CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Thiết kế nghiên cứu
Trong phần thiết kế nghiên cứu này ta sẽ đề cập đến thang đo đƣợc sử dụng, cách thức chọn mẫu, công cụ dùng để thu thập thông tin.
2.2.1 Mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, nghiên cứu chọn mẫu phi xác suất thuận tiện. Lý do để lựa chọn phƣơng pháp này vì ngƣời trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng nhƣ ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu. Theo Cooper và Schindler (1998) phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất vƣợt trội so với chọn mẫu xác suất ngồi lợi ích trên thì hai tác giả cũng khẳng định nhƣợc điểm lớn nhất của phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất là sự chủ quan
Cơ sở lý thuyết
Thang đo dự kiến
Nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật thảo luận nhóm
Thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn
Nghiên cứu chính thức: sử dụng BCH để phỏng vấn
Tổng hợp dữ liệu khảo sát
Kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá và mơ hình hình hồi quy
Tổng hợp kết quả đo lƣờng & phân tích
trong q trình chọn mẫu sẽ làm méo mó biết dạng kết quả, do ngẫu nhiên nên có thể chúng khơng đại diện cho tổng thể. Ngồi ra, chọn mẫu xác suất khơng phải lúc nào cũng đảm bảo tính chính xác và trong một số trƣờng hợp khơng thực hiện đƣợc.
Vì đây là nghiên cứu khám phá cùng với phân tích trên, phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện là phù hợp nhất.
Kích thước mẫu
Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã lựa chọn đối tƣợng để thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia là các cán bộ quản lý. Việc lựa chọn này nhằm mục đích đảm bảo cơ sở lý luận cho việc khảo sát, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và cảm nhận của ngƣời lao động.
Việc xác định cỡ mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Có nhà nghiên cứu cho rằng kích thƣớc mẫu tối thiểu phải từ
100 đến 150 (Hair, 1998); có tác giả cho là phải 300 (Norusis, 2005); cũng có nhà
nghiên cứu cho rằng kích thƣớc mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter, hay Gorsuch,
2006).
Một số nhà nghiên cứu không đƣa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đƣa ra tỉ lệ giữa số tham số cần ƣớc lƣợng và số mẫu cần thiết. Những quy tắc kinh nghiệm trong xác định cỡ mẫu cho phân tích EFA là số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (trích Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008).
Kích thƣớc mẫu phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập đƣợc và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng thì mẫu nghiên cứu càng lớn hay mẫu nghiên cứu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao.
Các thang đo trong luận văn có số biến là 33 biến, nhƣ vậy mẫu nghiên cứu cần có khoảng 165 ngƣời. Trên thực tế cục thuế Đồng Nai có số lƣợng lao động lớn,
vì vậy để đảm bảo độ tin cậy hơn và cũng dựa vào khả năng tài chính và thời gian nên trong nghiên cứu này sử dụng cỡ mẫu là 300.
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Thông tin dữ liệu đƣợc thu thập thông qua việc điều tra khảo sát dựa trên bảng câu hỏi chi tiết đã đƣợc thiết kế sẵn, gửi trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bạn bè, ngƣời thân đến đối tƣợng khảo sát. Trong quá trình khảo sát, tác giả đã trao đổi trực tiếp với ngƣời đƣợc phỏng vấn và ngƣời gửi bảng câu hỏi giúp về mục đích nghiên cứu, cách thức trả lời câu hỏi để giải thích cho ngƣời trực tiếp trả lời bảng câu hỏi hiểu rõ cụ thể nội dung.
Nhằm đảm bảo tính bảo mật của ngƣời trả lời, trên bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thơng tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài và cũng không yêu cầu cung cấp thông tin của ngƣời trả lời.
2.2.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã lựa chọn đối tƣợng để thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia là các cán bộ quản lý và khảo sát thử 20 nhân viên. Việc lựa chọn này nhằm mục đích đảm bảo cơ sở lý luận cho việc khảo sát thông qua ý kiến của cán bộ quản lý, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và cảm nhận của ngƣời lao động.
Đối tƣợng tham gia trong nghiên cứu chính thức là các cán bộ cơng chức đang làm việc tại cục thuế Đồng Nai.