Môi trường hoạt động bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động khuyến mãi đối với người tiêu dùng tại hệ thống siêu thị co opmart thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 65 - 67)

Tp .Hồ Chí Minh

2.3 THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG

2.3.1 Môi trường hoạt động bán lẻ

Trong hoạt động bán lẻ - kênh siêu thị, khuyến mãi là hình thức phổ biến, đặc trưng trong lĩnh vực này.Và đặc biệt hơn nữa với tình hình hiện nay trước sức ép cạnh tranh và xu hướng tiết kiệm của người tiêu dùng thì khuyến mãi lại càng trở nên rầm rộ hơn, quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp.Nhiều doanh nghiệp cho rằng “Trong tình hình hiện nay, nếu khơng khuyến mãi thì rất khó bán hàng kể cả kênh hiện đại hay truyền thống”

Trích lời: “Ơng Nguyễn Anh Ngun -Ngun Phó tổng giám đốc Unilever Việt Nam cho rằng“Khơng khuyến mãi thì sẽ rất khó bán được hàng nhưng thực tế

các chương trình khuyến mãi đó mang lại bao nhiêu giá trị cho người thụ hưởng hay đó chỉ là cảm giác giả tạo mà DN tự lừa mình rằng cứ khuyến mãi là bán được hàng? Chúng ta đang cảm tưởng là nó tốt, nhưng thực tế, khoản chi phí phải trả cho truyền thơng về các chương trình khuyến mãi của DN Việt hiện vẫn rất ít và NTD khó mà nhận biết được những ưu đãi dành cho họ”.

Đi cùng với tình hình hiện nay để kích cầu tiêu dùng Sở Cơng thương Tp.Hồ

Chí Minh cũng đưa ra những chính sách, chương trình kêu gọi, khuyến khích các

doanh nghiệp đẩy mạnh việc đưa ra những chương trình ưu đãi đến người tiêu dùng, một phần kích thích lại sức mua của người tiêu dùng, một phần kích thích sản xuất, lưu thơng hàng hóa, giảm tải lượng hàng tồn kho.Ngồi việc tham gia vào các hoạt động do các cơ quan nhà nước tổ chức, hầu hết các DN đều liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi vào nhiều thời điểm trong năm để tăng doanh thu cho DN.

Các chương trình khuyến mãi được các doanh nghiệp áp dụng với rất nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ thì hầu hết các trung tâm mua sắm, các siêu thị đều nỗ lực đưa nhiều ưu đãi hấp dẫn, mời gọi đến từng hộ gia đình trong thành phố.

Quảng cáo dần dần thu hẹp trên các phương tiện truyền thống; truyền hình...vì chi phí q cao, thay vào đó là việc sử dụng những kênh truyền thông: banner, ấn phẩm quảng cáo, internet thông qua website, các trang mạng xã hội...được các doanh nghiệp sử dụng để cắt giảm chi phí, dành tài chính cho hoạt động kích thích tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, lượng khách hàng đến các trung tâm thương mại có vốn

nước ngồi rất đơng do các nhà bán buôn bán lẻ này chuyên nghiệp hơn trong phục vụ, trưng bày và có số lượng mặt hàng lớn, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn với nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp này cũng như sự chuyên nghiệp và khả năng quản lý.Trong khi đó, các nhà bán lẻ nội yếu về chi phí đầu tư, yếu về năng lực quản trị. Để thích nghi với tình hình, “Tổng Thư ký Hiệp hội bán lẻ Việt Nam Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng: Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải tìm cách vươn lên mạnh mẽ hơn nữa.Đây cũng là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp bán lẻ nội tự đánh giá lại tiềm lực, cải tổ những thiếu sót, áp dụng những phương thức tích cực”.

2.3.2 Chiến lược kinh doanh

Định hướng chiến lược phát triển:

- Phát triển hệ thống siêu thị Co.opmart trở thành tổ chức bán lẻ hàng đầu Việt Nam, cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ luật phát, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.Bình ổn giá cả thị trường, và phát triển thị trường bán lẻ trong nước.

- Hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng, phục vụ chu đáo, ân cần và đem

lại giá trị gia tăng cho khách hàng, “Co.opmart là nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà” đồng thời thu hút khách hàng bằng mục tiêu chất lượng, là mục tiêu hàng đầu và hướng đến sự hoàn hảo.

- Phát huy lợi ích khoa học kỹ thuật trong quản lý kết hợp với chăm lo xây dựng đội ngũ nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, qua đó xây dựng thành một tập thể sáng tạo, vươn đến tầm cao của tri thức.

- Xây dựng Co.opmart thành đơn vị mang tính nhân văn, nhân bản và hướng

đến hoạt động từ thiện xã hội.Khái niệm kinh doanh ngày nay phải vượt ra khỏi phạm vi vì lợi nhuận tối đa mà tất cả và trên hết là con người.

- Chiến lược “nội địa hóa” của Co.opmart được cụ thể hóa thành các chính sách kinh doanh hằng ngày.

- Mở rộng mạng lưới kinh doanh trên khắp vùng miền trên cả nước và vươn ra

quốc tế: tiếp tục hành trình phủ kín mạng lưới ở tất cả các quận huyện, nhất là các khu đơ thị, khu dân cư mới tại Tp.Hồ Chí Minh, ở các tỉnh khác, từ Bắc trung bộ ra

các tỉnh phía Bắc.Tiến hành kế hoạch cho mục tiêu thâm nhập thị trường Lào và

Campuchia.

- Liên kết, hợp tác đang dạng hóa mơ hình mua sắm từ bán lẻ (siêu thị Co.opmart, cửa hàng Co.opFood) đến bán lẻ kết hợp bán sĩ (Co.opXtraPlus), tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Xây dựng đội ngũ với tinh thần phục vụ khách hàng bằng niềm đam mê, coi

đây là nghiệp chứ không phải là nghề.Hướng đến giá trị cốt lõi nguồn nhân lực tận tâm, phục vụ, liên tục cải tiến, khát khao vươn lên và hướng tới cộng đồng.

- Mang đến những trải nghiệm không gian mua sắm thoải mái, thú vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động khuyến mãi đối với người tiêu dùng tại hệ thống siêu thị co opmart thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)