Một số nghiên cứu về BHYT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lụa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong bảo hiểm y tế việt nam (Trang 25 - 29)

Để xem xét vấn đề lựa chọn ngƣợc trong BHYT, phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng mơ hình các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu về BHYT. Ngoài các yếu tố về mức phí bảo hiểm, mức phí của các loại bảo hiểm thay thế, chất lƣợng dịch vụ, chi phí điều trị y tế đều có tác động đến việc mua hay không mua BHYT (Feldstein, 1973) thì hầu hết các nghiên cứu về cầu BHYT đều tập trung phần lớn vào các yếu tố thuộc về nhân khẩu học và có nhiều sự khác biệt trong kết luận, chẳng hạn Tomislav and Danijel (2008), Ha and Leung (2010), Kefeli and Jones (2012) tìm thấy thu nhập làm gia tăng cầu BHYT do có điều kiện mua BHYT hơn, còn Feldstein (1973) lại cho rằng thu nhập cao làm giảm cầu BHYT do họ có điều kiện

sẵn sàng đối phó với những rủi ro về sức khỏe mà không cần mua BHYT, trong khi Jowett (2001) lại khơng tìm thấy tác động của thu nhập đến cầu BHYT. Đối với giới tính, một số nghiên cứu kết luận nam có xác suất mua BHYT nhiều hơn nữ (Wang et al, 2006; Ha and Leung, 2010) trong khi số khác có kết quả ngƣợc lại (Tomislav and Danijel, 2008; Ngãi và Hồng, 2012). Tuy có khác biệt về kết luận và cách lý giải, nhƣng hầu hết đều khẳng định các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân nhƣ tuổi, giới tính, thu nhập, hơn nhân, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, nơi ở đều có ảnh hƣởng đến quyết định mua BHYT. Bên cạnh đó, dựa vào các yếu tố về sức khỏe, tình trạng bệnh và tuổi, các nghiên cứu có thể đƣa ra kết luận về lựa chọn ngƣợc. Tomislav and Danijel (2008) cho rằng chƣơng trình BHYT bổ sung ở Croatia không tồn tại lựa chọn ngƣợc khi ngƣời có sức khỏe trung bình mua nhiều hơn ngƣời có sức khỏe kém. Wang et al (2006) lại tìm thấy có lựa chọn ngƣợc trong chƣơng trình BHYT ở nơng thơn Trung Quốc khi ngƣời có sức khỏe kém có xác suất mua BHYT cao hơn. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về lựa chọn ngƣợc đều có kết luận khá giống nhau. Jowett (2001) với dữ liệu khảo sát ở các tỉnh Đồng Tháp, Ninh Bình, Hải Phịng tìm thấy có sự lựa chọn ngƣợc khi ngƣời có sức khỏe tốt ít mua BHYT hơn ngƣời có sức khỏe kém. Ngãi và Hồng (2012) cũng tìm thấy có lựa chọn ngƣợc với dữ liệu khảo sát riêng tỉnh Đồng Tháp. Ha and Leung (2010) cũng tìm thấy kết quả tƣơng tự khi sử dụng bộ dữ liệu VHLSS 2004 và 2006 với mơ hình MNL.

Đối với rủi ro đạo đức, Tomislav and Danijel (2008) sử dụng biến về số lần khám chữa bệnh và dựa vào so sánh số lần khám chữa bệnh của ngƣời có mua và khơng mua BHYT để kết luận sự tồn tại của rủi ro đạo đức trong hành vi của ngƣời mua BHYT. Với phƣơng pháp này, ơng tìm thấy tác động của rủi ro đạo đức đến số lần khám chữa bệnh. Savage and Wright (2003) nhận thấy rủi ro đạo đức làm gia tăng số ngày nằm viện ở Autralia. Trong khi đó, Kefeli and Jones (2012) kết luận có rủi ro đạo đức trong BHYT ở Malaysia vào năm 1997 nhƣng lại khơng tìm thấy bằng chứng về rủi ro đạo đức vào năm 2006. Các kết quả này cho thấy tại các thị

trƣờng BHYT khác nhau và tại từng thời điểm khác nhau sẽ có những kết luận khác nhau về rủi ro đạo đức.

Tại Việt Nam, Ngãi và Hồng (2012) trong nghiên cứu về thông tin bất đối xứng trong thị trƣờng BHYT tự nguyện ở tỉnh Đồng Tháp sử dụng mơ hình hồi quy dựa theo mơ hình nghiên cứu của Tomislav and Danijel (2008), kết quả khẳng định tồn tại rủi ro đạo đức trong thị trƣờng Bảo hiểm y tế tự nguyện tại tỉnh Đồng Tháp. Minh et al. (2012) sử dụng phƣơng pháp PSM với bộ dữ liệu VHLSS 2008, kết quả cho thấy tác động của thông tin bất cân xứng là khá nghiêm trọng và phổ biến ở ngƣời già, không đáng kể đối với ngƣời trẻ tuổi, tuy nhiên điều này chỉ đúng với KCB ngoại trú và khơng tìm thấy rủi ro đạo đức trong KCB nội trú. Kết quả này khác với Cuong (2011) khi nghiên cứu tác động của BHYT tự nguyện lên việc sử dụng dịch vụ y tế và việc chi trả trên số liệu VHLSS 2004 và 2006, ông nhận thấy có rủi ro đạo đức ở cả KCB ngoại trú lẫn nội trú khi ngƣời sử dụng BHYT tự nguyện gia tăng số lần khám chữa bệnh 45% đối với điều trị nội trú và 70% đối với điều trị ngoại trú. Phƣơng (2013) cũng với dữ liệu VHLSS 2004 và 2006 tƣơng tự nhƣ Cuong (2011) lại có kết quả tƣơng tự nhƣ Minh et al. (2012) khi cho rằng rủi ro đạo đức chỉ tồn tại ở KCB ngoại trú. Tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình ở bộ dữ liệu mới hơn-VHLSS 2008- 2010, Minh et al.(2012) cho rằng rủi ro đạo đức ở năm 2010 gia tăng nhiều hơn so với năm 2008 về mức độ phổ biến khi vào năm 2008 rủi ro đạo đức chỉ tồn tại ở nhóm tuổi từ 40-60 cịn năm 2010, rủi ro đạo đức tồn tại ở hầu hết các nhóm tuổi. Khác với các nghiên cứu trên khi đều khẳng định có sự tồn tại rủi ro đạo đức, Jowett (2001) khi sử dụng dữ liệu khảo sát ở 3 tỉnh Hải Phịng, Ninh Bình, Đồng Tháp vào năm 1999 để đánh giá tác động của BHYT tự nguyện lên chi tiêu y tế lại khơng tìm thấy bằng chứng về rủi ro đạo đức.Tuy nhiên, sự khác biệt này có thể đến từ bộ dữ liệu và thời điểm nghiên cứu.

Tóm tắt chương 2

-Thông tin bất cân xứng tồn tại trên thị trƣờng BHYT do chỉ có ngƣời mua mới biết rõ về sức khỏe của mình hơn là cơng ty bảo hiểm (Baker and Jha, 2012). Lựa chọn ngƣợc tồn tại hoặc ít nhất là có thể tồn tại khi các cá nhân đƣợc quyền chọn mua hoặc không mua BHYT (Akerlof, 1970) và rủi ro đạo đức có thể xảy ra trong tất cả các thị trƣờng BHYT do mọi ngƣời đều sử dụng chung một quỹ khi khám chữa bệnh (Baker and Jha, 2012).

- Hệ thống BHYT Việt Nam cũng có khả năng tồn tại lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức qua các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trên các bộ dữ liệu tự khảo sát (Jowett, 2001; Ngãi và Hồng, 2012) và VHLSS từ 2004-2010 (Ha and Leung, 2010; Cuong, 2011; Minh et al, 2012; Phƣơng, 2013).

CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ BHYT VIỆT NAM

Chƣơng này giới thiệu tổng quan về BHYT Việt Nam, những mục tiêu và thách thức trong q trình phát triển có liên quan đến lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lụa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong bảo hiểm y tế việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)