Kiểm định lựa chọn ngƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lụa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong bảo hiểm y tế việt nam (Trang 40 - 46)

4.1 Khung phân tích

4.1.1Kiểm định lựa chọn ngƣợc

Lựa chọn ngƣợc trong thị trƣờng BHYT là tình huống chỉ ngƣời có sức khỏe kém mới mua BHYT, cịn ngƣời có sức khỏe tốt sẽ không mua (Pindyck and Rubinfeld, 1991; Baker and Jha, 2012). Vì vậy, để kết luận về sự tồn tại của lựa chọn ngƣợc trong thị trƣờng BHYT, các nghiên cứu thƣờng dựa vào tình trạng sức khỏe của ngƣời mua thơng qua mơ hình các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT. Nếu người có sức khỏe kém mua BHYT nhiều hơn người có sức khỏe tốt

thì kết luận có lựa chọn ngược (Jowett, 2001; Wang et al, 2006; Tomislav and

Danijel, 2008; Ngãi và Hồng, 2012; Kefeli and Jones, 2012).

Để kiểm định sự tồn tại của lựa chọn ngƣợc trong loại hình BHYT tự nguyện của Việt Nam, nghiên cứu cũng dựa vào biến tình trạng sức khỏe trong mơ hình các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT để kết luận..

Mơ hình kiểm định lựa chọn ngƣợc.

Sử dụng mơ hình các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Jowett (2001), Wang et al (2006), Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012), Kefeli and Jones (2012). Các biến đƣợc sử dụng trong mơ hình gồm: tình trạng sức khỏe, tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân, trình độ học

vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tổng số ngƣời trong hộ, dân tộc, thành thị, vùng miền. Biến tình trạng sức khỏe đƣợc sử dụng để kết luận về lựa chọn ngƣợc.

Tình trạng sức khỏe. Mỗi nghiên cứu đều đƣa ra cách khác nhau để đánh giá

tình trạng sức khỏe. Kefeli and Jones (2012) dựa vào tiểu sử có hay khơng các bệnh nhƣ tiểu đƣờng, hen suyển, huyết áp, hút thuốc; Barros et al (2008) đƣa hành vi hút thuốc, uống rƣợu để đại diện cho sức khỏe. Minh et al (2012) sử dụng số lần nằm viện nội trú đại diện cho yếu tố “sức khỏe”, hoặc sử dụng số ngày bị bệnh trong năm để đo lƣờng sức khỏe trong một nghiên cứu khác. Jowett (2001) dựa vào sự tự

đánh giá của cá nhân về tình trạng sức khỏe trong vịng 12 tháng trƣớc cuộc khảo sát với 03 mức sức khỏe “Tốt, Trung Bình và Kém”. Ngãi và Hồng (2012) cũng dựa vào sự tự đánh giá của cá nhân nhƣng chia thành 5 mức sức khỏe khác nhau. Wang et al (2006) dựa vào câu hỏi về việc có hay khơng có bệnh và bệnh có nghiêm trọng khơng để phân sức khỏe thành 03 loại: Tốt, Trung Bình và Kém. Ha and Leung (2010) sử dụng câu hỏi “Có bị bệnh hay khơng trong vòng 12 tháng trƣớc cuộc khảo sát” để phân loại tình trạng sức khỏe.

Nghiên cứu này sử dụng câu hỏi hỏi về lý do đến cơ sở y tế và số lần KCB nội trú trong 12 tháng qua trên bộ dữ liệu VHLSS 2012 để phân loại tình trạng sức khỏe của các cá nhân thành 03 loại: Tốt, Trung bình, Kém tƣơng tự nhƣ cách phân loại của Jowett (2001) và Wang et al (2006).

Tuổi. Tuổi cũng là biến đại diện cho sức khỏe của cá nhân khi ngƣời ở độ tuổi

cao thƣờng có sức khỏe kém hơn ngƣời trẻ tuổi và cần nhiều sự chăm sóc y tế hơn (Ha and Leung, 2010). Tuổi cũng đồng thời đƣợc xem là có tác động đến thái độ đối với rủi ro của cá nhân khi ngƣời cao tuổi thƣờng lo ngại rủi ro hơn ngƣời trẻ tuổi (Albert and Duffy, 2012). Hầu hết các nghiên cứu về lựa chọn ngƣợc trong BHYT (Wang et al, 2006; Kefeli and Jones, 2012; Ngãi và Hồng, 2012; Phƣơng, 2013) cũng nhƣ nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT (Jowett, 2001; Ha and Leung, 2010) đều có sử dụng biến tuổi. Nghiên cứu này cũng sử dụng biến tuổi với kỳ vọng tuổi làm gia tăng xác suất mua BHYT do tuổi càng cao thì cần KCB nhiều hơn.

Giới tính. Hầu hết các lý thuyết đều khẳng định thái độ đối với rủi ro tác động đến việc mua bảo hiểm. Ngƣời lo ngại rủi ro thƣờng thích mua bảo hiểm hơn và Giới tính cũng đƣợc xem là đại diện cho thái độ đối với rủi ro với giả thuyết phụ nữ lo ngại rủi ro hơn nam giới (Adhikari and O’Leary, 2008), do đó thƣờng mua BHYT hơn. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu lại có sự khác biệt. Jowett (2001), Wang et al (2006) khơng tìm thấy tác động của giới tính đến cầu BHYT cịn kết quả của Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012) cho thấy nữ có xác

suất mua BHYT nhiều hơn nam. Nghiên cứu kỳ vọng tìm thấy tác động của giới tính đến quyết định mua BHYT nhƣ kết quả của Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012).

Tình trạng hơn nhân: cũng là một biến thể hiện thái độ đối với rủi ro trong

cuộc sống. Với lập luận ngƣời đã lập gia đình thƣờng lo lắng bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình hơn do ý thức về trách nhiệm, về vai trò trụ cột cho con cái cao hơn so với ngƣời độc thân, họ cũng lo sợ các rủi ro về tài chính nhiều hơn do phải gánh vác nhiều khoản chi tiêu hơn . Vì vậy, tình trạng hơn nhân có thể tác động đến quyết định mua BHYT. Kết quả của Wang et al (2006), Tomislav and Danijel (2008), Ha and Leung (2010) đều cho thấy ngƣời lập gia đình có xác suất mua BHYT nhiều hơn so với ngƣời khơng có gia đình. Tuy nhiên, Jowett (2001) lại khơng tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa của tình trạng hơn nhân trong quyết định mua BHYT. Nghiên cứu này cũng kỳ vọng ngƣời đã lập gia đình gia tăng khả năng mua BHYT nhiều hơn do lo ngại rủi ro hơn so với ngƣời độc thân.

Trình độ học vấn. Một trong những yếu tố tác động đến việc mua BHYT chính là nhận thức của cá nhân về BHYT, và biến trình độ học vấn đƣợc xem nhƣ đại diện cho nhận thức. Ngƣời có học vấn cao thƣờng có nhận thức tốt về BHYT hơn ngƣời có học vấn thấp, lý do là ngƣời có học vấn cao thƣờng có ý thức nhiều hơn trong việc phịng chống rủi ro, hiểu đƣợc những lợi ích của BHYT khi xảy ra ốm đau, bệnh tật (Tomislav and Danijel, 2008; Kefeli and Jones, 2012). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Ha and Leung (2010) ngƣời có trình độ học vấn cao lại mua BHYT ít hơn, cịn Ngãi và Hồng (2012) lại khơng tìm thấy tác động có ý nghĩa của học vấn đến việc mua BHYT. Nghiên cứu thiên về khả năng tìm thấy tác động của học vấn đến xác suất mua BHYT do nhận thức tốt hơn.

Nghề nghiệp. Trong nghiên cứu của Kefeli and Jones (2012), Tomislav and Danijel (2008) và Jowett (2001), những ngƣời làm công việc nội trợ, nông dân và ngƣời thất nghiệp ít mua BHYT hơn so với ngƣời làm ở khu vực nhà nƣớc, công nhân. Ngãi và Hồng (2012) khơng tìm thấy tác động của nghề nghiệp đến hành vi

mua BHYT còn Ha and Leung (2010) và Wang et al (2006) không đƣa biến nghề nghiệp vào nghiên cứu của mình. Với nhiều sự khác biệt trong các nghiên cứu, biến nghề nghiệp đƣợc đƣa vào mơ hình và có thể tác động âm hoặc dƣơng.

Thu nhập. Hầu hết các nghiên cứu về hành vi lựa chọn mua BHYT đều kết

luận thu nhập đóng vai trị quan trọng trong quyết định mua BHYT và ngƣời có thu nhập cao thƣờng thích mua BHYT hơn ngƣời có thu nhập thấp (Tomislav and Danijel, 2008; Ha and Leung, 2010; Kefeli and Jones, 2012). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy thu nhập có thể tác động âm (Ngãi và Hồng, 2012) hoặc không ảnh hƣởng đến quyết định mua BHYT (Jowett, 2001). Điều này có thể vì nhiều lý do nhƣ ngƣời có thu nhập cao có nhiều sự lựa chọn hơn ở các loại hình BHYT tƣ nhân, thích sử dụng những dịch vụ y tế cao cấp hơn không nằm trong danh mục thanh toán của BHYT hoặc với lý do ngƣời có thu nhập cao có điều kiện sẵn sàng đối phó với những rủi ro về sức khỏe mà không cần mua BHYT (Feldstein, 1973). Biến thu nhập đƣợc kỳ vọng có tác động tích cực đến xác suất mua BHYT với lý do ngƣời có thu nhập cao có khả năng mua BHYT nhiều hơn.

Tổng số ngƣời hộ gia đình. Nghiên cứu của Wang et al (2006), Ha and Leung

(2010) cho thấy số ngƣời trong hộ gia đình có tác động làm tăng xác suất tham gia BHYT. Điều này có thể liên quan đến chính sách BHYT vào thời điểm nghiên cứu. Một số chƣơng trình đƣa ra chính sách khuyến khích tham gia BHYT ở mức Hộ gia đình bằng cách giảm giá cho các thành viên tiếp theo, giống nhƣ một sự khuyến mãi, khích lệ. Việt Nam cũng có chính sách tƣơng tự cho hộ gia đình10. Vì vậy, nghiên cứu đƣa vào biến tổng số ngƣời trong hộ gia đình để khảo sát tác động này.

Dân tộc. Biến dân tộc thể hiện cho mức độ giao tiếp xã hội, phong tục tập

quán, ý thức xã hội và cũng đại diện cho nhận thức về các vấn đề xã hội. Phần lớn các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa nên gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, tiếp cận với các cơ sở y tế hơn dân tộc

10

Kinh. Các nghiên cứu sử dụng biến dân tộc gồm Jowett (2001), Kefeli and Jones (2012), Ha and Leung (2010). Nghiên cứu kỳ vọng ngƣời dân tộc Kinh có xác suất mua BHYT cao hơn do nhận thức và điều kiện tiếp cận thông tin tốt hơn.

Thành thị. Khu vực sống có tác động đến quyết định mua BHYT và ngƣời ở

thành thị có xác suất mua BHYT cao hơn so với ngƣời ở nông thôn (Jowett, 2001; Cuong, 2011; Kefeli and Jones, 2012). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Ha and Leung (2010), sự khác biệt về hành vi mua BHYT giữa ngƣời sống khu vực nông thôn và thành thị khơng có ý nghĩa đối với việc mua BHYT tự nguyện. Trong nghiên cứu này, biến Thành thị đƣợc kỳ vọng làm gia tăng xác suất mua BHYT.

Vùng miền. Vùng miền cũng có ảnh hƣởng đến quyết định mua BHYT. Jowett (2001) tìm thấy ngƣời ở Hải Phịng, Ninh Bình ít mua BHYT hơn so với ngƣời ở Đồng Tháp. Cuong (2011) và Kefeli and Jones (2012) cũng tìm thấy tác động của vùng miền trong quyết định mua BHYT. Nghiên cứu kỳ vọng vùng miền, đặc biệt là các vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển có xác suất mua BHYT cao hơn so với các vùng miền núi do thuận lợi hơn về điều kiện tiếp cận thông tin, tiếp cận các cơ sở y tế… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu sử dụng các biến tác động trên để đƣa vào mơ hình và phân thành 03 nhóm: nhóm các yếu tố tác động thuộc về đặc điểm cá nhân gồm tình trạng sức khỏe, tuổi, giới tính, hơn nhân, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập; nhóm các yếu tố tác động thuộc về đặc điểm hộ gia đình gồm dân tộc, kích cỡ hộ gia đình và nhóm các yếu tố tác động thuộc về đặc điểm nơi ở là vùng miền, thành thị.

Giả thiết nghiên cứu

Tồn tại lựa chọn ngƣợc trong chƣơng trình BHYT tự nguyện (Ngƣời có sức khỏe kém có xác suất mua BHYT cao hơn so với ngƣời có sức khỏe tốt hoặc trung bình).

Hình 4.1 Khung phân tích đối với kiểm định lựa chọn ngƣợc (các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT)

Sức khỏe Tuổi Sở hữu BHYT Giới tính Hơn nhân Học vấn Dân tộc Tổng số ngƣời trong hộ Vùng miền Nông thôn/ Thành thị Đặc điểm nơi ở Đặc điểm hộ Đặc điểm cá nhân Nghề nghiệp Thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lụa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong bảo hiểm y tế việt nam (Trang 40 - 46)