2.2 Thực trạng đào tạo và phát triển tại TMA Solutions
2.2.2 Hệ thống đào tạo và phát triển của TMASolutions
2.2.1.1 Bộ phận đào tạo và phát triển ở cấp độ cơng ty
Như đã trình bày trong sơ đồ tổ chức, TMA Solutions có một bộ phận chuyên trách về đào tạo và phát triển. Bộ phận gồm có Trung tâm học tập và lãnh đạo (TMA Learning & Leadership Center – TLLC), Trung tâm dạy nghề cho học viên bên ngoài và Trung tâm thực tập dành cho sinh viên từ các đại học trong địa bàn Tp.HCM. Luận văn chỉ tập trung vào chức năng đào tạo nội bộ TLLC cho nhân
TLLC được thành lập vào tháng 12/2012 với 2 mục tiêu chính. Thứ nhất, trung tâm sẽ cung cấp, quản lí và phát triển các khóa đào tạo cho nhân viên cả về kỹ thuật lẫn khả năng quản lí. Thứ nhì, trung tâm sẽ xây dựng những khóa đào tạo có chất lượng và sát thực tế để rút ngắn khoảng cách giữa trình độ của nhân viên mới vừa tốt nghiệp đại học và yêu cầu của ngành công nghiệp gia công phần mềm. Trung tâm được mong đợi trở thành nơi đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lực cho công ty.
Về cơ cấu tổ chức, TLLC có 3 nhân sự phụ trách: một trưởng phịng quản lí chung, một phó phịng phụ trách nội dung đào tạo và một thư ký. Trưởng phịng có trách nhiệm liên hệ với các bộ phận có liên quan để xác định nhu cầu đào tạo, lên chương trình, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá các khóa học; đồng thời báo cáo hàng quý lên ban giám đốc cơng ty. Phó phịng tập trung vào việc xây dựng, đánh giá nội dung các khóa học, chủ yếu là các khóa kỹ thuật. Phó phịng liên hệ với những người dạy để duyệt qua chương trình, bên cạnh đó cũng tham gia giảng dạy trực tiếp. Thư ký có trách nhiệm trợ giúp cho trưởng và phó phịng trong nhiều cơng việc như lên lịch, bố trí trang thiết bị, soạn thảo văn bản. Tuy nhiên 3 nhân sự này không phải chỉ hồn tồn làm cơng việc đào tạo, họ phải tham gia các hoạt động khác của công ty.
Hiện nay TLLC có khả năng triển khai được 114 chủ đề đào tạo khác nhau (TLLC-TCT-2014, 2014), bao gồm cả dài hạn và ngắn hạn. Người dạy được huy động từ nguồn nội bộ, công ty hầu như không thuê giảng viên bên ngồi (trừ một số mơn đặc thù như tiếng Anh hay tiếng Nhật). Xét về mặt hình thức, trung tâm hoạt động rất qui củ; nhưng quá trình thực hiện lại gặp phải những bất cập mà chúng ta sẽ xem xét chi tiết ở các phần tiếp theo.
2.2.1.2 Đào tạo và phát triển ở cấp độ các dự án
Ở các dự án, các nhóm thường xuyên diễn ra hoạt động đào tạo, chủ yếu dưới hình thức người đi trước chỉ người đi sau, người biết chỉ người chưa biết. Nội dung
đào tạo thường chỉ tập trung vào những kiến thức cụ thể đang cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại, rất sát với thực tế.
Nhìn chung có 3 tình huống dẫn đến việc tự đào tạo trong các nhóm dự án. Thứ nhất, nhân viên mới sẽ được các nhân viên cũ có kinh nghiệm truyền đạt lại. Thứ nhì, khi nhận được yêu cầu mới từ khách hàng, một hay vài thành viên sẽ nghiên cứu rồi hướng dẫn các thành viên cịn lại. Cuối cùng, khi có sự than phiền từ khách hàng hay cấp trên, các thành viên phải có một hành động gì đó.
Trái với đào tạo ở cấp độ cơng ty, trong các dự án khơng có qui chế hoạt động, khơng có người chun trách, mang tính sự vụ, ngắn hạn. Nội dung hầu như chỉ tập trung vào học thao tác chứ khơng tìm hiểu ngun lí. Ngồi ra, khơng có chính sách đãi ngộ cho người dạy.