Ánh giá thực trạng cơng đồn bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( Nghiên cứu thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 64)

trong các doanh nghiệp ngoài hà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quan hệ lao động thực chất là quan hệ mua bán sức lao động, trong mối quan hệ này người lao động luôn ở vị thế yếu, họ là người bị quản lý, bị lãnh đạo và phụ thuộc vào người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương. Đồng thời mục đích của hai bên chủ thể trong quan hệ lao động lại đối lập nhau nên mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động rất dễ xẩy ra. Do ở vị thế thứ yếu trong quan hệ với người sử dụng lao động nên người lao động cần có sự giúp đỡ của tổ chức cơng đoàn. Từ thực tế tham gia của cơng đồn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao dộng tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

2.3.1. Về ưu điểm

Thứ nhất, trong lĩnh vực công đoàn thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động.

Cơng đồn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã có những hành động, việc làm cụ thể để hướng dẫn công nhân lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Đây là cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Trong quan hệ với người sử dụng lao động và người lao động, cơng đồn thể hiện vai trò to lớn trong cơ chế ba bên. Trong cơ chế ba bên, tổ chức đại diện cảu người lao động đóng vai trị là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động và nhà nước; cùng với đại diện của nhà nước và người sử dụng lao động quyết định hoặc tư vấn cho Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật lao động, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, huyện, ngành…; phối hợp với đại diện của Nhà nước, của người sử dụng lao động tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và giải quyết các vấn đề phát sinh; cùng đại diện người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những cản trở khơng nhỏ từ cơ chế, chính sách cũng như từ chính bản thân của tổ chức cơng đồn trong việc thực hiện chức năng này.

Trong mối quan hệ với nhà nước và giới sử dụng lao động, cơng đồn chưa độc lập về phương diện kinh tế (còn sử dụng nguồn kinh phí lớn từ giới chủ sử dụng lao động, cán bộ cơng đồn tuyệt đại đa số là người lao động làm việc hưởng lương từ người sử dụng lao động…). Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vai trị của người lao động và người sử dụng lao động (hay nói đúng hơn là vai trò của người lao động và nhà nước) là đồng nhất thì cách làm này là phù hợp. Ngược lại, trong cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động đóng vai trò khác nhau trên thị trường lao động và trong quan hệ lao động thì cách làm này lại nảy sinh những vấn đề không thuận lợi cho tổ chức cơng đồn. Từ chổ lệ thuộc về kinh tế, cơng đồn rất khó hoặc khơng thể độc

lập thực sự về phương diện tổ chức. Đây có thể coi là cản trở lớn nhất cho việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động cảu tổ chức cơng đồn. Đến lượt mình, hệ thống tổ chức nội tại của cơng đồn chưa thực sự hợp lý để có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Nội dung và phương pháp hoạt động, nhất là ở cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước - nơi thực hiện thường xuyên và chủ yếu nhất chức năng bảo vệ người lao động chưa thực sự đổi mới để có thể theo kịp nhu cầu của đời sống lao động - xã hội. Ngoài ra chất lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác cơng đồn, nhất là cán bộ tại các cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đang đặt ra cũng là cản trở không nhỏ đối với tổ chức cơng đồn.

Để từng bước giải quyết tình trạng này, trên phạm vi cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng cần chú trọng phát triển mạng lưới cơng đồn ngành, LĐLĐ huyện, thị, thành phố và cơng đồn cơ sở, bởi đây chính là mạng lưới tổ chức có thể thực hiện trực tiếp và tốt nhất chức năng của cơng đồn. Tăng cường cơng tác phát triển đoàn viên, thành lập các cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, nâng cao chất lượng cán bộ làm cơng tác cơng đồn tại các doanh nghiệp, có cơ chế bảo vệ cán bộ cơng đồn đi đơi với việc nâng cao chất lượng hoạt động của các cơng đồn cơ sở.

Trong thời gian qua, các cấp cơng đồn của tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương trong việc tham gia, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa và tiến bộ trong doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ hai, trong lĩnh vực kiểm tra giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật Lao động, Luật Cơng đồn.

Hạt động kiểm tra, giám sát của cơng đồn đã có những tác động tích cực trong việc phát hiện và đề xuất kiến nghị, khắc phục kịp thời những vi phạm các quy định của pháp luật lao động, luật cơng đồn, hoặc phản ánh với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu xử lý. Nhờ vậy, những bức xúc của người lao động

đã được giảm bớt, hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động, qua đó hạn chế được các tranh chấp lao động và đình cơng xẩy ra. Nhiều doanh nghiệp có đơng đồn viên, CNLĐ, cơng đồn cơ sở đã tổ chức đối thoại, thu nhận thông tin bằng nhiều biện pháp sáng tạo hoặc tổ chức cán bộ tiếp xúc trực tiếp với công nhân lao động. Nhờ vấy mà ngăn ngừa, hạn chế được những tranh chấp lao động.

Thương lượng và đưa vào thỏa ước lao động tập thể những quy định có lợi hơn cho người lao động là rất quan trọng, nhưng tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định đó trên thực tế cịn quan trọng hơn vì nó đảm bảo cho bản thỏa ước thực sự có hiệu lực. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên, nhiều cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực tuyên truyền, giới thiệu cho công nhân lao động nắm được các nội dung của thỏa ước lao động, đồng thời giám sát việc thực hiện của chủ doanh nghiệp đối với những điều khoản đã ký kết.

Theo kết quả khảo sát trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhìn chung các đơn vị sau khi đăng ký được thỏa ước lao động tập thể thì việc làm của người lao động ổn định hơn, quyền lợi và nghĩa vụ của cả người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết hài hịa, ít xẩy ra tranh chấp lao động tập thể.

Thứ ba, trong việc đại diện cho tập thể lao động thương lượng, ký thỏa ước lao động tập thể.

Về chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động, cơng đồn đã lãnh đạo, tập hợp, tổ chức người lao động tham gia quá trình thương lượng và đại diện cho tập thể lao động trực tiếp thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Nhiều bản thỏa ước đã có những thỏa thuận cụ thể về nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca,; nâng lương, thêm tháng lương thứ 13; thưởng tết; trợ cấp đi lại, nhà ở; đào tạo tay nghề; trợ cấp khó khăn, rủi ro; mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động , xây dựng các cơng trình phúc lợi…, thơng qua việc thực hiện ký thỏa ước lao động tập thể, quyền dân chủ, ý thức trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật của người lao động ngày càng được nâng cao, người lao động tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào

thi đua do cơng đồn cơ sở phát động. Quan hệ lao động giữa chủ doanh nghiệp với người lao động ngày càng gắn bó hơn. Người lao động đã mạnh dạn tham gia, góp ý, đề xuất ý kiến vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vào các chính sách như quy chế trả lương, trả thưởng, việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN, phân phối các quỹ phúc lợi xã hội… từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển. Theo số liệu khảo sát một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã thành lập tổ chức cơng đồn tỷ lệ ký thỏa ước lao động tập thể là 65%.

Phần lớn cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước khi xây dựng và ký thỏa ước lao động tập thể đều theo trình tự sau: Ban Chấp hành cơng đồn cơ sở tổ chức nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan như Bộ luật Lao động, Luật Cơng đồn, Luật BHXH và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...để có cơ sở đề xuất với chủ doanh nghiệp xây dựng thỏa ước lao động tập thể. Trong quá trình xây dựng thỏa ước lao động tập thể, nhiều cơng đồn cơ sở đã tranh thủ sự lãnh đạo của cấp úy Đảng (trong các doanh nghiệp có chi bộ Đảng), sự hướng dẫn chỉ đạo của cơng đồn cấp trên, của cơ quan lãnh đạo địa phương, nên nhìn chung nội dung thỏa ước lao động tập thể được chuẩn bị tương đối có chất lượng. Khi xây dựng dự thảo thỏa ước, Ban Chấp hành cơng đồn cơ sở tổ chức cho đồn viên, cơng nhân lao động tham gia đóng góp ý kiến nhằm hồn chỉnh bản thỏa ước. Tuy tỷ lệ tham gia chưa cao nhưng với 75% công nhân lao động được biết nội dung thỏa ước, 55,5% cơng nhân lao động tham gia đóng góp ý kiến vào bản thỏa ước lao động đã là một thành cơng của cơng đồn cơ sở. Mặc dù công nhân lao động trong các doanh nghiệp đã tích cực tham gia thương lượng, thảo luận các nội dung của thỏa ước lao động tập thể nhưng do nhiều nguyên nhân như: Thiếu thời gian tìm hiểu, suy nghĩ, trình độ văn hóa khả năng giao tiếp, không am hiểu về pháp luật nên hiệu quả của việc góp ý các nội dung của thỏa ước không cao. Nhằm khắc phục những hạn chế đó, cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước đã tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân lao động, giúp họ hiểu hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình để có thể chủ động bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước đã có sự đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động nhằm đáp ứng nguyện vọng của công nhân lao động, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp và phần nào đã trở thành cầu nối giúp người lao động và người sử dụng lao động hiểu nhau hơn.

Thứ tư, trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Theo báo cáo của Ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh Hà

Tĩnh, trong nhiệm kỳ 2008-2013, về thu nhập của CNLĐ trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước, về thu nhập thì mặc dù phải lao động với cường độ cao, thời gian lao động kéo dài, song bình quân về thu nhập của CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh thấp, khơng cao hơn lao động trong ác loại hình doanh nghiệp khác (như doanh nghiệp Nhà nước…). Chính vì vậy, cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước đã xác định trọng tâm cơng tác là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Các cơng đồn cơ sở đã tiến hành nhiều hành động thiết thực như: Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật lao động về hợp đồng lao động, tiền lương, các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động của người sử dụng lao động; phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tạo khơng khí vui tươi phấn khởi cho CNLĐ.

Cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ CNLĐ gặp khó khăn, ốm đâu, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp …; tổ chức quyên góp xây dựng nhà “Mái ấm Cơng đồn” cho CNLĐ gặp khó khăn về nhà ở, ngồi ra cơng đồn đã đề xuất với chủ doanh nghiệp hỗ trợ công nhân thông qua các khoản trợ cấp ăn trưa, trợ cấp xăng xe, tiền thưởng chuyên cần, hỗ trợ nhà ở. Ngồi khoản phụ cấp, nhiều doanh nghiệp ln quan tâm động viên người lao động thi đua sản xuất “đồng thuận cao, thi đua gioi, về đích sớm”, thi

đua thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, chào mừng các ngày lễ lớn trong năm đã được các cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh triển khai có hiệu quả như: Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”. Nhiều cơng đồn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài nhà nước tổ chức các hoạt động “Tháng công nhân” hàng năm với

nhiều nội dung thiết thực chăm lo đời sống cho CNLĐ. Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Lễ phát động "Tháng công nhân" và tổ chức thành công Lễ tôn vinh công nhân lao động tiêu biểu hàng năm (Từ năm 2012 - 2013 đã có 86 cơng nhân lao động tiêu biểu được tơn vinh).

Thực tế, sự đồng thuận, chia sẽ khó khăn với người lao động chính là sợi dây thắt chặt hơn niềm tin của người lao động đối với người sử dụng lao động và tổ chức cơng đồn. Một khi người lao động tin tưởng và ngày càng gắn bó hơn với doanh nghiệp, thi đua sản xuất, sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao đời sống của chính họ.

Thứ năm, trong lĩnh vực tham gia quản lý, sử dụng lao động.

Chức năng tham gia quản lý của cơng đồn có nghĩa là đại diện cho tập thể lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý kinh tế, quản lý nhà nước trong phạm vi chức năng của mình. Cụ thể trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước, cơng đoàn cơ sở tham gia vào lĩnh vực chủ yếu sau: phối hợp tổ chức các phong trào thi đua trong doanh nghiệp; tổ chức hội nghi người lao động tại doanh nghiệp; tham gia với cơ quan quản lý BHXH, BHYT, giải quyết khiếu nại tố cáo của người lao động theo quy định.

Tổ chức hội nghị người lao động là điều kiện để công nhân lao động và người sử dụng lao động tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động. Trong hội nghị này, các thỏa ước lao động tập thể được thảo luận, xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung cho phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Từ những hội nghị như trên, cơng đồn cơ sở đã tạo điều kiện cho công nhân lao động hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của công nhân từ đó giữa họ tìm được tiếng nói chung, giúp cải thiện quan hệ lao động.

Thứ sáu, trong việc cơng đồn tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng.

Cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã chủ động tổ chức đối thoại và duy trì chế độ làm việc định kỳ giữa Ban Chấp hành cơng đồn với Ban Giám đốc để phản ánh kịp thời những kiến nghị của CNLĐ, nên đã kịp thời

phịng ngừa giải quyết có hiệu quả tranh chấp lao động. Nhờ sự tham gia tích cực của cơng đồn mà nhiều tranh chấp lao động đã được hịa giải thành cơng, khơng để

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( Nghiên cứu thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)