2.2. Thực trạng cơng đồn bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động ở các
2.2.7. Cơng đồn tổ chức nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngườ
lại càng trở nên phức tạp. Do vậy, việc giải quyết tranh chấp lao động đã được được quy định chặt chẽ trong Bộ luật lao động (năm 2012) nhằm bảo vệ quan hệ lao động tốt, góp phần phát triển sản xuất và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Qua nghiên cứu tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tình hình tranh chấp lao động dẫn đến đình cơng chưa diễn ra nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng lao động không thực hiện đúng các quy định của pháp luật Lao động và Luật Cơng đồn, nhất là các quy định về hợp đồng lao động, tiền công, tiền lương, Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), thời giờ và điều kiện lao động không đảm bảo, thu nhập thấp. Công tác quản lý nhà nước về lao động còn nhiều bất cập, kém hiệu lực. Cơng đồn cơ sở ở các doanh nghiệp xảy ra đình cơng chưa thể hiện được vai trị của mình. Nhận thức của người lao động về pháp luật và Cơng đồn, về tác phong cơng nghiệp cịn nhiều hạn chế. Việc thực hiện pháp luật lao động nhìn chung được đảm bảo, ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động còn xảy ra; một số doanh nghiệp khơng thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động như: Giao kết hợp đồng lao động, ký kết thoả ước lao động tập thể, tiền lương, đóng nộp BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ATVSLĐ…; trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước mới có 51,4% CNLĐ được đóng BHXH.
2.2.7. Cơng đồn tổ chức nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. lao động.
Vấn đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động là trách nhiệm của các cấp cơng đồn nói chung và cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước nói riêng. Nhưng dưới góc độ mối quan hệ giữa cơng đồn - đại diện cho tập thể lao động với người sử dụng lao động thì đây được coi là quyền của cơng đồn.
Khoản 3, Điều 10 Luật Cơng đồn (2012) quy định: “Cơng đồn tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động”.
Vai trị của cơng đồn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước với chế độ tiền lương và thu nhập của người lao động:
Điều mà người lao động quan tâm trên hết khi tham gia vào quan hệ lao động khơng khác gì hơn là tiền lương và thu nhập. Điều 90 Bộ luật Lao động (năm 2012) đã quy định: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận; tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định; tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc; người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, khơng phân biệt giới tính đối với người lao động làm cơng việc có giá trị như nhau”.
Không chỉ quan trọng đối với người lao động, tiền lương và thu nhập cũng là vấn đề mà hầu hết các chủ doanh nghiệp quan tâm. Trong khi người lao động thì cố gắn để có việc làm ổn định, có thu nhập cao thì các chủ doanh nghiệp lại tính tốn để hạn chế tối đa chi phí trả cơng lao động nhằm thu về được nhiều lợi nhuận hơn trong sản xuất kinh doanh.
Cơng đồn là tổ chức đại diện và trực tiếp bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động nói chung và người lao động trong các doanh nghiệp nói riêng. Vai trị của cơng đồn trong việc đảm bảo tiền lương cho người lao động tức là cơng đồn vừa thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích vừa phát huy chức năng tham gia quản lý kinh tế, bởi tiền lương luôn gắn liền với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong các hoạt động của tổ chức cơng đồn nhằm bảo vệ lợi ích người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tại Khoản 2, Điều 93, Bộ luật Lao động (sửa đổi năm 2012) quy định: “Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công
khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động”. Như vậy, để đảm bảo cho người lao động trong các doanh nghiệp
được trả lương xúng đáng với sức lao động họ bỏ ra, cơng đồn cơ sở cần chủ động nghiên cứu đặc điểm sản xuất, quy trình cơng nghệ, tổ chức lao động để góp ý với ban giám đốc lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý. Công đồn cơ sở có trách nhiệm cùng với giám đốc doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động; chủ động kiến nghị với người sử dụng lao động trong việc tổ chức dạy nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp của cơng nhân lao động. Theo kết quả khảo sát tình hình lao động việc làm trong các doanh nghiệp của Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh, trong nhiệm kỳ 2008-2013, chỉ có 73% lao động trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước trên địa bàn tỉnh có việc làm ổn định, 20% khơng có việc làm ổn định, 7% thiếu việc làm. Có tới 39% số lao động cho rằng doanh nghiệp trả lương thấp, không đủ sống. 11% số lao động bức xúc vì phải tăng ca, tăng giờ thường xun. Chính vì thế chỉ có 1/3 số lao động được hỏi có mức thu nhập tạm đủ sống. Để có thêm thu nhập, 43% số lao động phải làm thêm giờ, đặc biệt là trong các doanh nghiệp vận tải và may mặc. Điều 97 Bộ luật Lao động (sửa đổi năm 2012) quy định: “Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn
giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương
hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm
thêm giờ vào ban đêm thì ngồi việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động cịn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày”. Mặc dù luật đã quy định, tuy
nhiên trên thực tế quy định này thường bị “lờ” đi, các chủ doanh nghiệp vẫn tăng cường bóc lột sức lao động và tiền lương của cơng nhân.
Có một thực tế hiện nay rất phổ biến và đang gia tăng đó là hình thức bớt xén lương của người lao động. Trong khi người lao động có gắng hồn thành cơng việc để được lĩnh trọn lương của mình cho dù đơi khi cơng việc q sức đối với họ, thì các chủ doanh nghiệp lại tìm mọi biện pháp để trừ lương và giảm thu nhập của người lao động. “Lương chuyên cần” là một trong những hình thức được chủ doanh nghiệp ưa chuộng. Các doanh nghiệp áp dụng hình thức gọi là “lương chuyên cần” thường chiếm 25-30% của lương trên hợp đồng. Nếu người lao động trong tháng khơng đi làm đủ 26 ngày cơng thì nghiễm nhiên họ bị trừ toàn bộ số tiền này. Như vậy có thể thấy rằng, cho dù nghỉ với bất cứ lý do gì, người lao động cũng khơng nhận được đủ lương theo hợp đồng.
Rõ ràng, đời sống công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước hiện nay gặp nhiều khó khăn. Tổ chức cơng đồn cấn phải có các hoạt động cụ thể để góp phần giảm bớt những khó khăn cho người lao động. Trên thực tế cho thấy khi cơng đồn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước biết quan tâm đến lợi ích của cơ sở, vì quyền lợi của người lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều cách làm hay như trích tiền lương cho cơng nhân mượn xoay vịng, khơng tính lãi, hội lương giúp nhau xóa đói, giảm nghèo với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Ngoài ra nhiều cơng đồn cơ sở cịn bảo lãnh cho các công nhân lao động vay các nguồn vốn ưu đãi từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho người lao động, quỹ giải quyết việc làm cho công nhân trong các doanh nghiệp của tỉnh v.v.
Cơng đồn trong các doanh nghiệp này thực sự là cầu nối tạo được tiếng nói chung giữa người sử dụng lao động và người lao động, tác động đến ý thức của họ về mối quan hệ khăng khít giữa quyền lợi của nhau bởi vì khi người lao động yên tâm về cuộc sống của mình thì chắc chắn rằng năng suất lao động sẽ cao hơn, hiệu quả cơng việc tốt hơn, sẽ góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Các hoạt động của cơng đồn đã hướng đến người lao động, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động, giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Qua việc nghiên cứu vai trị của cơng đồn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chúng ta có thể nhận thấy rằng cơng đồn cơ sở đã phát huy được vai trị của mình trong việc đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động, góp phần vào việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các Cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế do nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Những gì cơng đồn đã làm được cịn q ít so với những gì chưa làm được. Quyền năng của cơng đồn được pháp luật quy định là rất lớn (Hiến pháp, Luật Cơng đồn, Bộ luật Lao động, các Nghị định của Chính phủ và các thơng tư hướng dẫn của các Bộ, ngành...), nhưng cơng đồn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa thể hiện đúng vai trị của mình. Cơng đồn chưa thực sự góp phần quyết định vào các công việc ở doanh nghiệp cũng như chưa trở thành chổ dựa vững chắc cho người lao động. Muốn thực hiện tốt vai trị của mình, ngồi sự cố gắng của các cơng đồn cơ sở cần có sự hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền cũng như từ phía người sử dụng lao động. Sự liên kết này sẽ tạo thành sức mạnh để cơng đồn hồn thành các nhiệm vụ của mình, xứng đáng với sứ mệnh lịch sử to lớn của mình.