Biến phụ thuộc “Ý định chia sẻ tri thức” – IN có 4 biến quan sát: IN1, IN2, IN3 và IN4. Do đó đủ điều kiện để tiến hành đo lường độ tin cậy.
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha được trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.6: Phân tích độ tin cậy cho thang đo yếu tố ý định chia sẻ tri thức - IN - IN
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến IN1 14.58 12.205 .729 .791 IN2 14.65 11.936 .753 .781 IN3 14.63 11.366 .731 .786 IN4 15.51 10.597 .566 .869 Cronbach’s Alpha=0.847 (Nguồn: Tác giả)
Kết quả phân tích cho thấy Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần này là 0.847 (lớn hơn 0.60 và nhỏ hơn 0.95), các biến thành phần có hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên các biến đo lường của thành phần này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.
Tuy nhiên khi loại biến IN4 thì độ tin cậy của thang đo tăng từ 0.847 lên 0.869. Nhưng khơng có biến nào có thể đo lường thay cho biến IN4 trong thành phần ý định chia sẻ tri thức nên biến IN4 được giữ lại.
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định giá tri hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Thang đo đạt yêu cầu trong phân tích nhân tố khám phá cần phải đáp ứng được tiêu các chí sau:
- KMO từ 0.5 đến 1.
- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa với sig < 0.05. - Tiêu chí Eigenvalue > 1.
- Tổng phương sai trích ≥ 50%.
- Hệ số tải nhân tố (factor loading) ≥ 0.4.
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập