Đánh giá thang đo bằng phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha. 34

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chất lượng dịch vụ tiền gửi cá nhân của ngân hàng TMCP công thương việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 43 - 50)

CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI CÁ NHÂN CỦA

2.2. Đo lường chất lượng dịch vụ tiền gửi cá nhân của Vietinbank trên địa bàn

2.2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha. 34

Nghiên cứu sẽ đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, và sự tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally& Bernstein, 1994; Peterson, 1994; Slater,1995).

Hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh là hệ số tính tương quan của biến đo lường xem xét với tổng các biến còn lại của thang đo (không tính biến đang xem xét). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh từ 0,3 trở lên thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein, 1994).

Dựa vào thông tin từ các phiếu trả lời của bảng khảo sát thu thập đƣợc, tác giả đã thực hiện phân tích hệ số Cronbach alpha thông qua phần mềm SPSS và cho ra kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp hệ số Cronbach alpha của từng thành phần thang đo chất lượng dịch vụ tiền gửi cá nhân

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại bỏ biến Tin cậy Cronbach's Alpha = 0.784

TC1 17.2030 2.245 .503 .762

TC2 17.4211 2.184 .460 .779

TC3 17.0789 1.982 .661 .710

TC4 17.1992 2.198 .540 .751

TC5 17.1128 2.010 .649 .714

Đáp ứng Cronbach's Alpha = 0.801

DU1 16.6992 3.079 .633 .748

DU2 16.7331 3.759 .548 .776

DU3 16.6729 3.481 .543 .776

DU4 16.6504 3.489 .532 .779

DU5 16.7180 3.260 .682 .732

Đồng cảm Cronbach's Alpha = 0.730

DC1 19.1692 3.160 .542 .673

DC2 19.2218 3.253 .522 .680

DC3 19.2519 3.359 .514 .686

DC4 19.2669 2.830 .363 .753

DC5 19.5113 3.232 .404 .710

DC6 19.5000 3.058 .586 .659

Năng lực phục vụ Cronbach's Alpha = 0.764

PV1 14.8308 2.601 .541 .718

PV2 14.7481 2.634 .589 .702

PV3 14.8496 2.724 .486 .737

PV4 14.7444 2.697 .538 .719

PV5 14.7669 2.700 .510 .729

Phương tiện hữu hình Cronbach's Alpha = 0.787

HH1 14.4699 2.665 .635 .724

HH2 14.4323 2.971 .494 .769

HH3 14.4586 2.800 .539 .755

HH4 14.4436 2.618 .653 .717

HH5 14.4812 2.779 .506 .768

Nhận xét:

- Hệ số Cronbach alpha của từng thành phần thang đo mức độ tin cậy, đáp ứng, đồng cảm, năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình lần lượt là 0.784, 0.801, 0.703, 0.764, 0.787. Nhƣ vậy các hệ số trên đều lớn hơn 0.7, tức là thang đo chất lƣợng dịch vụ trên có thể đƣợc sử dụng chính thức.

- Hệ số tương quan biến - tổng của từng biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Đồng thời hệ số Cronbach alpha tổng của 5 thành phần chất lƣợng dịch vụ tiền gửi cá nhân đều giảm xuống khi loại bỏ một biến quan sát. Ngoại trừ trường hợp biến DC4 - Ngân hàng có thủ tục giao dịch tiền gửi đơn giản, hệ số tương quan biến – tổng của biến DC4 là 0.363 nhƣng hệ số Cronbach alpha khi loại bỏ biến này là 0.753 (lớn hơn hệ số Cronbach alpha khi có biến này tham gia là: 0.730). Như vậy cho thấy việc loại bỏ biến DC4 không làm ảnh hưởng đến giá trị nội dung của thang đo, các biến còn lại vẫn đo lường đầy đủ nội dung của thành phần mức độ đồng cảm.

Tóm lại, thang đo đƣợc dùng để sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA gồm có 25 biến quan sát do đã loại bỏ biến DC4 ra khỏi thang đo.

2.2.2.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích nhân tố đƣợc sử dụng để thu gọn và tóm tắt dữ liệu. Các biến có liên hệ với nhau đƣợc xem xét và gom thành một số các nhân tố cơ bản.

Một số tiêu chuẩn cần quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá EFA gồm có:

- Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin): là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp là hệ số KMO phải có giá trị lớn (từ 0.5 đến 1).

- Kiểm định Bartlett’s dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau, tức là mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.05.

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết mỗi biến quan sát thuộc nhóm nhân tố nào. Hệ số này lớn hơn 0.4, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại.

- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hoặc bằng 50%, tức là số nhân tố đƣợc rút trích ra giải thích đƣợc trên 50% độ biến thiên của dữ liệu.

- Hệ số eigenvalue là một tiêu chí đƣợc sử dụng phổ biến để xác định số lƣợng nhân tố trong phân tích EFA. Số lƣợng nhân tố đƣợc xác định ở nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 (≥1).

Bảng phân tích EFA cho thang đo chất lượng dịch vụ tiền gửi cá nhân (Xem phụ lục 2)

Kết quả phân tích EFA cho thấy hệ số KMO là 0.802 (thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1), đồng thời kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa sig là 0.000 < 0.05. Nhƣ vậy phân tích EFA là thích hợp với dữ liệu thu thập đƣợc.

Đánh giá giá trị thang đo:

Với hệ số Eigenvalue là 1.676 > 1 thì có 5 nhân tố đƣợc rút trích ra, phù hợp với mô hình lý thuyết đã đƣa ra ở trên. Đồng thời tại hệ số Eigenvalue là 1.676 thì tổng

phương sai trích là 56.116% > 50%, tức là việc sử dụng 5 nhân tố được rút trích ra có thể giải thích đƣợc 56.116% khả năng giải thích của tất cả 25 biến quan sát.

Bảng 2.5.Bảng Ma trận xoay nhân tố

Nhân tố

1 2 3 4 5

Ngân hàng luôn thực hiện dịch vụ tiền gửi cá

nhân đúng nhƣ những gì đã giới thiệu, cam kết. .660

Nhân viên Vietinbank ít mắc lỗi khi thực hiện

giao dịch với khách hàng. .820

Ngân hàng luôn giải quyết, thắc mắc, khiếu nại

thỏa đáng. .802

Ngân hàng luôn bảo mật thông tin khách hàng. .722

Thương hiệu của ngân hàng tạo sự tin tưởng,

yên tâm đối với khách hàng khi gửi tiền. .800

Ngân hàng có đường dây nóng nhằm giải đáp

thắc mắc của khách hàng kịp thời. .788 Các thông tin liên quan đến dịch vụ tiền gửi cá

nhân luôn đƣợc cập nhật và công khai kịp thời. .703 Ngân hàng luôn đưa ra những chương trình

khuyến mãi tiền gửi cá nhân hấp dẫn. .707 Ngân hàng đƣa ra các sản phẩm tiền gửi cá nhân

đa dạng. .697

Ngân hàng có nhiều tiện ích đi kèm sản phẩm

tiền gửi cá nhân. .804

Ngân hàng có thời gian giao dịch thuận tiện cho

khách hàng. .739

Ngân hàng luôn có lời chúc, quà tặng đến khách

hàng nhân dịp đặc biệt (lễ tết, sinh nhật…). .731

Ngân hàng thường xuyên tìm hiểu ý kiến của

khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ. .697

Thời gian xử lý giao dịch tiền gửi nhanh chóng. .586 Nhân viên ngân hàng luôn giới thiệu những sản

phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. .747

Nhân viên ngân hàng có đủ kiến thức, trình độ

chuyên môn để tƣ vấn khách hàng. .694 Nhân viên ngân hàng có tác phong làm việc

chuyên nghiệp. .749

Nhân viên ngân hàng luôn niềm nở khi giao tiếp

với khách hàng. .652

Nhân viên ngân hàng phục vụ khách hàng tận

tình, chu đáo. .725

Nhân viên bảo vệ luôn hỗ trợ khách hàng tích

cực. .691

Vị trí điểm giao dịch thuận tiện, đảm bảo an

toàn cho khách hàng. .788

Điểm giao dịch có cơ sở vật chất khang trang,

hiện đại, sạch sẽ, gọn gang. .658

Tờ rơi, sách báo giới thiệu về dịch vụ tiền gửi cá

nhân của ngân hàng dễ gây chú ý. .711

Ngân hàng có trang bị phương tiện giải trí cho khách hàng khi chờ đợi giao dịch (sách báo, tivi…).

.787

Nhân viên ngân hàng có trang phục gọn gàng,

thanh lịch. .680

Phương pháp trích: Principal Component Analysis.

Phương pháp xoay: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

Ta thấy có 5 nhân tố đƣợc rút trích từ 25 biến quan sát (đã loại bỏ biến DC4 sau khi đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha), và số lƣợng nhân tố phù hợp với mô hình lý thuyết ban đầu đƣa ra, nhƣng có một thay đổi nhỏ là biến TC2 -

“Nhân viên ít mắc lỗi khi thực hiện giao dịch với khách hàng” thuộc nhóm nhân tố Năng lực phục vụ của nhân viên.

Nhƣ vậy sau khi phân tích EFA và hệ số Cronbach alpha, bộ thang đo đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng dịch vụ tiền gửi cá nhân còn lại 25 biến, thể hiện qua 5 nhân tố sau:

Thành phần độ tin cậy (TC): gồm 5 biến quan sát:

- TC1: Ngân hàng luôn thực hiện dịch vụ tiền gửi cá nhân đúng nhƣ những gì đã giới thiệu, cam kết.

- TC3: Ngân hàng luôn giải quyết, thắc mắc, khiếu nại thỏa đáng.

- TC4: Ngân hàng luôn bảo mật thông tin khách hàng.

- TC5: Thương hiệu của ngân hàng tạo sự tin tưởng, yên tâm đối với khách hàng khi gửi tiền.

Thành phần mức độ đáp ứng (DU): gồm 5 biến quan sát:

- DU1: Ngân hàng có đường dây nóng nhằm giải đáp thắc mắc của khách hàng kịp thời.

- DU2: Các thông tin liên quan đến dịch vụ tiền gửi cá nhân luôn đƣợc cập nhật và công khai kịp thời.

- DU3: Ngân hàng luôn đưa ra những chương trình khuyến mãi tiền gửi cá nhân hấp dẫn.

- DU4: Ngân hàng đƣa ra các sản phẩm tiền gửi cá nhân đa dạng.

- DU5: Ngân hàng có nhiều tiện ích đi kèm sản phẩm tiền gửi cá nhân.

Thành phần mức độ đồng cảm (DC): gồm 6 biến quan sát:

- DC1: Ngân hàng có thời gian giao dịch thuận tiện cho khách hàng.

- DC2: Ngân hàng luôn có lời chúc, quà tặng đến khách hàng nhân dịp đặc biệt (lễ tết, sinh nhật…).

- DC3: Ngân hàng thường xuyên tìm hiểu ý kiến của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

- DC5: Thời gian xử lý giao dịch tiền gửi nhanh chóng.

- DC6: Nhân viên ngân hàng luôn giới thiệu những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Thành phần năng lực phục vụ của nhân viên (PV): gồm 5 biến quan sát:

- PV1: Nhân viên ngân hàng có đủ kiến thức, trình độ chuyên môn để tƣ vấn khách hàng.

- PV2: Nhân viên ngân hàng có tác phong làm việc chuyên nghiệp.

- PV3: Nhân viên ngân hàng luôn niềm nở khi giao tiếp với khách hàng.

- PV4: Nhân viên ngân hàng phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo.

- PV5: Nhân viên bảo vệ luôn hỗ trợ khách hàng tích cực.

- TC2: Nhân viên Vietinbank ít mắc lỗi khi thực hiện giao dịch với khách hàng.

Thành phần phương tiện hữu hình (HH): gồm 5 biến quan sát:

- HH1: Vị trí điểm giao dịch thuận tiện, đảm bảo an toàn cho khách hàng.

- HH2: Điểm giao dịch có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, sạch sẽ, gọn gàng.

- HH3: Tờ rơi, sách báo giới thiệu về dịch vụ tiền gửi cá nhân của ngân hàng dễ gây chú ý.

- HH4: Ngân hàng có trang bị phương tiện giải trí cho khách hàng khi chờ đợi giao dịch (sách báo, tạp chí, tivi…).

- HH5: Nhân viên ngân hàng có trang phục gọn gàng, thanh lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chất lượng dịch vụ tiền gửi cá nhân của ngân hàng TMCP công thương việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)