Cơng đồn tham gia đẩy mạnh công tác Bảo hộ lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( Nghiên cứu thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 55 - 58)

2.2. Thực trạng cơng đồn bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động ở các

2.2.5. Cơng đồn tham gia đẩy mạnh công tác Bảo hộ lao động

Cơng đồn tham gia với cơ quan quản lý, người sử dụng lao động xây dựng các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, các chế độ chính sách về bảo hộ lao động, kế hoạch bảo hộ lao động, các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao

động; tham gia với các cơ quan quản lý xây dựng chương trình bảo hộ lao động hàng năm, tham gia vào các đoàn điều tra về tai nạn lao động, phối hợp theo dõi tình hình tai nạn lao động, chấy nổ, bệnh nghề nghiệp; thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, trong đó có nội dung về BHLĐ. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thi hành luật, chế độ chính sách , tiêu chuẩn về BHLĐ; vận động người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ về BHLĐ; tham gia huấn luyện BHLĐ cho người lao động. Tổ chức các phong trào quần chúng về BHLĐ, phát huy sáng kiên, cải tiến điều kiện làm việc, tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên và những đoàn viên hoạt động tích cực về BHLĐ.

Một trong những yếu tố duy trì sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp chính là làm tốt công tác BHLĐ để người lao động luôn yên tâm làm việc và tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra; đặc biệt là đối với CNLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 254 doanh nghiệp ngồi nhà nước có tổ chức cơng đồn với 12. 500 đồn viên, trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm trên 60%. Đây là nguồn lực có sức mạnh to lớn, tạo khí thế thi đua xung kích sơi nổi, rộng khắp trong các cơng đồn cơ sở; Cơng đồn cơ sở đã đẩy mạnh phong trào tự giác, sáng tạo trong CNLĐ để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch trên giao trong đó có cơng tác Bảo hộ lao động.

Để khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động, trong đó phịng ngừa là chính; hàng năm các Cơng đồn cơ sở đã phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức đăng ký thi đua an toàn với cấp trên với phương châm chỉ đạo: “An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an tồn”, làm tốt cơng tác giáo dục, tun truyền, kiểm tra giám sát ý

thức trách nhiệm, tự giác chấp hành nội quy, quy định trong thực hiện công tác AT- VSLĐ trước, trong và sau ca làm việc; phân công trách nhiệm giữa chuyên môn và Cơng đồn về trách nhiệm trong quản lý công tác AT-BHLĐ từ cấp Công ty đến các công phân xưởng sản xuất; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kiểm điểm những nội dung đã được phân công đúng quy định (đối với cấp Công ty thực hiện 6

tháng một lần, đối với các công trường phân xưởng thực hiện quý một lần). Hàng năm, các Cơng đồn cơ sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn tổ chức các đợt kiểm tra tồn diện về cơng tác AT-VSLĐ-PCCN, kiểm tra chấm điểm tại các cơng trường phân xưởng, qua đó đã chấn chỉnh và khắc phục kịp thời những tồn tại, thiếu sót. Đồng thời làm tốt cơng tác giáo dục, tuyên truyền, vận động đoàn viên Cơng đồn chấp hành nghiêm pháp luật về BHLĐ, các văn bản pháp quy về AT- VSLĐ.

Các cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tham gia với chỉ huy, các cơ quan chức năng phối hợp cùng kiểm tra hoặc tự kiểm tra, giám sát thực hiện công tác BHLĐ; đã kịp thời phát hiện và khắc phục các vi phạm trong cơng tác Bảo hộ lao động, góp phần thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

Cơng đồn cơ sở là đơn vị có vai trị rất quan trọng trong cơng tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp nhằm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và giải quyết các chế độ chính sách bảo hộ lao động cho người lao động. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo nên mối quan hệ tốt giữa người sử dụng lao động và người lao động, khuyến khích mọi người tham gia vào lao động, sản xuất. Công tác Bảo hộ lao động là một yêu cầu gắn liền với quá trình sản xuất, nên việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân thuộc tất cả các lĩnh vực sản xuất. Trách nhiệm đó được thể chế bằng các quy định về luật pháp, chính sách chế độ, tiêu chuẩn, quy trình quy phạm an tồn sản xuất, bắt buộc mọi người tham gia lao động phải thực hiện. Thực hiện tốt chính sách bảo hộ lao động đã tạo môi trường làm việc thuận lợi cho công nhân lao động. Tuy nhiên, công tác bảo hộ lao động tại các cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay vẫn cịn nhiều khó khăn cần cải thiện. Vì vậy, nhiệm vụ của các cơng đồn cơ sở hiện nay là phát huy những mặt đã làm được và khắc phục những khó khăn nhằm đưa cơng đồn phát triển vững mạnh.

Người lao động là đối tượng được bảo vệ của công tác bảo hộ lao động. Người lao động cũng là đối tượng thực hiện cơng tác đó. Vì vậy chỉ khi nào họ tự giác thực hiện chấp hành các quy định pháp lý, các biện pháp kỹ thuật thì cơng tác bảo hộ lao động mới đạt được hiệu quả. Và, cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngồi nhà nước nói riêng là nhân tố quan trọng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( Nghiên cứu thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)