624.156 1.147.530 1.307.057 1.375.248 1.066.836 Dư nợ bình quân/KHCN 83 141 142 121 68
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank - SGD)
Số lượng khách hàng cá nhân tăng qua các năm. Điều này cho thấy ngày càng nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm dịch vụ của Navibank – SGD TPHCM.
2.3.2. Mức tăng trưởng quy mơ tín dụng cá nhân
Mức tăng trưởng dư nợ bình quân trên một khách hàng cá nhân
Dư nợ tín dụng cá nhân tăng qua các năm và số lượng KHCN tăng nhưng tốc độ tăng số lượng KHCN nhanh hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân. Điều này dẫn đến dư nợ bình quân/KHCN giảm qua các năm.
Mức tăng trưởng thị phần tín dụng cá nhân của ngân hàng trên thị trường mục tiêu
Bảng 2.10: Tốc độ tăng trưởng thị phần của Navibank – SGD (2009 – 2013)
Đv tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Dư nợ ngành ngân hàng
Dư nợ Navibank – SGD TPHCM Thị phần của Navibank - SGD 2009 480.233.050 624.156 0,13% 2010 510.320.119 1.147.530 0,22% 2011 527.555.421 1.307.057 0,25% 2012 550.667.121 1.375.248 0,25% 2013 617.118.290 1.066.836 0,17%
Trong giai đoạn 2009 – 2013, quy mơ cấp tín dụng của Navibank – SGD TPHCM cho nền kinh tế tăng qua các năm, mặc dù năm 2013 có giảm nhưng khơng đáng kể. Do đó thị phần tín dụng cá nhân của ngân hàng cũng tăng theo. Navibank – SGD TPHCM cần phải tìm ra các giải pháp để mở rộng thị phần cho vay của mình trên thị trường.
2.3.3. Số lượng, chủng loại sản phẩm tín dụng cá nhân
Sản phẩm tín dụng cá nhân hiện nay của Navibank quá đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm tín dụng truyền thống chứ chưa có những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cụ thể hiện nay Navibank vẫn chưa có sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng, cho vay thấu chi, cho vay thông qua thẻ tín dụng… vốn là những sản phẩm rất được nhiều đối tượng khách hàng cá nhân quan tâm và ưa chuộng hiện nay.
Bảng 2.11: So sánh danh mục sản phẩm tín dụng cá nhân giữa Navibank và một số NH TMCP trên địa bàn TPHCM hiện nay
Navibank DongA Bank ACB
- Cho vay mua xe oto có liên kết.
- Cho vay mua xe oto chưa liên kết.
- Cho vay ngắn hạn bổ sung vốn sản xuất kinh doanh.
- Cho vay trả góp đầu tư TSCĐ.
- Cho vay thấu chi tiền lương.
- Cho vay thấu chi TSBĐ. - Cho vay VNĐ cầm cố
tiền gửi bằng USD. - Cho vay cầm cố tiền gửi
VNĐ.
- Vay mua oto liên kết với đối tác.
- Vay trả góp chợ.
- Vay sản xuất kinh doanh. - Vay sản xuất nơng
nghiệp.
- Vay đầu tư máy móc thiết bị.
- Thấu chi tài khoản thẻ. - Vay tiêu dùng, sinh hoạt. - Vay tiêu dùng trả góp. - Vay cầm cố sổ tiết kiệm. - Vay du học.
- Vay kinh doanh chứng khoán.
- Vay ứng trước tiền bán
Cho vay có TSBĐ:
- Vay sản xuất kinh doanh: + Vay bổ sung vốn lưu động. + Vay đầu tư TSCĐ.
+ Vay bổ sung vốn lưu động theo phương thức thấu chi thế chấp BĐS. + Vay hợp tác kinh doanh với doanh
nghiệp thế chấp BĐS. + Vay hỗ trợ vốn kinh doanh. + Vay mua đất cao su. + Vay chăm sóc cà phê.
+ Vay bổ sung vốn chăm sóc cao su. + Vay bổ sung vốn lưu động trồng lúa. - Vay mua, sửa chữa BĐS:
+ Vay mua nhà đất.
- Cho vay du học.
- Cho vay mua nhà ở, đất ở.
- Cho vay phục vụ đời sống.
- Cho vay xây nhà, sửa chữa nhà.
- Cho vay hỗ trợ tài chính du học.
- Cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên.
chứng khoán (trực tuyến). - Vay mua nhà.
- Vay xây dựng, sửa nhà. - Cho vay cán bộ công
nhân viên.
+ Vay mua căn hộ các dự án BĐS có liên kết với ACB.
- Vay tiêu dùng:
+ Vay tiêu dùng có TSBĐ.
+ Hỗ trợ nhà nông vay sinh hoạt tiêu dùng.
+ Dịch vụ hỗ trợ tài chính học. + Vay mua xe oto.
- Vay đầu tư kinh doanh chứng khoán:
+ Thế chấp bằng BĐS.
+ Thế chấp bằng chứng khoán.
+ Thế chấp bằng tiền bán chứng khoán ngày T.
+ Đặt mua chứng khoán đảm bảo bằng thẻ tiết kiệm ACB.
- Vay thẻ tín dụng (nội địa, quốc tế). - Phát hành thư bảo lãnh trong nước.
Cho vay tín chấp (khơng cần TSBĐ)
- Hỗ trợ tiêu dùng dành cho nhân viên công ty.
- Thấu chi tài khoản.
(Nguồn: www.navibank.com.vn, www.dongabank.com.vn, www.acb.com.vn)
Qua bảng so sánh ở trên ta có thể thấy sự đơn điệu về sản phẩm tín dụng của Navibank so với các ngân hàng bạn. Mặc dù sản phẩm thiếu tính đa dạng nhưng lại có tính cạnh tranh hơn những sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trong địa bàn. Đơn cử như sản phẩm cho vay mua nhà của Navibank cho phép thời gian cho vay tối là 20 năm và tối đa 80% nhu cần vay vốn của khách hàng. Trong khi đối với sản phẩm cho vay mua nhà cùng loại, thời gian vay tối đa của DongA Bank và ACB là 10 năm, vay tối đa 70% nhu cầu vốn của khách hàng.
cử như cho vay đầu tư TSCĐ của Navibank số tiền cho vay tối đa 5 tỷ đồng, thời hạn cho vay tối đa 84 tháng; trong khi ở DongA Bank và ACB thì số tiền cho vay tùy thuộc vào phương án đầu tư tài sản và giá trị tài sản thế chấp, ở DongA Bank thời hạn vay tối đa 80 tháng, ACB tùy thuộc vào tài sản đầu tư và tối đa là 180 tháng.
Chính sự đơn điệu và yếu kém trong việc phát triển sản phẩm mới đã làm giảm sự hài lòng của khách hàng trong quan hệ với Navibank, giảm khả năng bán chéo sản phẩm ngân hàng, đồng thời cũng làm giảm chất lượng tín dụng trong hoạt động tín dụng cá nhân tại Navibank.
2.3.4. Chất lượng tín dụng cá nhân tại NH TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
Chất lượng tín dụng cá nhân được đánh giá qua hệ số thu nợ và tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân đã được đánh giá ở phần trên.
Bảng 2.12: Hệ số thu hồi nợ tín dụng cá nhân của Navibank – SGD TPHCM
Đv tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh số thu nợ tín dụng cá nhân 823.347 860.150 899.210 1.070.490 1.130.560 Doanh số hoạt động tín dụng cá nhân 1.150.260 1.214.230 1.313.720 1.520.278 1.521.723 Hệ số thu nợ 71,57% 70,84% 68,45% 70,41% 74,29%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank - SGD)
Hệ số thu nợ của Navibank – SGD TPHCM khá cao, trên 70% có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2009 là 71,57%, năm 2010 là 70,84%, năm 2011 là 68,45%, năm 2012 là 70,41% và năm 2013 tăng lên 74,29%. Điều này cho thấy, công tác thu hồi nợ của ngân hàng được thực hiện tốt, công tác thu nợ và xử lý nợ của ngân hàng ngày càng được chú trọng hơn thể hiện qua việc kiểm tra mục đích cũng như hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và lãi vay khi đến hạn, thường xuyên phân loại nợ để đề ra các biện pháp thu hồi và xử lý.
2.3.5. Tiện ích của sản phẩm tín dụng cá nhân tại NH TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh
Khi sử dụng sản phẩm tín dụng cá nhân thì khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình với thời gian cấp tín dụng nhanh chóng, thủ tục đơn giản, nhân viên chuyên nghiệp. Đồng thời khách hàng cịn có thể sử dụng thêm các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng.
2.4. Đánh giá chung thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại NH TMCP
Nam Việt – Sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Kết quả đạt được
Hoạt động tín dụng cá nhân đã góp phần tạo ra một nguồn huy động vốn lớn cho Navibank – SGD TPHCM. Với đối tượng phục vụ là cá nhân, hộ gia đình với số lượng đơng đảo làm cho số người biết đến Navibank – SGD TPHCM ngày càng nhiều, góp phần mở rộng đối tượng huy động vốn và thực tế cho thấy tỷ trọng vốn huy động từ cá nhân và hộ gia đình của ngân hàng đã tăng nhanh trong những năm gần đây.
Chất lượng tín dụng cá nhân tại Navibank – SGD TPHCM khá tốt. Đây là đặc điểm nổi bật trong hoạt động tín dụng cá nhân tại Navibank – SGD TPHCM mà không nhiều chi nhánh NHTM trên địa bàn đạt được.
NH TMCP Nam Việt – Sở Giao dịch hiện tọa lạc trên địa bàn TPHCM với dân cư đông đúc, đây là địa bàn trọng tâm và đầy tiềm năng để phát triển mảng khách hàng cá nhân.
Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.
Ban lãnh đạo và nhân viên nhân hàng có bề dày kinh nghiệm, tầm nhìn xa, nhiệt tình, đồn kết, thân thiện, thường xuyên được đưa đi đào tạo để nâng cao nghiệp vụ ngân hàng.
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại
2.4.2.1. Những vấn đề cịn tồn tại
Dư nợ tín dụng cá nhân có quy mơ tương đối nhỏ. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân trên tổng dư nợ tín dụng chiếm khoảng 20%.
Các sản phẩm tín dụng cá nhân kém đa dạng.
Một số sản phẩm tín dụng cá nhân có yêu cầu cao như nguồn thu hàng tháng trả qua ngân hàng, giá trị tài sản đảm bảo… làm cho nhiều cá nhân có nhu cầu mà khơng đáp ứng được yêu cầu chứng minh thu nhập của ngân hàng, mặc dù khách hàng có đủ khả năng trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó việc thu thập và chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng qua các hóa đơn, phiếu thu… đôi khi thiếu chính xác và khơng đầy đủ làm ảnh hưởng đến khả năng chứng minh tài chính của khách hàng.
Số lượng khách hàng cá nhân tăng trưởng mạnh qua các năm nhưng nhìn chung thị trường tín dụng cá nhân của Navibank – SGD TPHCM còn khá nhỏ. Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tín dụng cịn hạn chế. So với tiềm lực của ngân hàng thì Navibank – SGD TPHCM cịn có thể mở rộng thị phần tín dụng cá nhân nhiều hơn nữa.
Hệ thống Core Banking chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch cũng như xử lý nghiệp vụ làm chậm mất thời gian của ngân hàng và cả khách hàng.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH TMCP Nam Việt – SGD TPHCM như: nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Do khách hàng khai báo thông tin không trung thực, khai báo sai mục đích sử dụng vốn, cố tình trốn nợ ngân hàng cho dù cán bộ tín dụng đã nhiều lần đơn đốc, kiểm tra.
Do khách hàng còn nhiều hạn chế về kiến thức, cũng như nhận biết rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Có nhiều trường hợp khách hàng do một lý do nào đó khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn đã vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để đem trả cho ngân hàng, sau đó xin vay lại. Đây là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng, ngun nhân này cán bộ tín dụng khơng thể biết được.
Do sự quản lý của ngân hàng còn thiếu chặt chẽ, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành có liên quan.
Do cán bộ tín dụng cịn ít, địa bàn hoạt động lại rộng dẫn đến cán bộ tín dụng phải quản lý một khối lượng lớn khách hàng, điều này đã làm cho cán bộ tín dụng khơng tránh khỏi sơ suất, thiếu quản lý chặt chẽ đối với khách hàng của mình.
Do cán bộ tín dụng cũng như cán bộ thẩm định còn thiếu năng lực dẫn đến việc định giá tài sản cũng như thẩm định khoản vay khơng chính xác. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại NH TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh. Thơng qua việc phân tích số liệu cho thấy được thực trạng tín dụng cá nhân và phát triển tín dụng cá nhân tại NH TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng hợp những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại từ đó phân tích các ngun nhân của nó trong hoạt động tín dụng cá nhân tại NH TMCP Nam Việt – Sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển tín dụng cá nhân trong chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT – SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Định hướng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – Sở Giao Dch Thành phố Hồ Chí Minh