Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến thị trường chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 50)

2 Chỉ Số HNX Index

2.3 Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến thị trường chứng

2.3.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến thị trường chứng

- Tăng trưởng GDP:

Bảng 2.1 : Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2000-2008

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tăng trưởng GDP (%) 6,8 6,8 7 7,2 7,7 8,4 8,23 8,46 6,31 Nguồn: Tổng cục thống kê

36

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định kéo dài suốt 8 năm liên tục (từ 2000 đến 2007) cùng với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi và thị trường chứng khốn là một trong những kênh đầu tư được các nhà đầu tư nước ngồi đặc biệt quan tâm, dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam ngày một gia tăng. Chính điều này đã tạo bước đệm cho thị trường chứng khốn khởi sắc vào đầu năm 2006, phát triển bùng nổ vào cuối năm 2006 và năm 2007. Cĩ nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP cĩ tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường chứng khốn và thị trường chứng khốn Việt Nam cũng khơng ngoại lệ. Sang năm 2008, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất ổn của kinh tế vĩ mơ trong nước đã làm cho sản xuất trong nước gặp nhiều khĩ khăn, xuất khẩu bị thu hẹp, nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã khơng tăng như dự đốn mà ngược lại giảm mạnh cịn 6,31%. Chính sự sụt giảm của tăng trưởng kinh tế cùng với những diễn biến tiêu cực khác của kinh tế vĩ mơ trong nước như lạm phát và lãi suất tăng cao và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động xấu đến thị trường chứng khốn Việt Nam. Năm 2008, chúng ta chứng kiến một sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khốn Việt Nam sau 2 năm tăng trưởng nĩng. Qua đĩ, cho chúng ta thấy rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP cao trong giai đoạn 2005-2007, đã cĩ những tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường chứng khốn giai đoạn 2006-2007, và sự sụt giảm mạnh của GDP năm 2008 đã cĩ những tác động xấu đến thị trường chứng khốn trong năm 2008.

Đơn vị tính: %

Hình 2.1: Cung tiền M2, lạm phát CPI, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng (Nguồn NHNN, TCTK)

37

Năm 2006, khi Việt Nam gia nhập WTO, người dân trong nước cũng như nhiều nhà đầu tư nước ngồi kỳ vọng các cơ hội sẽ được hiện thực hĩa và Việt Nam sẽ cĩ được tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan hơn. Những khoản tiết kiệm trong nước được mang ra cùng với một dịng vốn đầu tư nước ngồi lớn chảy vào Việt Nam đĩn đầu cơ hội. Chỉ trong mấy tháng, chỉ số chứng khốn VN-Index đã tăng gần bốn lần và trong vịng hơn một năm, giá bất động sản cũng cĩ mức tăng tương tự. Điều này cĩ nghĩa rằng, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ “nở ra” nhanh chĩng, trong một tương lai thấy trước. Tín dụng trong giai đoạn (2006-2007) luơn ở mức cao, và một lượng lớn tiền đã chạy vào kênh đầu tư chứng khốn. Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 trong 2 năm (2006-2007) luơn ở mức cao, năm 2006 là 33%, đặc biệt năm 2007, cung tiền M2 tăng đến 46%. Ta cĩ thể thấy rằng, một trong những yếu tố tạo ra sự tăng trưởng nĩng cho thị trường chứng khốn Việt Nam giai đoạn 2006-2007, đĩ chính là tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 quá lớn tạo ra một dịng vốn rẻ cho các nhà đầu tư. Cùng với dịng tiền nhàn rỗi trong dân cư và dịng vốn đầu tư nước ngồi đổ vào nhiều nên thị trường chứng khốn là một trong những kênh đã thu hút dịng tiền chạy vào. Sang năm 2008, khi tình hình lạm phát tăng cao cùng với những bất ổn kinh tế thế giới và trong nước, chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện để kiểm sốt lạm phát, tín dụng bị hạn chế đặc biệt là tín dụng cho đầu tư chứng khốn bị giới hạn, cùng với đĩ là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, đã khiến các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi thị trường chứng khốn Việt Nam. Chính điều này đã làm cho thị trường chứng khốn Việt Nam sụt giảm mạnh trong năm 2008.

- Lạm phát: Từ năm 2000 đến 2006, lạm phát của Việt Nam luơn được kiểm sốt ở mức thấp, đạt mức dưới một con số, trong đĩ cĩ năm 2004 cao nhất là 9,5%, nhưng đã giảm xuống cịn 6,8% trong năm 2006. Lạm phát được kiểm sốt ở mức thấp đã tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế vĩ mơ, gĩp phần thúc đẩy sản xuất trong nước và tăng trưởng kinh tế. Sang năm 2007, khi mà nguồn vốn từ bên ngồi đổ vào quá mạnh đã khiến một lượng rất lớn tiền đồng được tung ra để hấp thụ số ngoại tệ này, nhưng lại khơng được hút về một cách đúng mức. Hậu quả là nền kinh tế bị

38

“ngập lụt” tiền đồng, lạm phát bắt đầu gia tăng vào cuối năm 2007 khiến cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 tăng 12,53 %, vượt mốc một con số. Năm 2008, hệ quả của việc tăng cung tiền đối với nền kinh tế kéo dài trong các năm trước, cùng với đĩ là những bất ổn về giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng cao, và những bất ổn của kinh tế vĩ mơ trong nước và thế giới đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng phi mã trong những tháng đầu năm. Kết thúc năm 2008, CPI tăng mức kỷ lục 22,3% so với năm 2007.

Ta thấy rằng, giai đoạn 2000-2006, chỉ số giá tiêu dùng luơn được kiểm sốt ở mức thấp (dưới một con số), chính điều này đã tạo niềm tin vào sự ổn định kinh tế vĩ mơ đối với các nhà đầu tư và cĩ tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường chứng khốn cũng như sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2006 và 2007, thị trường chứng khốn Việt Nam đã cĩ một giai đoạn thăng hoa với sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, vào cuối năm 2007 và trong năm 2008, lạm phát Việt Nam đã trở nên tăng phi mã, chính điều này đã tác động xấu đến nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mơ, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Trong năm 2008, ta chứng kiến một sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khốn Việt Nam. Qua đĩ, chúng ta cĩ thể thấy rằng những biến động của lạm phát phần nào cĩ tác động đến tăng trưởng của thị trường chứng khốn Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008, khi lạm phát ở mức thấp gĩp phần giúp thị trường chứng khốn tăng trưởng, khi lạm phát tăng cao nĩ đã tác động xấu đến nền kinh tế và làm cho thị trường chứng khốn suy giảm.

- Lãi suất: Trong thời gian từ năm 2005-2007, cùng với việc duy trì lạm phát dưới một con số, lãi suất cũng luơn được duy trì ở mức thấp, dao động từ 6,5%- 8%, chính mức lãi suất này đã tạo ra một dịng vốn rẻ cho nền kinh tế, trong đĩ cĩ hoạt động đầu tư chứng khốn. Với mức lãi suất thấp các nhà đầu tư lại chọn thị trường chứng khốn thay thế cho kênh tiết kiệm, nên dịng tiền vào thị trường chứng khốn trong giai đoạn 2006-2007 gia tăng, tạo nên sự tăng trưởng sơi động cho thị trường chứng khốn. Bên cạnh đĩ, với lãi suất thấp các doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vốn, gia tăng sản xuất và lợi nhuận, điều này làm cho cổ phiếu các doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư. Năm 2008, cùng với những bất ổn của nền kinh tế

39

vĩ mơ và lạm phát tăng cao, nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, ngay từ tháng 3/2008, Chính phủ đã đề ra 8 nhĩm giải pháp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt thương mại. Từ tháng 2 đến tháng 6/2008, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng lãi suất cơ bản, từ 8,75% lên 14%. Các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu cũng tăng theo. Sức ép của lạm phát cũng như hành động của Ngân hàng Nhà nước đã khiến lãi suất của các Ngân hàng Thương mại tăng mạnh từ cuối quý 2/2008, dao động từ 16-18% đối với tiền gửi và từ 20-21% đối với các khoản vay. Khi lãi suất tăng cao, tình hình kinh tế vĩ mơ cĩ nhiều bất ổn khiến các nhà đầu tư cĩ xu hướng rời bỏ thị trường chứng khốn, gửi tiền vào ngân hàng vừa cĩ lợi nhuận cao vừa an tồn. Biện pháp kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ ngay từ quý 1/2008 đã tạo nên cú sốc thanh khoản và lan tỏa đến tồn bộ thị trường tài sản. Và thanh khoản của thị trường chứng khốn Việt Nam cũng chịu tác động mạnh từ những chính sách này.

Ta cĩ thể thấy rằng, biến động của lãi suất đã cĩ những tác động tới hoạt động của thị trường chứng khốn Việt Nam trong giai đoạn 2005-2008. Trong 2 năm 2006-2007, lãi suất ổn định ở mức thấp đã gĩp phần thúc đẩy thị trường chứng khốn tăng trưởng mạnh, cịn năm 2008, khi lãi suất tăng cao đã làm cho thị trường chứng khốn sụt giảm mạnh.

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi:

Hình 2.2: Nguồn vốn FDI từ 2000-2008 (Nguồn Bộ KH &ĐT, TCTK)

Giai đoạn 2005-2007 cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, và Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã làm cho các nhà đầu tư

40

nước ngồi quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn. Bên cạnh đĩ, luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư ra đời năm 2005 đã làm cho mơi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện hơn. Trong giai đoạn này, nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam liên tục tăng cao đã gĩp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tốt, thúc đẩy xuất khẩu gia tăng. Bên cạnh đĩ, nguồn vốn FDI tăng cao đã tạo niềm tin hơn cho các nhà đầu tư nước ngồi, gĩp phần gia tăng nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, trong đĩ cĩ đầu tư vào thị trường chứng khốn. Ta thấy rằng, nguồn vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2007, đã đĩng gĩp một phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, bên cạnh đĩ nĩ giúp nguồn vốn gián tiếp vào Việt Nam nhiều hơn, trong đĩ cĩ thị trường chứng khốn. Chính vì vậy, nguồn vốn FDI gia tăng trong giai đoạn này đã gĩp phần tích cực vào sự gia tăng của thị trường chứng khốn. Năm 2008, bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì nguồn vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đặt mức kỷ lục 71,7 tỷ USD. Tuy nhiên, sự sụt giảm của kinh tế trong nước cùng với những bất ổn của kinh tế vĩ mơ đã làm cho nguồn vốn khơng đi được vào nền kinh tế. Bên cạnh đĩ, vào tháng 8/2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nổ ra, và sự kiện ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản vào ngày 15/9/2008, đã khiến cho các nhà đầu tư nước ngồi hoang mang lo sợ và họ bắt đầu rút vốn ra khỏi thị trường chứng khốn Việt Nam. Theo Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, tính đến tháng 12/2008, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn cịn khoảng 4,6 tỷ USD giảm gần 50% so với 2007. Như vậy, sự gia tăng của FDI trong năm 2008, đã khơng cĩ những tác động tích cực đến thị trường chứng khốn. Điều này cĩ thể do thị trường chứng khốn năm 2008, chịu tác xấu từ những yếu tố kinh tế vĩ mơ khác quá mạnh.

- Tỷ giá (USD/VND): Giai đoạn 2005-2007, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam luơn ổn định, thâm hụt thương mại luơn ở trạng thái thấp. Bên cạnh đĩ dịng vốn đầu tư nước ngồi vào nhiều nên tỷ giá luơn được duy trì ở mức ổn định, thị trường ngoại hối khơng cĩ nhiều biến động. Tuy nhiên, bước sang 2008 khi thâm hụt thương mại lên cao do tình hình xuất khẩu trong nước suy yếu, nhập khẩu tăng mạnh, đến hết quý 2 năm 2008, thâm hụt thương mại đã lên khoảng 15 tỷ

41

USD, áp lực rút vốn của nhà đầu tư nước ngồi đã đẩy tỷ giá lên cao. Ngoại tệ là một trong những kênh đầu tư cạnh tranh vốn đối với thị trường chứng khốn, đối với các nhà đầu tư Việt Nam, khi tình hình kinh tế vĩ mơ cĩ nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao họ cĩ xu hướng thích nắm giữ USD hơn là Việt Nam đồng. Khi nhà đầu tư lựa chọn USD nhiều hơn thì vốn cho thị trường chứng khốn sẽ giảm xuống, làm cho cầu chứng khốn giảm nên giá chứng khốn sẽ giảm. Chưa cĩ những thống kê chính xác về tác động của biến động tỷ giá lên thị trường chứng khốn, nhưng chúng ta cĩ thể thấy rằng cùng với những biến động của lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại thì những biến động của tỷ giá phần nào cũng cĩ ảnh hưởng đến thị trường chứng khốn Việt Nam trong giai đoạn 2005-2008, đặc biệt là trong năm 2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)