Các biến chỉ số kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo kiệt quệ tài chính cho các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) (Trang 37 - 39)

2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

3.2.3.2. Các biến chỉ số kinh tế vĩ mô

Theo Tinoco và Wilson (2013), bên cạnh nhóm biến tài chính, hai biến chỉ số vĩ mơ được lựa chọn (trong một danh sách gồm 11 biến vĩ mơ) để đưa vào mơ hình cuối cùng là: Chỉ số giá bán lẻ (Retail Price Index – RPI) và Lãi suất trái phiếu Chính phủ Anh kỳ hạn 3 tháng điều chỉnh lạm phát (United Kingdom Short Term (3-month) Treasury Bill Rate Deflated – SHTBRDEF). Biến RPI dùng để đo lường lạm phát trong khi SHTBRDEF đo lường lãi suất trong nền kinh tế. Cũng tương tự như Tinoco và Wilson (2013), khi xem xét mẫu nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả cũng đưa các biến lạm phát và lãi suất vào mơ hình hồi quy. Tuy nhiên, do việc khó khăn trong thu thập dữ liệu và tính có sẵn của dữ liệu tại Việt Nam, tác giả thay RPI bằng CPI – chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) và Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 3 tháng thành Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 1 năm (TBR), để đại diện cho lạm phát và lãi suất trong mơ hình. Trong nghiên cứu của Tinoco và Wilson (2013), 2 biến vĩ mơ trên đều có ý nghĩa thống kê và có đóng góp đáng kể trong việc dự báo kiệt quệ tài chính.

Chỉ số giá tiêu dùng – CPI, dùng để đo lường lạm phát, dữ liệu được lấy từ tổng cục

thống kê. Chỉ có vài nghiên cứu về mơ hình dự báo kiệt quệ/ phá sản sử dụng biến lạm phát và mối quan hệ của nó với xác xuất kiệt quệ tài chính hoặc vỡ nợ cũng khác nhau. Qu, Y (2008) cho rằng, lạm phát đóng vai trị như một sự khuyến khích để một bộ phận dân cư chuyển từ tiết kiệm qua đầu tư để tránh tình trạng sức mua bị xói mịn trong tương lai do lạm phát. Vì vậy, lạm phát cao cũng được xem là sẽ gia tăng khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư theo cách tương tự, điều này là giảm xác xuất kiệt quệ, hoặc vỡ nợ của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, Qu, Y (2008) cũng thừa nhận, mối quan hệ trực tiếp giữa lạm phát và xác xuất vỡ nợ chưa thực sự xác lập một cách rõ ràng do sự phức tạp trong ảnh hưởng của lạm phát lên nền kinh tế. Mặc khác, Marie (2012), xây dựng mơ hình dự báo phá sản cho ngân hàng đã chỉ ra lạm phát có một mối quan hệ dương với xác xuất vỡ nợ. Marie (2012) lập luận, lạm phát cao là do hệ quả của một môi trường kinh tế vĩ mơ nhìn chung cịn yếu, do đó làm tăng số lượng các cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng. Lúc này, có một mối quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng và các ngành nghề trong nền kinh tế, độ lớn của mối quan hệ phụ thuộc vào việc một doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc vốn như thế nào (tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu), như thế nào. Dựa trên các lập luận trên, trong luận văn này, giả thiết CPI cao sẽ làm tăng xác suất kiệt quệ và vỡ nợ của doanh nghiệp, hay biến CPI cho một kỳ vọng dấu dương (+) trong mơ hình hồi quy.

Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 1 năm (Treasury Bill Rate – TBR), biến này

đại diện cho lãi suất, dữ liệu được lấy từ ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tinoco và Wilson (2013) sử dụng biến lãi suất này sau đó chiết khấu với lạm phát (deflated) để biến SHTBRDEF phản ánh lãi suất thực trong nền kinh tế. Do sự giới hạn về tính có sẵn của dữ liệu và biến lạm phát đã được sử dụng độc lập ở trên, do vậy, tác giả không tiến hành chiết khấu mà sử dụng TBR như biến độc lập.

Biến TBR đại diện cho lãi suất, tương tự biến CPI, rất có khả năng ảnh hướng đến doanh nghiệp thông qua cấu trúc vốn. Một mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích các doanh nghiệp

đầu tư nhiều hơn, doanh nghiệp vay nhiều hơn để đầu tư trang thiết bị mới, gia tăng hàng tồn kho, xây dựng nhà máy, nghiên cứu và phát triển… Do vậy, lợi nhuận kỳ vọng trên vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn khi lãi suất thấp. Ngoài ra, các khoản vay ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn lưu động của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao, doanh nghiệp cần đáo hạn các khoản nợ ngắn hạn, các khoản chi phí ngắn hạn, chi lương… vì vậy, với mức lãi suất cao, làm cho chi phí của nợ cao hơn, doanh nghiệp trả nhiều hơn cho các khoản vay của họ. Một giá trị cao của TBR sẽ làm gia tăng xác xuất kiệt quệ, hoặc phá sản hay biến TBR cho một kỳ vọng dấu dương (+) trong mơ hình hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo kiệt quệ tài chính cho các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)