Khái quát về tổ chức và hoạt động của ông đoàn trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( Nghiên cứu thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 32 - 37)

Hà Tĩnh

2.1.1 Tình hình công nhân, lao động tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1.1 Về số lượng, cơ cấu và chất lượng CNLĐ, đoàn viên công đoàn

Do tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chính sách khuyến khích đối với dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất hoặc thành lập mới nên số lượng công nhân lao động tăng nhanh, nhất là lực lượng lao động công nhân, viên chức, lao động trẻ. Cơ cấu đội ngũ công nhân, lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, giảm tỷ lệ trong các ngành nông, lâm nghiệp. Năm năm qua, đội ngũ công nhân, lao động của tỉnh có bước chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã có những đóng góp trực tiếp, to lớn vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.

Đến 31/12/2013, tổng số công nhân, viên chức, lao động có 101.510 người, tăng 23.593 người so với năm 2008. Trong đó khu vực hành chính sự nghiệp 40.500 người; khu vực sản xuất, kinh doanh 61.010 người. Tổng số đoàn viên công đoàn toàn tỉnh có 69.474 người, chiếm tỷ lệ 68,5% so với CNVCLĐ, tăng 8.024 người so với năm 2008, trong đó đoàn viên thuộc LĐLĐ tỉnh quản lý là 61.274 người, số đoàn viên thuộc Công đoàn ngành Trung ương quản lý là 8.200 người; hệ thống tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh có 32 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (cả công đoàn Giáo dục huyện, thị xã, thành phố), tổng số CĐCS là 1.592 đơn vị (trong đó khu vực nhà nước 1.338 đơn vị, khu vực ngoài nhà nước 254 đơn vị). Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn ngày càng được nâng lên (đoàn viên có trình độ trên đại học 2,2%; đại học, cao đẳng 57,7%; trung cấp 20,2%; sơ cấp và công nhân kỹ thuật 13,6%; chưa

qua đào tạo 5,9%) [23, tr.7], trình độ mọi mặt của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động từng bước được nâng lên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì chất lượng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động của tỉnh còn hạn chế, có chỗ còn bất cập, thiếu cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề, thợ bậc cao, trình độ ngoại ngữ, tin học... tác phong lao động công nghiệp chưa trở thành nề nếp của đại bộ phận công nhân lao động.

2.1.1.2. Việc làm, tiền lương, thu nhập và đời sống

Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, số lao động có việc làm ngày càng tăng, đến tháng 31/12/2013, toàn tỉnh có 3.519 doanh nghiệp (trong đó có 254 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn với 12.500 đoàn viên); bình quân hàng năm có trên 01 vạn lao động được giải quyết việc làm trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy, mấy năm gần đây do khó khăn chung của nền kinh tế, hiện tại có 19.070 lao động thiếu việc làm, hoặc việc làm không ổn định ở các doanh nghiệp, nên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động vẫn là yêu cầu bức thiết. Tiền lương của CNLĐ có tăng do Nhà nước thực hiện chính sách cải cách tiền lương và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, nhưng do giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng, nên tiền lương vẫn chưa đủ chi cho nhu cầu thiết yếu để đảm bảo cuộc sống; tiền lương và thu nhập của người lao động ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước còn thấp, chỉ đạt bình quân 2,7 triệu đồng/người/tháng (bình quân chung cả nước 3,5 triệu đồng/người/tháng) nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Về nhà ở, đất ở, mặc dầu Chính phủ, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách và các giải pháp nhưng vấn đề nhà ở, đất ở đang là nổi băn khoăn của công nhân, lao động [23, tr.8]. Qua khảo sát của các cấp công đoàn, hiện tại toàn tỉnh có 16.175 CNVCLĐ có nhu cầu cần giải quyết về nhà ở, đất ở.

2.1.1.3. Tình hình thực hiện pháp luật lao động

Tình hình việc làm của CNVCLĐ tỉnh Hà Tĩnh tương đối ổn định, số CNVCLĐ phải nghỉ việc do thiếu việc làm thường xuyên không lớn. Hàng năm, có từ 1,5 - 1,7% so với tổng số CNLĐ được khảo sát thiếu việc làm.

Điều kiện làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước được quan tâm cải thiện. Ở một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế tư nhân có quy mô vừa và nhỏ, một bộ phận người lao động phải làm việc trong môi trường độc hại và mất an toàn. Tỷ lệ công nhân được khám sức khoẻ định kỳ, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) theo quy định còn thấp.

Tình trạng người sử dụng lao động vi phạm các quy định pháp luật lao động về hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn xảy ra, nhất là ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng chế tài xử lý việc thực thi pháp luật chưa đủ mạnh nên những quyền lợi thiết thân của người lao động còn bị xâm phạm.

Tình hình tranh chấp lao động dẫn đến đình công chưa diễn ra nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng lao động không thực hiện đúng các quy định của pháp luật Lao động và Luật Công đoàn, nhất là các quy định về hợp đồng lao động, tiền công, tiền lương, Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), thời giờ và điều kiện lao động không đảm bảo, thu nhập thấp. Công tác quản lý nhà nước về lao động còn nhiều bất cập, kém hiệu lực. Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp xảy ra đình công chưa thể hiện được vai trò của mình. Nhận thức của người lao động về pháp luật và Công đoàn, về tác phong công nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện pháp luật lao động nhìn chung được đảm bảo, ở khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện khá tốt. Tuy vậy, ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động còn xảy ra; một số doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động như: Giao kết hợp đồng lao động, ký kết thoả ước lao động tập thể, tiền lương, đóng nộp BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ATVSLĐ…; trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước mới có 48,4% CNLĐ được đóng BHXH (Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh).

2.1.2. Đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động và các hoạt động xã hội.

Các cấp Công đoàn đã tích cực tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền, tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến vào các văn bản pháp luật như Bộ luật lao động

(sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi), đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của công nhân, viên chức, lao động như việc làm, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, BHLĐ, nhà ở, đất ở. Nhiều nội dung tham mưu, đóng góp ý kiến của tổ chức công đoàn và CNLĐ được các cấp tiếp thu, chấp thuận và từng bước giải quyết [23, tr.5].

Công đoàn đã tích cực tham gia thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp; xếp hạng và xếp hạng lại cho 34 doanh nghiệp, xét duyệt, giải quyết chế độ cho 166 lao động tại các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa với số tiền được hưởng trên 8,1 tỷ đồng; làm việc với một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tham gia giải quyết những bức xúc của công nhân lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp [23, tr.5] Quá trình Công đoàn tham gia gắn với tuyên truyền giúp người lao động có nhận thức đúng đắn, tích cực ủng hộ và thực hiện sắp xếp doanh nghiệp.

Hàng năm, Công đoàn chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp chỉ đạo, triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động theo tinh thần Nghị định 07, 71, 87 của Chính phủ. Đây là diễn đàn trực tiếp để công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất, công tác, định mức tiền lương, tiền công, tiền thưởng, đảm bảo việc làm, thu nhập; thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể, tham gia quản lý cơ quan, doanh nghiệp. Bình quân hàng năm có 95% cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và xã, phường, thị trấn hội nghị cán bộ công chức, 100% doanh nghiệp Nhà nước đại hội công nhân viên chức, 55,8% doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức công đoàn tổ chức hội nghị người lao động (riêng công ty cổ phần, công ty TNHH có tổ chức công đoàn Hội nghị người lao động đạt 66,2%); 74,4% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể [23, tr.9].

Công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được tăng cường. LĐLĐ tỉnh tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 350 lượt doanh nghiệp về thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn,

Luật BHXH, ATVSLĐ-PCCN; tham gia với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát tình hình quản lý, sử dụng quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh; tham gia Hội đồng giám định y khoa tỉnh giám định 2.941 đối tượng; tham gia điều tra 176 vụ tai nạn lao động và tai nạn giao thông có tính chất tai nạn lao động; kiến nghị giải quyết cho 178 người lao động được hưởng chế độ. Công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho công nhân, viên chức, lao động được tăng cường. Trong nhiệm kỳ đã tư vấn trực tiếp và gián tiếp cho trên 700 lượt người lao động về các chế độ, quyền lợi; tiếp nhận 121 đơn thư khiếu nại, tố cáo của tập thể và cá nhân, giải quyết 34 đơn thư thuộc thẩm quyền, chuyển 87 đơn thư đến cơ quan nhà nước và các tổ chức khác xem xét, giải quyết, kết quả đã giải quyết cho 58 người được trở lại làm việc, 10 người được hạ mức kỷ luật, 128 người được giải quyết các quyền lợi khác [23, tr.10].

Hàng năm, Công đoàn đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, người sử dụng lao động tham gia Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN, gắn nội dung tổ chức Tuần lễ với việc phối hợp kiểm tra các đơn vị sản xuất kinh doanh về kỹ thuật an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, khám sức khỏe định kỳ, trang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng độc hại, chế độ ca ba cho người lao động. Năm năm qua, LĐLĐ tỉnh đã tham gia kiểm tra 279 doanh nghiệp về công tác bảo hộ lao động.

Việc thực hiện các chế độ chính sách như chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ; khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân, viên chức, lao động được các cấp công đoàn quan tâm và phối hợp thực hiện có hiệu quả. Triển khai có hiệu quả “Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm", LĐLĐ tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách - Xã hội triển khai cho vay 70 dự án hộ gia đình, tạo việc làm cho 495 công nhân, viên chức, lao động; số dư nợ bình quân hàng năm trên 3,1 tỷ đồng.

Công tác chăm lo đời sống, giúp đỡ đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn và các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện được các cấp công đoàn tổ chức thực hiện tốt, CNVCLĐ luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong việc thực hiện các cuộc vận động do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn phát động, nhất là ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt cả trong và ngoài nước; xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo” với số tiền hàng tỷ đồng mỗi năm; LĐLĐ tỉnh

và các cấp công đoàn đã tranh thủ sự giúp đỡ của Quỹ tấm lòng vàng lao động và huy động sự đóng góp, ủng hộ của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cùng với sự đóng góp của đoàn viên, CNVCLĐ với số tiền 18,360 tỷ đồng; trực tiếp thăm hỏi, trợ cấp 15.614 lượt CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ 18.000 lượt người dân và học sinh nghèo, trợ cấp 786 lượt trẻ em con CNVCLĐ bị nhiễm chất độc điôxin, tàn tật, mồ côi, bị tim bẩm sinh, bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ xây mới 387 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho CNVCLĐ (đạt 387% so với chỉ tiêu đề ra); hỗ trợ xây dựng nhà nội trú giáo viên trường THCS Hà Linh (Hương Khê), nhà đa chức năng Trường Tiểu học Thạch Hải (Thạch Hà), xây dựng nhà ở và hệ thống cấp thoát nước tại Làng trẻ mồ côi Hà Tĩnh; xây dựng 04 phòng học tại Trường Mầm non xã Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên). Đóng góp của công nhân, viên chức, lao động trong hoạt động xã hội, nhân đạo và sự quan tâm, chăm lo đời sống của tổ chức công đoàn đối với CNVCLĐ mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam, phát huy được vai trò, vị thế của tổ chức công đoàn trong xã hội (Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( Nghiên cứu thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)