Biến chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo kiệt quệ tài chính cho các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) (Trang 34 - 37)

2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

3.2.3.1. Biến chỉ số tài chính

Dựa trên các chứng cứ thực nghiệm đang tồn tại, đặt biệt là nghiên cứu của Tinoco và Wilson (2013), các biến tài chính: Biến tổng quỹ từ hoạt động kinh doanh trên tổng nợ; Biến tỷ số tổng nợ/ tổng tài sản; Biến thanh khoản; Biến Khả năng thanh toán lãi vay được lựa chọn.

Biến tổng quỹ từ hoạt động kinh doanh trên tổng nợ (Total Funds from Operations to Total Liabilities - TFOTL). Tỷ số này cho thấy mức độ mà một cơng ty có thể đáp

ứng các nghĩa vụ tài chính từ dịng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh hay không. Tổng quỹ từ hoạt động kinh doanh (TFFO - Total Funds from Operations) được tính bằng tổng của thu nhập ròng (Net Income) và các khoản chi phí phi tiền (non-cash charges or credits), nó là dịng tiền của cơng ty. Mẫu số là Tổng nợ, bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty. Dữ liệu được sử dụng để tính tốn được lấy từ bảng Cân đối kế tốn và Lưu chuyển tiền tệ của cơng ty. Biến này đã được sử dụng thành công bởi Marais (1979) trong nghiên cứu Bank of England, Ohlson (1980), và mới đây nhất là Tinoco và Wilson (2013).

Nhằm loại bỏ các giá trị ngoại lai của một số quan sát trong mơ hình hồi quy logit, sau khi chuyển đổi bằng hàm lượng giác TANH, TFOTL sẽ nhận các giá trị từ [-1;1], giá trị dương cho thấy doanh nghiệp có một vị thế tài chính tốt và giá trị âm cho thấy doanh nghiệp đang ở vị thế mà dịng tiền từ hoạt động được tạo ra khơng đủ để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và có thể vỡ nợ. Tỷ số này có giá trị càng cao (càng gần 1), cơng ty càng ít có khả năng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Vì vậy, tỷ số này cho một kỳ vọng dấu âm (-) trong mơ hình hồi quy.

Biến tỷ số tổng nợ/ tổng tài sản (Total Liabilities to Total Assets – TLTA) đo lường

địn bẩy tài chính. Dữ liệu được sử dụng để tính tốn được lấy từ bảng Cân đối kế toán. Tổng nợ, như đã thảo luận, bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Mẫu số, tổng tài sản của công ty bao gồm: tổng tài sản ngắn hạn, phải thu dài hạn, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, các khoản đầu tư khác, đầu tư máy móc thiết bị, và tài sản khác. Tỷ lệ này thường được sử dụng để đo lường địn bẩy tài chính của một cơng ty (rủi ro tài chính) bằng cách tính tỷ lệ tài sản của cơng ty được tài trợ từ nợ ngắn hạn hay dài hạn.

Trong 3 biến tài chính trong nghiên cứu của Zmijewski (1984), TLTA đã thể hiện được kỳ vọng dấu và kết quả có ý nghĩa thống kê. Các nghiên cứu gần đây, như Shumway (2001), Chava và Jarrow (2004) thực hiện tại Mỹ và Christidis, Gregory (2010), Tinoco và Wilson (2013) thực hiện tại Anh, đã kiểm định và xác nhận tính nhất quáng (consistency) của biến TLTA và biến này có đóng góp quan trọng trong mơ hình dự báo khả năng vỡ nợ/ phá sản của doanh nghiệp.

Nhằm loại bỏ các giá trị ngoại lai của một số quan sát trong mơ hình hồi quy logit, sau khi chuyển đổi bằng hàm lượng giác TANH, TLTA sẽ nhận các giá trị từ [-1;1], khi TLTA nhận giá trị dương và càng tăng về [1] cho thấy doanh nghiệp đang gia tăng địn bẩy tài chính hay sử dụng nhiều nợ hơn. Do vậy, với tỷ lệ đòn bẩy cao, doanh nghiệp sẽ gánh chịu rủi ro tài chính cao và đẩy doanh nghiệp tới khả năng bị kiệt quệ tài chính cao. Tương tự vậy, một giá trị nhỏ, hoặc âm của tỷ số TLTA cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu thay vì các khoản nợ. Vì vậy, tỷ số này cho một kỳ vọng dấu dương (+) trong mơ hình hồi quy.

Biến thanh khoản (No Credit Interval – NOCREDINT): được sử dụng để đo lường

tính thanh khoản (liquidity) của doanh nghiệp (Agarwal và Taffler, 2007; Taffler, 1983). Graham (2000) định nghĩa biến NOCREDINT dùng để “ước tính thời gian mà cơng ty có thể tài trợ các chi phí kinh doanh hiện tại của mình từ các nguồn tài sản có thanh khoản với giả định cơng ty không thể tạo ra doanh thu nữa”. Biến này đã được sử dụng

thành công bởi Tinoco và Wilson (2013). Dữ liệu được sử dụng để tính tốn được lấy từ bảng Cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh và Lưu chuyển tiền tệ của công ty. Các biến đầu vào để tính biến tài chính này bao gồm: Tài sản nhanh (Quick assets), Tổng nợ ngắn hạn (Total Current Liabilities), Doanh số (Sales), EBITDA (Earnings Before Interest và Taxes, và Depreciation). Biến NOCREDINT được tính theo cơng thức: (Tài sản nhanh - Nợ ngắn hạn)/ Chi phí hoạt động hàng ngày. Tài sản nhanh đại diện cho tài sản có thể chuyển đổi dễ dàng và nhanh chóng thành tiền hoặc tương đương tiền. Cơng thức tính Tài sản nhanh là: Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho (Assets - Inventories). Chi phí hoạt động hàng ngày (Daily operating expenses) bằng Doanh số thuần (Sales - EBITDA)/ 365, cho thấy khả năng đảm bảo chi phí hoạt động bình qn hàng ngày.

Nhằm loại bỏ các giá trị ngoại lai của một số quan sát trong mơ hình hồi quy logit, sau khi chuyển đổi bằng hàm lượng giác TANH, NOCREDINT sẽ nhận các giá trị từ [-1;1], khi một giá trị lớn và dương (tiến về 1) cho thấy khả năng ngày càng tăng của công ty trong việc tài trợ cho các hoạt động kinh doanh hàng ngày bằng nguồn tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản, chuyển đổi dễ dàng và nhanh chóng thành tiền hoặc tương đương tiền. Ngược lại, một giá trị nhỏ, thậm chí âm, cho thấy tình trạng bấp bênh trong khả năng thanh khoản của công ty. Dẫn đến trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Vì vậy, tỷ số này cho một kỳ vọng dấu âm (-) trong mơ hình hồi quy.

Biến Khả năng thanh toán lãi vay (Interest Coverage – COVERAGE) đo lường khả

năng chi trả lãi vay của của doanh nghiệp (Altman và Sabato, 2007). Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay, biến này sẽ cho thấy vốn đi vay được sử dụng tốt đến mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không? Khả năng thanh tốn lãi vay được tính bằng EBITDA chia cho Chi phí lãi vay. Dữ liệu được sử dụng để tính tốn được lấy từ bảng Cân đối kế tốn và Lưu chuyển tiền tệ của cơng ty. Khơng có con số tuyệt đối cho thấy tỷ lệ EBITDA/Chi phí lãi vay bao nhiêu là tốt. Thông thường, một giá trị nhỏ của biến

này (Tinoco và Wilson (2013) chọn mức giá trị 2-2.5), cho thấy một doanh nghiệp có thể gặp những vấn đề với các nghĩa vụ tài chính, giá trị dưới ngưỡng này do đó được xem là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng. Các doanh nghiệp không tạo ra đủ tiền từ hoạt động (đo lường bằng EBITDA) để đáp ứng chi phí lãi vay của nợ. Một giá trị lớn (Tinoco và Wilson (2013) hơn 2.5) cho thấy cơng ty có khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh để đáp ứng thanh toán lãi vay.

Nhằm loại bỏ các giá trị ngoại lai của một số quan sát trong mơ hình hồi quy logit, sau khi chuyển đổi bằng hàm lượng giác TANH, COVERAGE nhận các giá trị từ [-1;1], khi một giá trị dương lớn (tiến về 1) cho thấy cơng ty càng có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ, do vậy doanh nghiệp ít có khả năng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Vì vậy, tỷ số này cho một kỳ vọng dấu âm (-) trong mơ hình hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo kiệt quệ tài chính cho các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)