Vấn đề chi phí và hiệu quả trong các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty phần mềm TMA solutions (Trang 57 - 69)

3.2 Giải pháp hoàn thiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

3.2.5 Vấn đề chi phí và hiệu quả trong các giải pháp

Đối với chi phí và hiệu quả trong đào tạo và phát triển, chủ doanh nghiệp thường quan tâm 2 vấn đề lớn. Thứ nhất, đào tạo có giúp tăng năng suất lao động hay khơng?

Thứ nhì, nếu có tăng thì mức tăng có tương xướng với chi phí bỏ ra khơng? Trước tiên ta cần phân tích chi phí đào tạo ở TMA Solutions.

 Chi phí cho phương tiện vật chất, kỹ thuật cơ bản: TMA Solutions hoàn toàn khơng th văn phịng mà tự xây dựng các tịa nhà cho mình nên khơng tốn chi phí để th phịng ốc. Tài liệu do khách hàng cung cấp hay trên mạng Internet đều miễn phí. Có thể nói cơng ty chỉ tốn thêm tiền điện chiếu sáng phòng học, nhưng khoản này rõ ràng khơng đáng kể.

 Chi phí cho đội ngũ cán bộ quản lí và đội ngũ giảng viên: hiện nay giảng viên là nhân viên của cơng ty, khơng có phụ cấp. Tuy nhiên do phần giải pháp của đề tài đề nghị phụ cấp cho giảng viên nên sẽ phân tích rõ vấn đề này.

 Học bổng hoặc tiền lương trả cho nhân viên trong q trình đi học: khơng có.

 Chi phí cơ hội do nhân viên đi học: TMA Solutions không trả tiền làm thêm giờ, thông thường hôm nào nhân viên phải đi học thì nhân viên đó sẽ tự bố trí để làm bù giờ. Trên thực tế, cơng ty khơng chịu loại chi phí này.

Như vậy do đặc thù của mình, hiện nay TMA Solutions hầu như khơng tốn chi phí cho đào tạo hoặc tốn rất ít.

Quay trở lại vấn đề thứ nhất, qua thực tiễn hoạt động nhiều năm, công ty rút ra được kết luận rằng nhân viên sẽ làm việc kém năng suất nếu khơng được đào tạo. Lí do là khi đi vào từng sản phẩm phần mềm cụ thể, người kỹ sư với kiến thức chung chưa đủ mà phải hiểu tường tận phần mềm đó mới có thể phát triển hay kiểm thử nó. Ngồi ra, phải hiểu sản phẩm để có thể trả lời những câu hỏi của khách hàng, để đưa ra những đề nghị cải tiến. Những nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới, không được đào tạo sẽ phải tốn rất nhiều thời gian tìm hiểu, có khi hiểu sai. Rõ ràng, vấn đề thứ nhất khơng khó để trả lời, đào tạo giúp nâng cao năng suất trên thực tế.

Vấn đề thứ nhì về tương quan giữa chi phí và năng suất khó trả lời một cách rõ ràng. Trong khi chi phí rất dễ tính tốn, năng suất hay hiệu quả thể hiện ở nhiều dạng

lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) bằng những con số rõ ràng mà chỉ có thể đưa ra những ước lượng dựa trên những số liệu và kinh nghiệm thực tế ở cơng ty. Sau đây là phân tích đối với những giải pháp mà phát sinh thêm chi chí:

Phụ cấp cho nhân viên tham gia giảng dạy

Hiện nay những nhân viên tham gia giảng dạy thường phải từ cấp bậc “consultant”, tương đương 6 năm kinh nghiệm, trở lên. Mức lương trung bình ở bậc này là 15.000.000 đồng/tháng, tức 94.000 đồng/giờ. Người dạy vừa phải tham gia đào tạo vừa phải hoàn thành mọi cơng việc của mình nên việc cơng ty trả phụ cấp từ 50.000 đến 150.000 đồng/giờ tùy theo cấp bậc thể hiện sự công bằng với người lao động. Giả sử một lớp học có 15 học viên, chi phí trung bình cho một học viên sẽ là 7.000 đồng/giờ. Nếu trong một năm, mỗi nhân viên được đào tạo 2 tuần (tương đương 80 giờ), chi phí đào tạo sẽ là 560.000 đồng/người/năm. Mức chi phí này khá khiêm tốn khi so sánh tương đối với tiền lương (trung bình 150.000.000 đồng/người/năm) nên công ty không phải chi trả nhiều mà ngược lại sẽ hưởng lợi ích khi năng suất tăng lên do chất lượng đào tạo tốt hơn.

Tuyển dụng và đào tạo cơ bản cho nhân viên mới tốt nghiệp

Công ty không thể nào giới thiệu một nhân viên mới vừa tốt nghiệp cho khách hàng ngay. Nhân viên này sẽ làm ghép với các nhân viên cũ để tích lũy kinh nghiệm. Khách hàng khơng hề biết có nhân viên này và khơng trả phí dịch vụ. Như vậy trong giai đoạn đầu, công ty phải trả tiền lương cho nhân viên này chứ chưa có doanh thu. Vì vậy việc để cho TLLC đào tạo hay dự án tự đào tạo không gây ra sự khác nhau về chi phí cho người học, chỉ khác biệt chi phí cho người dạy. Ở TLLC, theo đề xuất của luận văn, người dạy được trả phụ cấp. Theo kinh nghiệm của công ty, TLLC đào tạo bài bản hơn, nhân viên nắm bắt công việc được nhanh hơn nên thời gian để nhân viên mới chính thức làm việc cho khách hàng sẽ rút ngắn lại. Hiện nay cơng ty tính phí gia cơng phần mềm đối với khách hàng khoảng 120-130USD/nhân viên/ngày, tương đương 2.500.000 đồng/ngày. Nếu nhân viên của TMA Solutions nắm bắt công việc

nhanh, chỉ cần bắt đầu làm việc cho khách hàng sớm hơn 1 tuần thì chi phí đào tạo sẽ được bù đắp.

Tài trợ nhân viên lấy các chứng chỉ bên ngồi

Điều này có ý nghĩa rất lớn ở các mảng kinh doanh mới hay dự án mới. Năm 2014 TMA Solutions triển khai mảng kinh doanh mới là dịch vụ quản trị hạ tầng CNTT, tên tiếng Anh là IT Managed Services. Do công ty mới bước vào lĩnh vực này nên hồ sơ hầu như khơng có gì, khách hàng mới chưa tin tưởng. Vì vậy việc các nhân viên có các chứng chỉ quốc tế sẽ giúp tạo ra niềm tin ở khách hàng, giúp công ty giành được những hợp đồng đầu tiên. Nếu như đội ngũ nhân viên khơng có chứng chỉ gì, cơng ty rất khó thuyết phục khách hàng. Trên thực tế, có khách hàng đã chính thức u cầu cơng ty phải có chứng chỉ mới được tham gia (phụ lục 3). Ở khía cạnh khác, khi nhân viên nhận được tài trợ, họ sẽ cam kết gắn bó với cơng ty.

Tóm tắt chương 3

Phần đầu của chương nêu lên mục tiêu và chiến lược của công ty cùng với nhu cầu về nguồn nhân lực. TMA Solutions cần rất nhiều nhân lực trong những năm sắp tới. Tuy nhiên cơng ty phải làm sao duy trì được hiệu quả khi qui mô tăng lên.

Phần tiếp theo đã đề ra các nhóm giải pháp để khắc phục và hồn thiện tất cả các khâu trong quá trình đào tạo và phát triển: định hướng nhân viên mới, phát triển các quản lí và đào tạo. Sau đây là một số điểm đáng chú ý. Phần định hướng đề xuất một qui trình ở cấp độ dự án. Mơ hình PMC được đưa ra để giúp phát triển đội ngũ quản lí. Chương trình đào tạo cơ bản được đề nghị cho nhân viên mới vừa ra trường. Nhiều giải pháp cũng được đưa ra để hoàn thiện đào tạo cho nhân viên cũ. Đồng thời luận văn cũng xem xét vấn đề chi phí và hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau hơn 4 tháng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty phần mềm TMA Solitons dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thanh Hội, tơi đã hồn thành luận văn “Giải pháp hoàn thiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty phần mềm TMA Solutions”.

Luận văn đã nhận diện vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ở công ty TMA Solutions, xem đào tạo và phát triển là giải pháp chính để hồn thiện, nâng cao nguồn nhân lực đó. Tác giả đã tổng kết, chọn lọc lí thuyết để làm cơ sở cho việc phân tích hoạt động đào tạo và phát triển. Sau khi đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất giải pháp để hồn thiện. Nhìn chung các giải pháp đưa ra đều mang tính khả thi vì gắn liền với thực tế, phù hợp với chiến lược và nhu cầu nhân lực của công ty đến năm 2018.

Ngoài những giải pháp giúp hoàn thiện từng khâu trong qui trình đào tạo, luận văn còn đề xuất một số giải pháp đáng chú ý sau. Thứ nhất, thay đổi cách thức tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Thứ nhì, kiến nghị thành lập ban gồm các quản lí PMC. Thứ 3, đề xuất qui trình định hướng và đào tạo ở cấp độ dự án. Những đề xuất bao gồm tất cả các mặt định hướng và đào tạo nhân viên mới, phát triển nhân viên cũ và đội ngũ quản lí cấp trung.

Để thực hiện thành công những giải pháp do luận văn đưa ra, trước tiên tác giả kiến nghị ban lãnh đạo công ty TMA Solutions phải thực sự quyết tâm hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển, xem đây là một khoản đầu tư chứ khơng phải chi phí. Cơng ty nên có chính sách đãi ngộ thích hợp với những người tham gia đào tạo cả về vật chất lẫn tinh thần. Về phía TLLC và quản lí dự án nên theo dõi thường xuyên hiệu quả của các khóa đào tạo để xem có tương ứng với thời gian và chi phí bỏ ra hay không.

Do thời gian thực hiện và kiến thức có hạn, luận văn chỉ mới tập trung đưa ra các giải pháp ở mức độ cao chứ chưa đi sâu vào chi tiết thực hiện từng giải pháp. Nếu có điều kiện phát triển tiếp luận văn trong tương lai, tác giả sẽ đưa ra chương trình cụ thể cho các giải pháp, đồng thời thực hiện thêm khảo sát để lấy nhiều số liệu hơn. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc hẳn luận văn khơng tránh khỏi soi sót. Tác giả mong các thầy, cô cùng các bạn đồng môn quan tâm đến đề tài đóng góp ý kiến q báu để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Báo Chính phủ, 2013. Nhân lực CNTT: Cần chất lượng hơn số lượng. <http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Nhan-luc-CNTT-Can-chat- luong-hon-so-luong/179786.vgp>. [Ngày truy cập: 5 tháng 6 năm 2014].

2. Báo Thanh niên, 2012. Ngành công nghệ thông tin mất sức hút. <http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121220/nganh-cong-nghe-thong-tin- mat-suc-hut.aspx >. [Ngày truy cập: 5 tháng 6 năm 2014].

3. Nguyễn Thanh Hội, 2013. Giáo trình Tình huống trong quản trị nguồn nhân lực. NXB Đại học Kinh tế Tp. HCM.

4. Nguyễn Thanh Hội, 2013. Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực. NXB Đại học

Kinh tế Tp. HCM.

5. TMA Solutions, 2014. Trang web công ty. <http://www.tmasolutions.com>. [Ngày truy cập: 5 tháng 6 năm 2014].

6. Trần Kim Dung, 2011. Quản trị nguồn nhân lực. Tp. HCM: Nhà xuất bản Tổng hợp.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

7. Cerrel D., Elbert N., Hatfield R., 1995. Human Resource Management Global Strageties for Managing a Diverse Work Force. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-

Hall.

8. Cherrington, David J., 1995. The Management of Human Resources. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.

9. Dale B., 2007. Performance Analysis. New York: HRD Press.

10. Deming E., 1982. Quality Productivity and Competitive Position. Massachusetts: Massachusetts Inst Technology.

12. Ivancevich J., 2010. Human Resource Management. 11th ed. New York: McGraw- Hill/Irwin.

13. Jean B., 2006. Traning Needs Assessment: Methods, Tools and Techniques. New York: Pfeiffer.

14. Joan G. and Paul H., 2006. Handbook of Socialization: Theory and Research. New York: Guilford Press.

15. Kirkpatrick D., 1998. Evaluating Training Programs. New York: Berrett-Koehler. 16. Manmohan J., 2013. Human Resource Management. 1st ed. New York:

Bookboon.

17. Mathis R. and Jackson J., 1994. Human Resource Management. Min/St. Paul:

West Publishing.

18. Nadler, Leonard, and Wiggs, Garland D., 1986. Managing Human Resource Development. San Francisco: JosseyBass.

19. Salley S. and Daniel D., 2005. Learning Theories and the Design of E-Learning Environment. Quaterly Review of Distance Education, Spring Edition, p. 77-80. 20. TMA Solutions, TLLC, 2014. Courses of each months in 2014. HCMC, Jan 2014. 21. TMA Solutions, TLLC, 2014. TLLC-TCT-2014 Training Catalogue 2014 v1.5.

HCMC, Jan 2014.

22. TMA Solutions, Training Center, 2012. TMA Training Center. HCMC, Dec 2012. 23. Wayne C., 1992. Managing Human Resources. New York: McGraw-Hill.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách các khóa học trong năm 2014 của trung tâm TLLC

Tháng Phân loại Khóa

Số buổi Thời lượng (giờ) 3

Kỹ thuật Xây dựng phần mềm Java đa tiến trình 2 6 Phát triển phần mềm cho Android 10 30 Kỹ năng mềm Giải quyết vấn đề và ra quyết định 1 2 Qui trình Quản lí dự án theo Agile 9 27

4

Kỹ thuật

Lập trình Hibernate cơ bản 1 3

Lập trình Java cơ bản 6 18

Lập trình Hibernate nâng cao 1 3 Nhập mơn lập trình Python 2 6

Kỹ năng mềm

Kỹ năng thuyết trình 1 2

Thông tin/giao tiếp 1 2

Quản lí thời gian 1 2

Động viên & Thuyết phục 1 2

Quản trị Quản trị dự án 1 30

5 Kỹ thuật

Tổng quan về Linux 1 3

Kiểm thử phần mềm theo ISTQB 18 27

Nền tảng Spring cơ bản 1 3

Nền tảng Spring trung cấp 1 3

Kiến trúc phần mềm 4 12

Kỹ năng mềm Động viên & Thuyết phục 1 2

6

Kỹ thuật

Lập trình C cao cấp 2 6

Lập trình Shell trên Linux 2 6 Thảo luận về FPGA và ứng dụng 1 2

Kỹ năng mềm Ủy quyền 1 2

Tích cực, chủ động trong cơng việc 1 2

7 Kỹ thuật

Lập trình nâng cao C# 2 6

Lập trình Spring MVC nâng cao 4 12 Lập trình Hibernete nâng cao 1 3 Lập trình cache với Google Guava 1 3 Kỹ năng mềm Tích cực, chủ động trong cơng việc 1 2

Tháng Phân loại Khóa Số buổi Thời lượng (giờ) 8 Kỹ năng mềm

Kinh nghiệm giao tiếp với khách hàng 1 2 Phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực

IT 1 3

Ủy quyền 1 2

Động viên & Thuyết phục 1 3

Đàm phán 1 2

9

Kỹ thuật Lập trình nâng cao ASP.NET MVC 4 10

Lập trình nâng cao JMS 1 3

Kỹ năng mềm Kỹ năng thuyết trình 1 2

Giao tiếp và viết email hiệu quả 1 2 Qui trình Qui trình Agile trong dự án phần mềm 1 19

10 Kỹ thuật

Lập trình đa tiến trình nâng cao trong

Java 1 3

Dịch vụ web với REST và SOAP

trong Java 3 9

Lập trình nâng cao ASP.NET MVC 4 10 Java trong kiểm thử phần mềm (1) 4 3 Kỹ năng mềm Thủ thuật quản lí nhóm hiệu quả 1 3

11

Kỹ thuật

Java trong kiểm thử phần mềm (2) 5 15

Tổng quan về AWS Cloud 1 3

Tổng quan về Microsoft Cloud 1 3 Kỹ năng mềm Giao tiếp và viết email hiệu quả 1 2

Cách đọc tài liệu nhanh 1 2

Quản trị Kỹ năng thuyết trình của người quản lí 4 10

12

Kỹ thuật

Big Data cơ bản 1 3

Lập trình PHP cơ bản 1 3

Lập trình games trên Linux 1 3

Kỹ năng mềm Quản lí thời gian 1 2

Qui trình Bảo mật CNTT ở TMA Solutions 1 6 Quản trị Động viên & Thuyết phục cho người quản lí 2 4

Phụ lục 2: Email báo cáo về mức độ tham gia giảng dạy trong quý I – 2014

(Dịch từ tiếng Anh và có sắp xếp thứ tự trong bảng để dễ theo dõi)

Từ: Bộ phận đào tạo [mailto:training@tma.com.vn] Ngày: Thứ tư, 02/04/2014 5:40 PM

Đến: Các quản lí [managers@tma.com.vn] Cc: training@tma.com.vn

Tiêu đề: Báo cáo mức độ tham gia giảng dạy - Q.1- 2014

Kính gởi các quản lí,

Bộ phận đào tạo kính gởi Báo cáo mức độ tham gia giảng dạy trong quý I – 2014. Xin vui lòng xem bảng dưới đây.

Số Tên họ Vị trí Nhóm Bộ phận Định mức (giờ) Đóng góp (giờ) Tỉ lệ 1 Nguyễn Thanh Tùng Engineer DC2 Development 2 0 24 100% 2 Đào Duy Tân Engineer VitalQIP Dev 4 0 12 100% 3

Hứa Thị Kim

Phượng Engineer TIS 7 0 3 100%

4

Phùng Thị

Thanh Thảo Engineer TIS 7 0 3 100%

5

Bùi Thanh

Phong Engineer TMS-Tech TMS 0 12 100%

6 Đào Duy Khanh

Senior Engineer OmniVista Development 4 0 6 100% 7 Nguyễn Minh Tuấn Senior Engineer AxS Development 4 0 3 100% 8 Nguyễn Hoài Bảo Senior Engineer TMS-Tech TMS 0 3 100% 9 Phan Văn Sơn Consultant GB Trunking 2 10 4 40% 10 Nguyễn Hùng Dũng Consultant AxS Development 4 10 27.4 274% 11 Nguyễn Khánh Hưng Consultant TMC 5 10 9 90% 12 Nguyễn Quang

Nghĩa Consultant TJC-Lockon 5 10 24.8 248% 13 Triệu Quang Minh Senior Consultant CC- AACC_DVIT 1 30 4.5 15%

Số Tên họ Vị trí Nhóm Bộ phận Định mức (giờ) Đóng góp (giờ) Tỉ lệ

14 Lê Tiến Trung

Senior Consultant GB Consumer 2 30 14 47% 15 Huỳnh Bá Thụy Senior Consultant Workstra 3 30 24 80% 16 Trần Bá Vinh Senior Consultant TBA-Helveta 5 30 18 60% 17 Nguyễn Văn Nhân Senior Consultant QMS QMS 30 19.5 65% 18 Nguyễn Hữu

Anh Đăng Manager BDU BDU 20 9.5 48%

19 Nguyễn Ngọc Trâm Project Manager TIS 7 20 3 15% 20 Liễu Thanh Trúc Senior Manager HR HR 20 3 15% 21 Trần Mạnh

Long Director BOD 6 30 1.5 5%

22

Nguyễn Tuấn

Anh Director TIS 7 30 3 10%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty phần mềm TMA solutions (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)