Nhân tố ngân hàng hậu tăng trưởng nóng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội giai đoạn 2009 2013 (Trang 62 - 64)

1 .2Tổng quan về những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM

2.3 Đánh giá chung về thực trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

2.3.2.4 Nhân tố ngân hàng hậu tăng trưởng nóng:

Để mở rộng các hoạt động cho vay tới các cá nhân, tổ chức kinh tế, tăng trưởng “nóng” là cách làm nhanh nhất. Tuy nhiên, cách làm này như “con dao hai lưỡi” nếu không đi đôi với chiến lược phát triển bền vững.

Bảng 2.19: Tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý và độ lệch chuẩn của nhân tố ngân hàng hàng hậu tăng trưởng nóng

Biến khảo sát Tỷ lệ đồng ý Độ lệch chuẩn

Hệ quả tất yếu của q trình tăng trưởng tín dụng q nóng 94,17% 0,512

Phát triển “nóng” của hệ thống ngân hàng thương mại 81,67% 0,541

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả (xem phụ lục 4)

Hệ quả tất yếu của q trình tăng trưởng tín dụng nóng và phát triển “nóng” của hệ thống ngân hàng thương mại: Tăng trưởng tín dụng nóng là cuộc đua tín dụng

khốc liệt giữa các ngân hàng. Do đó, H khó tránh khỏi những rủi ro trong cuộc đua này. Trong giai đoạn 2010 – 2012 các ngân hàng tăng cường phát triển mạng lưới, hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch được thành lập với tốc độ nhanh chóng.

Với sự gia tăng mạng lưới hoạt động của các ngân hàng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày lớn. Do đó, các ngân hàng d ng nhiều hình thức, chính sách nhằm giử chân khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới. H cũng không phải ngoại lệ. Trong giai đoạn này, SHB phát triển một số sản phẩm như cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là hàng tồn kho và khoản phải thu. Đây là hai loại tài sản thế chấp gây rủi ro rất cao cho ngân hàng nếu như khâu thẩm định không được kiểm soát chặt chẽ.

Bảng 2.20: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của một số ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012

Tên ngân hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội 116 158 317

Ngân hàng K Thương VN 282 307 316

Ngân hàng Á Châu 281 326 342

Ngân hàng Quân Đội 138 176 182

Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank, ACB, MBbank, SHB năm 2010, 2011, 2012 và tính tốn của tác giả

Trong giai đoạn 2010 – 2012, ngân hàng chạy đua tăng trưởng tín dụng nên nhận tài sản thế chấp chủ yếu là hàng tồn kho và khoản phải thu. Trường hợp của Công ty Tiến Văn dư nợ 120,5 tỷ) là một điển hình. Theo báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2012 của khách hàng, doanh thu đạt 1.054 tỷ đồng, giảm 959 tỷ đồng tương đương với 47,7% so với cùng kỳ năm 2011. Giá trị hàng tồn kho năm 2012 tăng 36% và vòng quay chậm (giảm từ 1 v ng/năm xuống . v ng năm 2012, luồng tiền hoạt động kinh doanh nhở hơn 0. Hoạt động kinh doanh của khách hàng năm 2012 chưa hiệu quả, doanh thu giảm mạnh so với năm 2011, lợi nhuận qua các năm ghi nhận chưa phù hợp nếu so sánh với các doanh nghiệp khác c ng ngành thương mại nông sản, cho thuê kho bãi. Năm 2012, doanh thu kinh doanh nông sản săn lát giảm mạnh so với năm trước, tình hình thu hồi cơng nợ phải thu khơng tiến triển, nhưng công ty lại tăng mạnh dự trữ hàng tồn kho bằng nguồn vốn vay ngân hàng, một phần cũng do chi phí tài chính giảm so với mấy năm trước, tuy nhiên ngân hàng lại không nắm được cụ thể kế hoạch kinh doanh của khách hàng và khách hàng có quan hệ tín dụng tại cùng nhiều tổ chức tín dụng nên việc quản lý khách hàng khó khăn hơn =>dẫn đến rủi ro không quản lý được dịng tiền cho vay, hàng tồn kho khơng bán được sẽ bị giảm giá trị do đều là hàng nông sản… ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Hàng hóa thế chấp tại ngân hàng được lưu tại nhiều kho và không tách bạch riêng. Đối với các phương án vay vốn có đầu ra cụ thể, tài sản đảm bảo là hàng hóa

phát sinh từ phương án do ngân hàng tài trợ, ngân hàng chỉ thu thập báo cáo xuất nhập tồn và kiểm tra kho thực tế hàng tháng, nhưng trên báo cáo xuất nhập tồn không thể hiện chi tiết khối lượng, giá trị, vị trí của hàng hóa thế chấp cho từng phương án. Do vậy, ngân hàng không xác định, quản lý được hàng tồn kho của từng phương án, không quản lý được hàng hóa có hình thành thực tế hay khơng => rủi ro cho ngân hàng không thu hồi được vốn khi phải xử lý tài sản đảm bảo.

Các hợp đồng kinh tế đã hết thời hạn thanh tốn nhưng dịng tiền từ khoản phải thu lại chưa về ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội giai đoạn 2009 2013 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)