CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Các nghiên cứu trước đây
2.3.2. Rủi ro cảm nhận
Jacoby và Kaplan (1976) đã xác định có ít nhất 6 nhân tố cho khái niệm rủi ro mua hàng cảm nhận của khách hàng. Khám phá này của họ đã được xác nhận bởi nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác, gồm có 6 nhân tố sau:
(1) Rủi ro hoạt động (Performance risk) (2) Rủi ro tài chính (Financial Risk) (3) Rủi ro an tồn (Physical Risk)
(4) Rủi ro tính tiện lợi (Convenience risk) (5) Rủi ro xã hội (Social Risk)
(6) Rủi ro tâm lý (Psychological Risk)
Trong mỗi trường hợp nhất định, một vài nhân tố có thể khơng cần phải đo lường. Bởi vì mỗi nhân tố phù hợp với sản phẩm cụ thể và hoàn toàn độc lập nhau (Laroche và các cộng sự, 2004).
Mỗi nhân tố của khái niệm rủi ro mua hàng cảm nhận có ý nghĩa khác nhau cho các sản phẩm khác nhau hay những tình huống mua hàng khác nhau. Ví dụ cảm nhận về rủi ro an tồn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn so với rủi ro xã hội và rủi ro tài chính nếu sản phẩm là thuốc khơng kê toa, trong khi đó cảm nhận về rủi ro xã hội lại có ý nghĩa nhiều hơn rủi ro an tồn và rủi ro tài chính khi mua các sản phẩm thời trang (Jacoby and Kaplan, 1976).
Zhang, Tan, Xu và Tan (2012) nghiên cứu và cho thấy khi quyết định mua các sản phẩm laptops, netbooks và smartphones, các khách hàng tiềm năng không chú trọng nhiều đến nhân tố rủi ro sức khỏe vì cho rằng các sản phẩm này ít ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe (Fuziah và các cộng sự, 2010; Pratama và các cộng sự, 2010). Trong khi đó các nhân tố rủi ro tâm lý và rủi ro xã hội được gộp chung với nhau thành một nhân tố là rủi ro tâm lý – xã hội (Gewald và các cộng sự, 2006). Do đó, trong đề tài nghiên cứu này sử dụng bốn nhân tố: Rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro tiện lợi và rủi ro tâm lý – xã hội như là các nhân tố đại diện cho khái niệm rủi ro mua hàng cảm nhận đối với mặt hàng công nghệ.