Hồi quy logit mơ hình kiểm định lựa chọn ngƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lụa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong bảo hiểm y tế việt nam (Trang 68 - 73)

5.2 Kết quả hồi quy

5.2.1Hồi quy logit mơ hình kiểm định lựa chọn ngƣợc

Bảng 5.6 Kết quả hồi quy kiểm định lựa chọn ngƣợc

BHYT Hệ số Sai số chuẩn Tác động biên của tác động biên Sai số chuẩn SKTot (d) -0.998*** 0.051 -0.141*** 0.008 SKKem (d) 0.570*** 0.088 0.088*** 0.016 Tuoi 0.032*** 0.002 0.004*** 0 GTNam (d) -0.225*** 0.05 -0.029*** 0.006 Daihoc (d) 0.949*** 0.168 0.164*** 0.036 Bangnghe (d) 1.027*** 0.2 0.181*** 0.044 THPT (d) 0.702*** 0.074 0.107*** 0.013 THCS (d) 0.262*** 0.06 0.035*** 0.008 ChuaKH (d) -0.228* 0.098 -0.028* 0.011 NhaLD (d) 0.203 0.49 0.028 0.073 GiaosuKysu (d) 0.335* 0.169 0.049 0.027 VPDV (d) 0.001 0.073 0 0.01 Congnghiep(d) -0.065 0.071 -0.008 0.009 LDgiandon (d) 0.196 0.12 0.027 0.018 Huutri (d) 0.288** 0.104 0.041* 0.016 thatnghiep(d) 0.267** 0.097 0.038* 0.015 dihoc (d) 0.421* 0.208 0.063 0.035 lnthunhap 0.485*** 0.04 0.063*** 0.005 DTKinh (d) 0.818*** 0.152 0.083*** 0.011 DTHoa (d) 0.577* 0.28 0.09 0.051 Thanhthi (d) 0.365*** 0.055 0.050*** 0.008 tsnguoiHoGD 0.041** 0.015 0.005** 0.002 Vung1 (d) -0.374*** 0.074 -0.045*** 0.008 Vung2 (d) 0.202* 0.094 0.028* 0.014 Vung3 (d) 0.165* 0.067 0.022* 0.009 Vung4 (d) -0.885*** 0.126 -0.088*** 0.009 Vung5 (d) -0.435*** 0.08 -0.051*** 0.008 _cons -7.152*** 0.354 N=13,691 * p<0.05, ** p<0.01, *** p<0.001

Mơ hình chỉ giải thích đƣợc 14,08% biến phụ thuộc, tuy nhiên với giá trị P- value của R2 <0.05 nên mơ hình đƣợc xem là phù hợp (phụ lục 2.1)

Để có thể kết luận, nghiên cứu thực hiện một số kiểm định (phụ lục 2.2). Đầu tiên thực hiện kiểm định mức độ giải thích của mơ hình, kết quả Correctly Classified đạt 81,73%, vì vậy mơ hình có thể đƣợc xem là phù hợp để giải thích.

Tiếp theo thực hiện kiểm định độ phù hợp của mơ hình logit, với Prob>chi2=0.83> mức ý nghĩa 0.05 nên có thể kết luận mơ hình phù hợp. Nghiên cứu tiếp tục kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến bằng cách tính hệ số phóng đại phƣơng sai VIF. Kết quả cho thấy VIF của các biến đều nhỏ hơn 10 nên có thể kết luận đa cộng tuyến ít nghiêm trọng. Vì vậy, có thể sử dụng kết quả hồi quy để đƣa ra kết luận. Tuy nhiên, do có phƣơng sai say đổi nên tác giả chạy lại hồi quy logit với tùy chọn robust và tính tác động biên (phụ lục 2.3), kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 5.6

Các biến có ý nghĩa trong mơ hình bao gồm: SKTot, SKKem,Tuoi,GTNam, Daihoc, Bangnghe, THPT, THCS, ChuaKH, Huutri, Thatnghiep, lnthunhap, DTKinh, Thanhthi, tsnguoiHoGĐ, Vung1, Vung2, Vung3, Vung4, Vung5.

Kết luận về sự tồn tại lựa chọn ngƣợc

Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, ngƣời có sức khỏe Tốt có xác suất mua BHYT thấp hơn 0,141 so với ngƣời có sức khỏe Trung bình và ngƣời có sức khỏe Kém có xác suất mua BHYT cao hơn 0,088 so với ngƣời có sức khỏe Trung bình. Bên cạnh đó, cứ tăng 1 năm tuổi thì xác suất mua BHYT tăng 0,004.

Nghiên cứu kết luận có lựa chọn ngƣợc trong chƣơng trình BHYT tự nguyện của Việt Nam do ngƣời có sức khỏe kém có xác suất mua BHYT cao hơn so ngƣời có sức khỏe tốt và trung bình, giống với kết luận của Jowett (2001), Ngãi và Hồng (2012) cũng nhƣ phù hợp với lý thuyết về việc lựa chọn ngƣợc tồn tại bất cứ khi nào các các cá nhân đƣợc tự do lựa chọn mua hoặc khơng mua (Akerlof, 1970) .

Phân tích các biến kiểm sốt khác trong mơ hình.

Giới tính cũng tác động đến quyết định mua BHYT khi nam có xác suất mua BHYT thấp hơn 0,029 so với nữ trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này có khác biệt với nghiên cứu của Jowett (2001), Wang et al (2006) khi Jowett (2001) cho rằng nữ giới ít nghe thơng tin về BHYT hơn so với nam, nhƣng ơng khơng tìm thấy sự khác biệt về giới tính trong quyết định mua BHYT và Hong Wang et al(2006) cũng khơng tìm thấy tác động của giới tính trong việc đăng ký mua BHYT. Ở đây, tác giả thiên về hƣớng giải thích ngƣời lo ngại rủi ro thƣờng thích mua bảo hiểm hơn và nữ thƣờng lo ngại rủi ro nhiều hơn so với nam (Adhikari and O’Leary, 2008). Kết luận này cũng phù hợp với Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012).

Tƣơng tự với cách lý giải về sự khác biệt của giới tính trong xác suất mua BHYT, tác giả cho rằng ngƣời chƣa kết hơn có xác suất mua BHYT thấp hơn 0,028 so với ngƣời đã kết hơn là do ít lo ngại rủi ro hơn, ít trách nhiệm hơn, mức độ lo lắng về tƣơng lai ít hơn nên ít mua BHYT hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Wang et al ( 2006), Tomislav and Danijel (2008), Ha and Leung (2010).

Tiếp theo là các biến về trình độ học vấn. Nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn cũng quan trọng không kém sức khỏe trong việc quyết định mua BHYT khi mức độ tác động đến xác suất mua BHYT khá cao. Ngƣời có trình độ học vấn cao thì khả năng mua BHYT càng cao. Cụ thể, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, ngƣời có trình độ Đại học, Bằng nghề (tƣơng đƣơng trình độ cao đẳng) gia tăng 0,164 và 0,181 xác suất mua BHYT so với ngƣời có trình độ dƣới Trung học cơ sở. Cịn ngƣời có bằng trung học phổ thông, trung học cơ sở gia tăng xác suất mua BHYT thấp hơn : 0,107 và 0,035. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kefeli and Jones ( 2012) và có thể giải thích là do ngƣời có học vấn cao thƣờng có đƣợc nhận thức tốt hơn về lợi ích của BHYT. Tuy nhiên, Jowett (2001), Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012) lại khơng tìm thấy tác động của học vấn đến việc mua BHYT. Điều này có thể giải thích là do sự khác biệt về dữ liệu. Nghiên

cứu của Jowett (2001) , Ngãi và Hồng (2012) thực hiện trên bộ dữ liệu khảo sát ở Đồng Tháp, Ninh Bình, Hải Phịng cịn Tomislav and Danijel (2008) thực hiện ở Croatia. Có thể những nơi này BHYT phát triển, công tác phổ biến, tuyên truyền về lợi ích BHYT tốt vì vậy khơng có sự khác biệt nhận thức về BHYT giữa những ngƣời khác nhau về trình độ học vấn. Tuy nhiên, đây chỉ là cách suy luận của tác giả, cần có nghiên cứu chi tiết hơn để giải thích sự khác biệt này.

Ngƣời hƣu trí gia tăng xác suất mua BHYT hơn 0,041 so với ngƣời làm trong nông nghiệp trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và tƣơng tự, ngƣời thất nghiệp tăng 0,038 xác suất mua BHYT. Các biến nghề nghiệp cịn lại đều khơng có ý nghĩa, cho thấy nghề nghiệp không ảnh hƣởng đến quyết định mua BHYT. Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012) có kết luận tƣơng tự cịn Jowett (2001) và Kefeli and Jones (2012) lại tìm thấy vài ngành nghề có tác động đến xác suất mua BHYT. Tác giả tìm sự lý giải về việc ngƣời hƣu trí, thất nghiệp có xác suất mua BHYT nhiều hơn so với ngƣời đi làm thông qua nhận định của Baker and Jha (2012) khi cho rằng ngƣời ta thích mua BHYT hơn khi nghĩ có thể sử dụng và cần sử dụng nó. Tác giả theo hƣớng này khi cho rằng với những phiền hà về thủ tục và thời gian chờ đợi KCB bằng BHYT, ngƣời Hƣu trí và thất nghiệp có vẻ có điều kiện thuận lợi về thời gian để KCB bằng BHYT hơn so với những ngƣời thuộc ngành nghề khác nên có xác suất mua cao hơn.

Biến thu nhập, thành thị, dân tộc Kinh, tổng số ngƣời trong hộ đều có ý nghĩa và có tác động dƣơng đến xác suất mua BHYT. Kết quả này có đƣợc sự ủng hộ từ kết quả nghiên cứu của Tomislav and Danijel (2008), Kefeli and Jones (2012)- thu nhập gia tăng xác suất mua BHYT; Jowett (2001) – ngƣời ở nơng thơn có xác suất mua BHYT thấp hơn; Wang et al (2006) – tổng số ngƣời trong hộ giúp gia tăng xác suất mua BHYT; Ha and Leung (2010) – ngƣời dân tộc Kinh có xác suất mua BHYT nhiều hơn. Có thể lý giải các kết quả này nhƣ sau:

Thu nhập làm gia tăng xác suất mua BHYT tự nguyện do khả năng mua BHYT của ngƣời có thu nhập cao tăng so với ngƣời có thu nhập thấp, cho thấy mức

phí BHYT ln là một vấn đề đƣợc cân nhắc. Điều này cũng phù hợp với việc biến tổng số ngƣời trong hộ có tác động tích cực đến việc mua BHYT bởi mức phí đƣợc giảm kể từ thành viên tiếp theo trong hộ. Cụ thể: ngƣời thứ 2, thứ 3, thứ 4 lần lƣợt đóng bằng 90%, 80%, 70% và từ ngƣời thứ 5 trở đi là 60% mức đóng theo quy định của ngƣời thứ nhất trong hộ. (Nghị địnhh 62/2009, Điều 3, khoản 6) .

Biến thành thị và dân tộc Kinh có tác động dƣơng đƣợc tác giả giải thích theo hƣớng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và khả năng tiếp cận thơng tin. Đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của ngƣời ở thành thị và dân tộc Kinh phát triển hơn so với ở nông thôn và ngƣời dân tộc thiểu số, có điều kiện thuận lợi hơn trong việc nắm bắt các thơng tin, dẫn đến có nhận thức tốt hơn về BHYT cũng nhƣ thuận tiện hơn rất nhiều trong việc KCB do khoảng cách đến các cơ sở y tế gần hơn.

Đối với các biến về Vùng, tất cả đều có ý nghĩa nhƣng có dấu tác động khác nhau. Kết quả cho thấy Vùng 1, Vùng 4 và Vùng 5 có xác suất mua BHYT thấp hơn 0,045; 0,088 và 0,051 so với Vùng 6, còn ở Vùng 2 và Vùng 3 sẽ tăng xác suất mua BHYT là 0,028 và 0,022. Kết luận này khá phù hợp với kết quả của Jowett (2001) khi ơng cũng tìm thấy ngƣời thuộc tỉnh Ninh Bình , Hải Phịng (thuộc Vùng 1) sẽ có xác suất mua BHYT thấp hơn so với tỉnh Đồng Tháp ( thuộc vùng 6).

Theo Bảng 5.3 cho thấy vùng 2 (Trung du và miền núi phía Bắc) và vùng 3 (Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung) có thu nhập bình qn/ngƣời/tháng thấp nhất so với các vùng còn lại. Tuy nhiên, xác suất mua BHYT ở hai vùng này nhiều hơn so với cá vùng cịn lại có thể là do ở các vùng này đƣợc sự hỗ trợ lớn từ ngân sách cho các đối tƣợng chính sách nhƣ ngƣời nghèo, cận nghèo và ngƣời dân tộc thiểu số11 . Tác giả cho rằng số đối tƣợng cịn lại khơng đƣợc hỗ trợ BHYT ở các vùng 2, 3 cũng có đƣợc nhận thức tốt hơn về lợi ích BHYT từ cộng đồng với nhiều ngƣời sở hữu BHYT.

11

. Theo báo cáo của UBTVQH (2013), các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc đã đạt gần 100% dân số tham gia BHYT do đƣợc hỗ trợ ngân sách mua BHYT cho ngƣời nghèo, cận nghèo và dân tộc thiểu số.

Vùng 1 (Đồng bằng sông Hồng ) và Vùng 5 (Đông Nam Bộ) là hai vùng có thu nhập bình qn cao nhất, và hai vùng này là những vùng có kinh tế, xã hội phát triển nhƣng có xác suất mua BHYT thấp hơn so với vùng 6 (Đồng bằng sông Cửu Long). Tác giả cho rằng có thể là do ngƣời dân ở hai vùng này có nhiều sự lựa chọn hơn với nhiều dịch vụ y tế tƣ nhân, các loại hình bảo hiểm khác ở hai vùng này cũng phát triển hơn ( sự phát triển của các công ty bảo hiểm nhân thọ kèm các loại hình bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe). Vì vậy mặc dù thu nhập ở 2 vùng này cao hơn (Bảng 5.3), đời sống kinh tế xã hội phát triển hơn, có đƣợc thơng tin nhiều hơn nhƣng xác suất mua BHYT thấp hơn vùng 6 do họ có nhiều sự lựa chọn y tế khác hơn.

Vùng 4 (Tây Nguyên) có thu nhập bình quân cao hơn so với vùng 2, vùng 3 và thấp hơn vùng 6 (Bảng 5.3). Có lẽ vì vậy mà vùng 4 có số đối tƣợng đƣợc hỗ trợ ngân sách ít hơn vùng 2, 3 nên khả năng tuyên truyền về BHYT trong cộng đồng không nhiều bằng và với thu nhập bình quân thấp hơn vùng 6 nên xác suất mua BHYT cũng thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lụa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong bảo hiểm y tế việt nam (Trang 68 - 73)