Mơ hình R R2 R2 điều chỉnh Độ lệch chuẩn của ước lượng Durbin- Watson 1 .724a .525 .515 .644 1.655 Bảng 4.7. Kết quả ANOVA Mơ hình Tổng bình phương Bậc tự do Bình phương trung bình F Sig. 1 Hồi quy 118.435 5 23.687 57.144 .000b Phần dư 107.359 259 .415 Tổng 225.793 264
Bảng 4.8. Kết quả các hệ số hồi quy
Mơ hình
Các hệ số chưa chuẩn hóa
Các hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch
chuẩn Beta Tolerance VIF
1 (Hằng số) 3.599 .369 9.745 .000 CR -.011 .053 -.009 -.206 .837 .889 1.125 PU .414 .049 .444 8.386 .000 .654 1.530 PR -.207 .065 -.173 -3.166 .002 .612 1.634 SR -.232 .058 -.192 -3.997 .000 .792 1.263 FR -.190 .066 -.140 -2.863 .005 .763 1.311
(Nguồn: số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Hệ số R2 điều chỉnh là 0.515 có nghĩa là mơ hình các nhân tố tính hữu ích cảm nhận và các yếu tố của rủi ro cảm nhận đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 51.5%. Nói cách khác, ý định mua ĐTTM giá rẻ của người tiêu dùng được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình là 51.5% và ý định mua ĐTTM giá rẻ của người tiêu dùng được giải thích bởi các biến khác ngồi mơ hình là 48.5%
Trị số thống kê F với mức ý nghĩa quan sát rất nhỏ (sig. = 0.000) trong phân tích ANOVA cho thấy mơ hình hồi quy bội xây dựng được phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95%.
Giá trị Sig. của biến rủi ro tiện lợi (CR) là 0.837 lớn hơn 0.05 nên loại khỏi mơ hình nghiên cứu. Giá trị Sig. của các biến độc lập còn lại đều nhỏ hơn 0.05. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến Tính hữu ích cảm nhận (PU) là 0.444, rủi ro hoạt động (PR) là -0.173, rủi ro tài chính (FR) là -0.14, rủi ro tâm lý – xã hội (SR) là - 0.192.
Phương trình hồi quy với các biến đã chuẩn hóa có dạng như sau:
PI = 0.444*PU – 0.173*PR – 0.14*FR – 0.192*SR
Qua phương trình trên ta thấy có 4 biến độc lập ảnh hưởng đến ý định sử dụng ĐTTM giá rẻ của người tiêu dùng.
Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh gồm các nhân tố tính hữu ích cảm nhận, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro tâm lý – xã hội ảnh hưởng đến ý định sử dụng ĐTTM giá rẻ của người tiêu dùng. Ý định mua ĐTTM giá rẻ của người tiêu dùng chịu sự tác động nhiều nhất là của nhân tố tính hữu ích cảm nhận (Beta = 0.444), quan trọng thứ hai là rủi ro tâm lý-xã hội (Beta = -0.192), quan trọng thứ ba là rủi ro hoạt động (Beta = -0.173) và cuối cùng là nhân tố rủi ro tài chính (Beta = -0.14).
4.4.2. Dị tìm sự vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy bội
Để mơ hình hồi quy bội xây dựng được theo phương pháp bình phương bé nhất thông thường với phương pháp ENTER được chọn có ý nghĩa, cần đảm bảo các giả định của nó khơng bị vi phạm
4.4.2.1. Giả định liên hệ tuyến tính
Giả định thứ nhất cần được kiểm tra là giả định liên hệ tuyến tính. Phương pháp được sử dụng là vẽ đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa (Standardized) trên trục tung và giá trị dự đoán chuẩn hóa (Standardized predicted value) trên trục hồnh.
Hình 4.1. Kết quả kiểm định liên hệ tuyến tính
(Nguồn: số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS)
Quan sát hình 4.1. ta thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ khơng tạo thành một hình dạng nào. Do vậy, giả định liên hệ tuyến tính đã khơng bị vi phạm.
4.4.2.2. Giả định phƣơng sai của sai số không đổi
Tiếp theo, chúng ta cần kiểm tra giả định phương sai của sai số khơng đổi có bị vi phạm khơng. Hiện tượng “phương sai thay đổi” gây ra nhiều hậu quả tai hại đối với mơ hình ước lượng bằng phương pháp OLS. Nó làm cho các ước lượng của hệ số hồi quy không chệch nhưng không hiệu quả (tức là không phải là ước lượng phù hợp), nó cũng làm cho kiểm định của giả thuyết mất hiệu lực khiến chúng ta đánh giá nhầm về chất lượng của mô hình hồi quy bội. (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Ngọc Mộng, 2008, tr.226)
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hệ số tương quan hạn Spearman để kiểm định giả thuyết H0 là: “hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0”. Nếu kết quả kiểm định khơng bác bỏ giả thuyết H0 thì ta có thể kết luận phương sai của sai số khơng thay đổi (Xem Phụ lục 12).
Theo kết quả kiểm định Spearman trong Phụ lục 12, giá trị Sig. của các hệ số tương quan với độ tin cậy 95% cho thấy chúng ta không thể bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, ta có thể kết luận phương sai của sai số không đổi.
4.4.2.3. Giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ
Cách thức để khảo sát phân phối chuẩn của phần dư là xây dựng biểu đồ tần số Histogram và biểu đồ P-P Plot (Xem Hình 4.2 à 4.3 ).
Hình 4.3. Biểu đồ P-P Plot
Kết quả trong biểu đồ tần số Histogram cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Với độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.99 (gần bằng 1) và giá trị trung bình Mean 0. Hơn nữa, chúng ta xem thêm biểu đồ P-P Plot của phần dư chuẩn hóa, kết quả cho thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường chéo kỳ vọng. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
4.4.2.4. Giả định về tính độc lập của sai số
Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) có thể dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất).
Giả thuyết H0: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư = 0
Đại lượng d có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị d sẽ gần bằng 2. (Xem Phụ lục 11)
Kết quả Durbin – Watson cho thấy giá trị d tính được rơi vào miền chấp nhận giả thuyết khơng có tương quan chuỗi bậc nhất (d = 1.655: gần bằng 2). Do vậy, giả định về tính độc lập của sai số khơng bị vi phạm.
4.4.2.5. Giả định đa cộng tuyến
Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Cơng cụ chuẩn đốn giúp phát hiện sự tồn tại của cộng tuyến là độ chấp nhận của biến (Tolerance) nhỏ và hệ số phóng đại phương sai (variance inflation factor - VIF) vượt quá 10. (Xem Phụ lục 11)
Kết quả đo lường đa cộng tuyến cho thấy độ chấp của các biến đều khá cao (tất cả đều lớn hơn 0.5), hệ số phóng đại phương sai của các biến đều nhỏ hơn 2. Điều này chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra giữa các biến độc lập trong mơ hình.
4.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
Kết quả kiểm định giả thuyết H1
Giả thuyết H1 được phát biểu là “ Tính hữu ích cảm nhận có ảnh hưởng cùng
chiều (dương) đến ý định sử dụng ĐTTM giá rẻ của người tiêu dùng tại thị trường Tp.HCM”. Giá trị Sig. = 0.000 (<0.05) trong kết quả phân tích hồi quy cho thấy,
tính hữu ích cảm nhận có ý nghĩa về mặt thống kê trong mơ hình. Với kết quả này, giả thuyết H1 được chấp nhận.
Kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu trước đây (Park và Chen, 2007; Jongepier, 2011; Kim và các cộng sự, 2013), theo đó, tính hữu ích cảm nhận có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng ĐTTM giá rẻ. Bên cạnh đó, hệ số Beta = 0.444 trong phân tích hồi quy của nghiên cứu này cho thấy, tính hữu ích cảm nhận có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng ĐTTM giá rẻ. Đây là điều dễ nhận thấy, ít ai có thể phủ nhận những tiện ích mà ĐTTM mang lại. Người dùng có thể sử dụng ĐTTM khơng chỉ phục vụ cho mục đích gọi điện, nhắn tin đơn thuần mà cịn có thêm các chức năng văn phịng hỗ trợ cho cơng việc hàng ngày, kiểm tra thư điện tử, đọc tin tức, tham gia các trang mạng xã hội, giải trí… Qua thảo luận nhóm và các phản hồi khi thực hiện khảo sát, các khách hàng cho rằng khi sở hữu một chiếc điện
thoại thơng minh sẽ tạo thói quen cập nhật tin tức và tiếp cận tri thức mới cho một người, từ đó người dùng có xu hướng hiểu biết nhiều hơn. Bên cạnh đó, ĐTTM cịn cung cấp rất nhiều những giải pháp tiếp cận và sắp xếp thơng tin và tiện ích nhờ các ứng dụng phong phú. Đối với giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, ĐTTM mang tới nhiều tính năng thú vị, các bạn trẻ dễ dàng ghi lại những hình ảnh trong cuộc sống cũng như hỗ trợ đắc lực trong việc lưu giữ những tài liệu học tập, trang sách hoặc thông tin trên lớp học. Do vậy, một chiếc ĐTTM hữu ích có giá rẻ sẽ được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm và có thể nói ĐTTM sẽ dần thay thế điện thoại phổ thông trong tương lai.
Kết quả kiểm định giả thuyết H2
Giả thuyết H2 được phát biểu là “Rủi ro hoạt động có ảnh hưởng ngược chiều
(âm) đến ý định sử dụng ĐTTM giá rẻ của người tiêu dùng tại thị trường Tp.HCM”.
Giá trị Sig. = 0.002 (<0.05) trong kết quả phân tích hồi quy cho thấy: rủi ro hoạt động có ý nghĩa về mặt thống kê trong mơ hình. Với kết quả này, giả thuyết H2 được chấp nhận.
Với hệ số Beta = -0.173 trong phân tích hồi quy của nghiên cứu này cho thấy rủi ro hoạt động có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định sử dụng ĐTTM giá rẻ. Nếu người tiêu dùng cảm thấy rủi ro hoạt động cao nếu sử dụng ĐTTM giá rẻ, họ sẽ giảm ý định mua và ngược lại. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Salehudin (2012); Kim và các cộng sự (2013). Với những ý kiến phản hồi khi thực hiện khảo sát, đa số người tiêu dùng cho rằng với những sản phẩm công nghệ, họ rất quan tâm đến khả năng hoạt động cũng như chất lượng của sản phẩm. Đối với ĐTTM là một thiết bị có cấu trúc phức tạp và không phải người dùng nào cũng là chuyên gia trong lĩnh vực này thì việc lựa chọn sản phẩm có đảm bảo về chất lượng để mang lại sự yên tâm là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Hơn nữa, là ĐTTM có giá rẻ người tiêu dùng càng phải quan tâm nhiều hơn về chất lượng của sản phẩm vì người tiêu dùng thường nghĩ rằng giá rẻ thường đi đôi với chất lượng không tốt. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ của những khách hàng khơng có nhiều am hiểu về công nghệ điện thoại. Một số khách hàng có nhiều hiểu biết về cơng nghệ, nắm được nhiều thơng tin thì
họ cho rằng ĐTTM tuy có giá rẻ nhưng nhiều sản phẩm cịn có chất lượng cao hơn những sản phẩm đắt tiền. Do vậy, mặc dù có tương quan ngược chiều với ý định mua ĐTTM giá rẻ, nhưng rủi ro hoạt động không tác động quá mạnh đến ý định mua.
Thực tế, khi phỏng vấn những người đang sử dụng ĐTTM giá rẻ, họ cho rằng với thị trường ĐTTM giá rẻ phát triển như hiện nay, họ dễ dàng chọn được các sản phẩm có đầy đủ các tính năng thiết yếu như lưu trữ danh bạ không giới hạn, sử dụng bàn phím ảo, lướt web, chụp ảnh, chơi game… Tuy nhiên, những sản phẩm này đa phần được trang bị với cấu hình thấp, vấn đề sẽ xảy ra sau một thời gian nhu cầu của người dùng sẽ tăng lên và hiệu năng của máy khơng cịn đủ để chạy những ứng dụng hoặc máy sẽ trở nên chậm chạp hơn do cài đặt quá nhiều chương trình. Hầu hết hệ điều hành của các ĐTTM giá rẻ sẽ bị lạc hậu sau khi ra mắt từ 6-12 tháng và khơng được cập nhật. Khi đó, họ cảm thấy khó chịu và điện thoại đang dùng trở nên không cịn hữu dụng khi khơng thể cập nhật theo xu hướng thời đại. Ngoài ra, khi sử dụng ĐTTM giá rẻ, người dùng cũng có một số lo ngại về vấn đề chất lượng hoạt động của sản phẩm như pin chất lượng thấp nên hết pin một cách nhanh chóng mặc dù chỉ sử dụng những ứng dụng nhẹ hoặc thực hiện các cuộc gọi hoặc màn hình cảm ứng kém với độ phân giải thấp, chậm phản hồi và xuất hiện “điểm ảnh chết” sau một thời gian. Do đó, khách hàng rất quan tâm đến các chế độ bảo hảnh, hỗ trợ, tư vấn sử dụng sau khi mua sản phẩm nhưng thực tế hiện nay thì hậu mãi vẫn chưa được các doanh nghiệp sản xuất quan tâm đúng mức.
Kết quả kiểm định giả thuyết H3
Giả thuyết H3 được phát biểu là: “Rủi ro tài chính có ảnh hưởng ngược chiều
(âm) đến ý định sử dụng ĐTTM giá rẻ của người tiêu dùng tại thị trường Tp.HCM”.
Giá trị Sig. = 0.005 (<0.05) trong kết quả phân tích hồi quy cho thấy rủi ro tài chính có ý nghĩa về mặt thống kê trong mơ hình. Với kết quả này, giả thuyết H3 được chấp nhận.
Kết quả này là đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Salehudin (2012), Kim và các cộng sự (2013), theo đó, rủi ro tài chính có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ĐTTM giá rẻ.
Khi mua một sản phẩm, khách hàng thường cân nhắc về những chi phí phải bỏ ra so với lợi ích mà họ nhận được. Mặc dù được xem là sản phẩm giá rẻ, nhưng với một số đối tượng như sinh viên, những người có thu nhập thấp hay với hàng loạt chi phí tăng cao như hiện nay thì với mức giá 3-4 triệu đồng cũng là một giá trị không hề nhỏ nên thông thường khi mua một sản phẩm, khách hàng thương phải thu thập những thơng tin, tìm hiểu trước những chi phí mà họ sẽ phải bỏ ra nếu sử dụng sản phẩm đó.
Như đã phân tích ở trên, một số người dùng sau khi sử dụng ĐTTM giá rẻ một thời gian thì cảm thấy sản phẩm khơng cịn đáp ứng nhu cầu của họ vì vậy họ phải đổi sang mua một sản phẩm mới có cấu hình cao hơn và nhiều tính năng hơn. Đây cũng là một lo ngại khi người dùng sử dụng ĐTTM giá rẻ. Người dùng còn cho biết khi bắt đầu sử dụng ĐTTM họ phải tự cài đặt rất nhiều ứng dụng, ngoài những ứng dụng miễn phí thì một số khách hàng cịn có nhu cầu với những ứng dụng, game bản quyền tốn phí. Ngồi ra, trong quá trình sử dụng sản phẩm xảy ra sự cố, thông thường người dùng đến những cửa hàng sửa điện thoại nhỏ lẻ và họ hồn tồn khơng biết chi phí thay thế linh kiện, chi phí sửa là bao nhiêu cũng như chất lượng của những linh kiện được thay thế đó. Do vậy, họ cảm thấy không yên tâm khi đến những điểm này nhưng đây là lựa chọn tiện lợi đối với họ vì gần nhà và có thể lấy được ngay. Một số người dùng trả lời rằng họ không biết nhiều về hệ thống bảo hành của của các hãng, hoặc nếu biết thì các trung tâm cũng ở vị trí q xa, khơng tiện đường và thường chỉ làm việc vào giờ hành chính.
Kết quả kiểm định giả thuyết H4
Giả thuyết H4 được phát biểu là: “Rủi ro tiện lợi có ảnh hưởng ngược chiều
(âm) đến ý định sử dụng ĐTTM giá rẻ của người tiêu dùng tại thị trường Tp.HCM”.
khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Với kết quả này, giả thuyết H4 không được chấp nhận.
Kết quả này không đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Salehudin (2012), theo đó, rủi ro tiện lợi khơng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ĐTTM giá rẻ .
ĐTTM đã dần trở nên phổ biến với hầu hết mọi người. Với những tính năng vượt trội, ĐTTM thật sự đã trở thành một thiết bị thân thiết với người dùng và trở nên không thể thiếu đối với một số đối tượng như nhân viên văn phịng, sinh viên… Trong q trình thu thập dữ liệu, tác giả cũng nhận được nhiều ý kiến cho rằng, khi lựa chọn một sản phẩm điện thoại phù hợp cho bản thân hầu hết người dùng đều chủ yếu nhận thấy những tính năng hữu ích, ưu việt của ĐTTM, họ hầu như không