tri thức và năng lực đổi mới của tổ chức tại Đài Loan
(Nguồn: Lin, 2007b) Năng lực đổi mới của tổ chức Sự vui thích giúp đỡ người khác
Công nghệ thông tin Sự tự tin vào tri thức
của bản thân Sự hỗ trợ của lãnh đạo Sự khen thưởng trong tổ chức Hành vi thu nhận tri thức Hành vi cho, tặng tri thức
Kết quả kiểm định cho thấy các yếu tố như: sự vui thích giúp đỡ đồng nghiệp, sự
tự tin vào tri thức của bản thân, sự hỗ trợ của lãnh đạo quản lý đều có tác động đến hành
vi cho, tặng và thu nhận tri thức của nhân viên, sự khen thưởng ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức, còn yếu tố công nghệ thông tin chỉ tác động đến hành vi thu nhận tri
thức. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu nhân viên thường xuyên chia sẻ và thu nhận tri thức mới sẽ giúp gia tăng năng lực đổi mới của tổ chức.
2.2.4. Nghiên cứu của Jeon, Kim, và Koh (2011) về mơ hình tích hợp cho việc chia sẻ tri thức trong các nhóm hành động (community-of- practice) tại Hàn Quốc
Nhóm hành động là một nhóm các thành viên có cùng nghề hay cùng chuyên ngành. Theo Lave và Wenger (1991), thơng qua q trình chia sẻ thơng tin, kinh nghiệm các thành viên trong nhóm có thể học hỏi lẫn nhau và có cơ hội phát triển cá nhân lẫn trình độ chuyên mơn. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất 2 yếu tố của động lực bên trong (sự vui thích giúp đỡ người khác và sự cần thiết phải liên kết) và 2 yếu tố của động lực bên ngồi (hình ảnh và sự tương hỗ) ảnh hưởng đến thái độ hướng tới sự chia sẻ tri thức của nhóm hành động tại Hàn Quốc.
Các yếu tố trong mơ hình:
Sự vui thích giúp đỡ người khác: nhóm tác giả cho rằng niềm vui giúp đỡ
người khác có liên quan đến lòng vị tha. Theo Jeon và cộng sự (2011), trong nhóm hành động, khi một thành viên vui với việc giúp đỡ người khác để giải quyết khó khăn thì người đó rất có khả năng có thái độ tích cực trong việc chia sẻ tri thức.
Sự cần thiết phải liên kết: Theo Murray (1938), sự cần thiết phải liên kết
được mô tả như là xu hướng được hài lòng bằng cách tham gia mối quan hệ hòa thuận, an toàn. Jeon và cộng sự (2011) đã lập luận rằng động lực để liên kết thì thiên nhiều về nội lực, và là một động lực cơ bản liên quan đến những nỗ lực giúp mọi người gần nhau hơn.
Hình ảnh: Theo nhóm tác giả Jeon (2011) thì hình ảnh xã hội đề cập đến
những kỳ vọng rằng danh tiếng của một người có thể được nâng cao thơng qua hành vi chia sẻ kiến thức trong nhóm hành động, việc này cũng đồng nghĩa với tinh thần duy trì hình tượng xã hội của người Hàn Quốc. Nhóm tác giả cho rằng trong các cơng ty Hàn Quốc, nơi mà văn hóa tập thể được coi trọng, thì hình tượng xã hội sẽ có ảnh hưởng tới thái độ chia sẻ tri thức của các cá nhân.
Sự tương hỗ: Blau (1967) cho rằng sự tương hỗ là động lực quan trọng để
một cá nhân tham gia vào các hoạt động trao đổi mang tính xã hội. Khi một thành viên trong nhóm hành động chi sẻ tri thức của mình, nếu có sự tương hỗ, thì họ sẽ nhận được những kiến thức cần thiết từ những thành viên khác.
Mơ hình nghiên cứu:
Hình 2.4: Mơ hình tích hợp cho việc chia sẻ tri thức trong các nhóm hành động tại Hàn Quốc
(Nguồn: Jeon, Kim, và Koh , 2011) Sự vui thích giúp đỡ người khác Sự cần thiết phải liên kết Động lực bên trong Hình ảnh Sự tương hỗ Động lực bên ngồi Thái độ hướng tới việc chia sẻ tri thức trong nhóm hành động
Kết quả kiểm định cho thấy: Hai yếu tố sự vui thích giúp đỡ người khác và
sự cần thiết phải liên kết có tác động mạnh hơn tới thái độ chia sẻ tri thức so với hai
yếu tố hình ảnh và sự tương hỗ. Điều đó cho thấy rằng động lực nội tại tác động mạnh hơn đến thái độ chia sẻ tri thức của các thành viên trong nhóm hành động hơn động lực từ bên ngồi.
2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu tham khảo
Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức
Tác giả
Lin (2007a) Lin, (2007b) Jeon, Kim, và Koh ( 2011)
Những phần thưởng được mong đợi x x
Những lợi ích tương hỗ x x
Sự tự tin vào tri thức của bản thân x x
Sự vui thích giúp đỡ người khác x x x
Sự hỗ trợ của lãnh đạo x
Công nghệ thông tin x
Sự cần thiết phải liên kết x
Hình ảnh x
(Nguồn: Tác giả)
Dựa vào lý thuyết về lý do hành động của tác giả Fishbein và Ajzen (1975) và bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên ta thấy 4 yếu tố: những phần thưởng được mong đợi, những lợi ích tương hỗ, sự tự tin vào tri thức của bản thân, sự vui thích giúp đỡ người khác trong mơ hình nghiên cứu của Lin (2007a) về ảnh hưởng của động lực
bên trong và bên ngoài đến ý định chia sẻ tri thức đều được các nghiên cứu khác nghiên cứu và xác định là có tác động đến hành vi chia sẻ tri thức.
Trong đó:
Những phần thưởng được mong đợi:
Theo quan điểm về động lực bên ngoài, hành vi cá nhân được thúc đẩy bởi giá trị cảm nhận và lợi ích của hành động (Lin, 2007a). Kowal và Fortier (1999) cho rằng mục đích chính của những hành vi xuất phát từ động lực bên ngồi là để nhận được những lợi ích của tổ chức hoặc nhận được một lợi ích tương hỗ nào đó. Những phần thưởng của tổ chức có thể hữu ích cho việc động viên nhân viên thực hiện hành động (Bartol và Locke, 2000). Vậy nên khi nhân viên tin rằng họ có thể nhận được những phần thưởng của tổ chức từ việc chia sẻ tri thức thì họ sẽ có thái độ tích cực hơn trong việc chia sẻ này.
H1: Những phần thưởng được mong đợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định chia sẻ tri thức.
Những lợi ích tương hỗ:
Theo Jeon, Kim và Koh (2011), lợi ích tương hỗ là một trong những động lực tâm lý xã hội bên ngoài điều khiển việc chia sẻ tri thức trong một nhóm hành động. Nghiên cứu của Lin (2007a) cũng chỉ ra rằng lợi ích tương hỗ có thể là động lực hữu hiệu để tạo điều kiện cho việc chia sẻ tri thức, từ đó tạo nên mối hợp tác lâu dài trong kinh doanh. Hành vi có đi có lại đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới việc chia sẻ tri thức và sau đó sẽ làm gia tăng hành vi chia sẻ tri thức (Bock và cộng sự, 2005). Vậy nên một khi nhân viên tin rằng họ có thể nhận được những lợi ích đối ứng từ đồng nghiệp thơng qua việc chia sẻ tri thức thì họ sẽ có ý định chia sẻ tri thức nhiều hơn.
H2: Những lợi ích tương hỗ có ảnh hưởng tích cực đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên.
Sự tự tin vào tri thức của bản thân:
Bandura (1999) định nghĩa sự tự tin như một cách nhìn mang tính cá nhân liên quan tới khả năng tổ chức và thực hiện hành động để đạt được thành tựu ở mức độ cao. Sự tự tin về kiến thức thể hiện điển hình ở những cá nhân tự tin rằng kiến thức của họ có thể giải quyết các vấn đề khó khăn và nâng cao hiệu quả cơng việc (Luthans, 2003). Bên cạnh đó Lin (2007a) cũng cho rằng những cá nhân có tự tin cao vào khả năng cung cấp những kiến thức giá trị cho tổ chức thì sẽ đạt được những thành tựu đặc biệt. Do đó những nhân viên mà tin rằng họ có thể góp phần nâng cao chất lượng cơng việc, nâng cao hiệu suất của tổ chức bằng cách chia sẻ tri thức thì sẽ tích cực hơn trong thái độ và dự định chia sẻ tri thức.
H3: Sự tự tin vào tri thức của bản thân có ảnh hưởng tích cực đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên.
Sự vui thích giúp đỡ người khác:
Lin (2007a, 2007b); Jeon và cộng sự (2011) đều cho rằng sự vui thích giúp đỡ người khác liên quan đến lòng vị tha. Lòng vị tha khác nhu cầu cho đi nhận lại ở chỗ người cho đi khơng có nhu cầu nhận lại (Lin, 2007a). Mà lịng vị tha thì xuất phát từ chính động lực bên trong của con người (Osterloh và Frey, 2000). Vậy nên những cá nhân đóng góp tri thức cho tổ chức chỉ vì niềm vui thích, vì bản năng hay nói cách khác là vì động lực bên trong thì có khuynh hướng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nhiều hơn và nhiệt tình hơn.
H4: Sự vui thích giúp đỡ người khác có ảnh hưởng tích cực đến ý định chia sẻ tri thức của nhân viên.
Mơ hình nghiên cứu đề xuất: