Cơng đồn tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( Nghiên cứu thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 58 - 60)

2.2. Thực trạng cơng đồn bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động ở các

2.2.6. Cơng đồn tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng

Quan hệ lao động được hình thành trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận tự do, tự nguyện. Vì vậy khả năng thực hiện các quyền và đặc biệt là nghĩa vụ mang tính tự giác rất cao. Tuy nhiên với mục đích nhằm đạt lợi nhuận tối đa nên không phải lúc nào người lao động và người sử dụng lao động cũng dung hòa được với nhau về mọi vấn đề trong quan hệ lao động, đồng thời cùng với sự tác động của các nguyên nhân khách quan trong nền kinh tế thị trường nên xung đột, bất đồng giữa các bên từ đó dẫn đến tranh chấp lao động dường như là một tất yếu khách quan. Việc giải quyết tranh chấp lao động không chỉ nhằm khơi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mà cịn phải tiếp tục duy trì, củng cố quan hệ lao động, phòng ngừa các xung đột tiếp theo.

Để đạt được mục đích nói trên, quy định về giải quyết tranh chấp lao động bên cạnh việc chú ý đến cơ chế hòa giải và trọng tài thì một trong những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được quy định: “Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động; bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tơn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tơn trọng lợi ích chung của xã hội, khơng trái pháp luật; cơng khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động; việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hịa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội; việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có

đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện” (Điều 194, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012).

Tại khoản 1, Điều 194, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 cũng đã quy định: “Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức cơng đồn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động”.

Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động và Ban Chấp hành cơng đồn cơ sở có trách nhiệm phối hợp cùng nhau để thành lập hội đồng hịa giải lao động cơ sở. Cơng đồn có trách nhiệm phối hợp với chủ tịch hội đồng hòa giải tìm hiểu nguyên nhân vụ việc, tham gia phiên hịa giải, cơng đồn tham gia với tư cách là thành viên hội đồng hoặc có thể tham gia với tư cách là đại diện cho tập thể lao động trong tranh chấp lao động tập thể, đại diện được ủy quyền trong tranh chấp lao động cá nhân nếu được người lao động ủy quyền.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, ban chấp hành công đồn cơ sở có trách nhiệm thu thập thơng tin, căn cứ, cung cấp các tài liệu liên quan đến tranh chấp lao động và cùng phối hợp với hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án để các bên xem xét thương lượng.

Trong quan hệ lao động, việc xảy ra những bất đồng, những mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động là không thể tránh khỏi, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam mở rộng hội nhập, khi các Doanh nghiệp nước ngồi tham gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó Hà Tĩnh là một trong 7 tỉnh có thu hút đầu tư từ nước ngoài cao nhất cả nước Năm 2012, với quyết định tăng vốn đầu tư từ 7,9 tỷ USD lên 9,9 tỷ USD, sau khi được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, Formosa đã khởi cơng xây dựng lị cao, hạng mục cơng trình trọng yếu của nhà máy luyện gang thép Formosa Hà Tĩnh. Đây là một dự án thành phần quan trọng trong dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh được Tập đoàn Formosa Đài Loan xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có diện tích trên 3.300 ha, trong đó

diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha, thì mối quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( Nghiên cứu thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)