4.1 Khung phân tích
4.1.2 Kiểm định rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức trong BHYT là tình huống khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (bị bệnh) ngƣời có BHYT thƣờng sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn (sử dụng quá mức cần thiết) so với ngƣời khơng có BHYT vì họ biết họ đƣợc cơng ty BHYT hỗ trợ chi trả (Baker and Jha, 2012; Dong, 2012).
Trong các nghiên cứu thực nghiệm, rủi ro đạo đức thƣờng đƣợc đánh giá thông qua sự khác biệt về số lần KCB của ngƣời có BHYT và khơng có BHYT.
Nếu số lần KCB của người có BHYT cao hơn so với người khơng có BHYT, có thể kết luận tồn tại rủi ro đạo đức trong chương trình BHYT (Jowett, 2001;
Tomislav and Danijel, 2008; Cuong, 2011; Minh et al., 2012; Ngãi và Hồng, 2012; Phƣơng, 2013).
Nghiên cứu này cũng kiểm định rủi ro đạo đức thông qua số lần KCB nội/ ngoại trú của ngƣời có BHYT và khơng có BHYT. Nếu số lần KCB nội/ngoại trú của ngƣời có BHYT cao hơn so với ngƣời khơng có BHYT, kết luận có rủi ro đạo đức trong KCB nội/ngoại trú.
Mơ hình kiểm định rủi ro đạo đức
Sử dụng mơ hình các yếu tố tác động đến số lần KCB tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu của Jowett (2001), Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012) nhƣng có vài sự khác biệt nhỏ,
Thứ nhất, nghiên cứu thực hiện việc kiểm định trên hai mơ hình khác nhau, mơ hình 1 có biến phụ thuộc là số lần KCB ngoại trú, mơ hình 2 có biến phụ thuộc là số lần KCB nội trú. Điều này khác với Jowett (2001), Ngãi và Hồng (2012) khi hai nghiên cứu này đều sử dụng biến phụ thuộc là số lần KCB nói chung. Sự khác biệt này là do Jowett (2001), Ngãi và Hồng (2012) sử dụng dữ liệu tự khảo sát còn tác giả sử dụng bộ dữ liệu VHLSS. Trong bộ VHLSS có phân biệt về số lần KCB nội và ngoại trú và các nghiên cứu của Minh et al. (2012), Phƣơng (2013) đã kết
luận có sự khác biệt về hành vi rủi ro đạo đức ở KCB nội và ngoại trú, vì vậy tác giả cũng tiến hành kiểm định với sự phân biệt này.
Thứ hai, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập nhiều hơn so với mơ hình của Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012) bao gồm tình trạng sức khỏe, tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, vùng miền, thành thị, dân tộc. Các biến kiểm soát này tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Jowett (2001) và thêm biến tổng số ngƣời trong hộ với kỳ vọng có tác động đến số lần KCB nhƣ nghiên cứu của Cuong (2011) khi tìm thấy tác động có ý nghĩa của biến tổng số ngƣời trong hộ lên số lần KCB ngoại trú.
Loại BHYT sử dụng. Việc có hay khơng có sử dụng BHYT khi KCB có ảnh
hƣởng quan trọng đến quyết định số lần KCB vì ngƣời có sử dụng BHYT sẽ trả chi phí KCB ít hơn so với ngƣời khơng có BHYT. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng biến về BHYT để xem xét sự khác biệt trong việc KCB giữa ngƣời có và khơng có BHYT và từ đó kết luận về sự tồn tại của rủi ro đạo đức.
Ở nghiên cứu này, tác giả đƣa vào mơ hình biến loại BHYT sử dụng để phân biệt 06 trƣờng hợp cụ thể trong việc sử dụng BHYT khi KCB:
+ Không sử dụng thẻ BHYT: khơng có BHYT hoặc có BHYT nhƣng khơng sử dụng khi đi KCB nên phải chi trả 100% chi phí KCB.
+ Sử dụng thẻ BHYT bắt buộc: ngƣời sử dụng thẻ BHYT bắt buộc cùng chi trả 20% chi phí KCB, mức hƣởng là 80% và BHYT là do bắt buộc mua.
+ Sử dụng thẻ BHYT tự nguyện: ngƣời sử dụng thẻ BHYT tự nguyện cùng chi trả 20% chi phí KCB, mức hƣởng là 80% và BHYT là do tự nguyện mua.
+ Sử dụng thẻ BHYT miễn phí: ngƣời sử dụng thẻ BHYT miễn phí khi đi KCB không phải chi trả KCB, mức hƣởng 100%.
+ Sử dụng thẻ BHYT sinh viên: cùng chi trả 20%, mức hƣởng 80% .
Mục đích của việc phân loại này nhằm có thể phân tích chi tiết hơn về tác động của việc sử dụng từng loại thẻ đến số lần KCB do đối tƣợng sử dụng từng loại thẻ mang đặc điểm khác nhau và mức hƣởng BHYT khi KCB cũng khác nhau. Nếu ngƣời sử dụng một trong các loại thẻ BHYT (bắt buộc/ tự nguyện/ miễn phí/ cận nghèo/sinh viên) có số lần KCB cao hơn so với ngƣời khơng có thẻ BHYT, thì ta có thể kết luận về sự tồn tại rủi ro đạo đức trong loại hình BHYT đó.
Sức khỏe và tuổi. Việc KCB phụ thuộc nhiều vào yếu tố sức khỏe và tuổi tác.
Ngƣời có sức khỏe kém sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn và biến đƣợc xem là đại diện cho sức khỏe là Tình trạng sức khỏe trong vòng 12 tháng trƣớc cuộc khảo sát (Jowett, 2012) và biến Tuổi cũng có ảnh hƣởng lớn đến việc KCB khi ngƣời có tuổi càng cao thì càng gia tăng khả năng KCB (Jowett, 2001; Tomislav and Danijel, 2008; Ngãi và Hồng, 2012; Kefeli and Jones, 2012)
Giới tính. Jowett (2001), Tomislav and Danijel (2008) đều khơng tìm thấy sự
khác biệt về giới tính trong việc sử dụng dịch vụ y tế cịn Kefeli and Jones(2012) lại nhận thấy có sự khác biệt về giới tính trong quyết định nhập viện. Các kết quả khác nhau đƣợc thực hiện ở những quốc gia khác nhau, vì vậy nghiên cứu đƣa biến giới tính vào để tìm kiếm sự tác động của giới đến số lần KCB nội, ngoại trú.
Trình trạng hơn nhân. Ngƣời độc thân thƣờng ít nhập viện hơn, đó là kết quả
nghiên cứu của Kefeli and Jones (2012) trong khi Jowett (2001) lại khơng tìm thấy tác động của hôn nhân trong sử dụng dịch vụ y tế. Tomislav and Danijel (2008), Ngai (2012) hay Cuong (2011) lại khơng xét đến tình trạng hơn nhân trong mơ hình.
Trình độ học vấn. Jowett (2001), Kefeli and Jones (2012) đều kết luận trình
độ học vấn có tác động đến quyết định nhập viện trong khi Tomislav and Danijel(2008) lại không đề cập đến yếu tố học vấn trong mô hình về rủi ro đạo đức. Cuong (2011) chỉ tìm thấy tác động của học vấn đến số lần KCB ngoại trú nhƣng khơng tìm thấy tác động của học vấn đến KCB nội trú.
Nghề nghiệp. Jowett (2001), Tomislav and Danijel (2008), Kefeli and Jones (2012) tìm thấy có sự khác biệt về số lần KCB giữa một số ngành nghề cịn Cuong (2011) lại tìm thấy bằng chứng về việc ngƣời thất nghiệp thƣờng KCB nhiều hơn.
Thu nhập. Thu nhập có tác động đến quyết định KCB (Jowett, 2001; Kefeli
and Jones, 2012) vì việc KCB ln cần phải mất chi phí trừ một số đối tƣợng đƣợc miễn phí KCB. Tuy nhiên, dù là đối tƣợng đƣợc miễn phí KCB, trong các trƣờng hợp điều trị nội trú vẫn phải có những khoản chi phí phát sinh khác nhƣ chi phí ăn uống, đi lại, chăm sóc…vì vậy thu nhập vẫn có tác động đến quyết định KCB với cả đối tƣợng này.
Dân tộc. Ở Việt Nam có sự khác biệt lớn về phong tục, tập quán, lối sống giữa
dân tộc Kinh, Hoa và các dân tộc thiểu số và điều này có thể có ảnh hƣởng đến việc KCB. Kết quả nghiên cứu của Kefeli and Jones (2012) cũng cho thấy có sự khác biệt về quyết định nhập viện giữ các dân tộc khác nhau. Cuong (2011) cũng kết luận số lần KCB của ngƣời dân tộc thiểu số ít hơn so với ngƣời thuộc dân tộc Kinh/Hoa.
Tổng số ngƣời trong hộ. Nghiên cứu kỳ vọng tổng số ngƣời trong hộ có tác
động đến số lần KCB nhƣ nghiên cứu của Cuong (2011) khi ơng tìm thấy tác động có ý nghĩa của biến này lên số lần KCB ngoại trú.
Vùng miền. Jowett (2001) tìm thấy ngƣời sống ở tỉnh Hải Phịng ít KCB hơn
so với sống ở tỉnh Đồng Tháp và ơng cho rằng ngun nhân có thể là do mơi trƣờng sống và khí hậu. Các nghiên cứu của Cuong (2011), Kefeli and Jones (2012) cũng tìm thấy sự khác biệt về vùng trong quyết định KCB.
Thành thị. Đây cũng là biến đại diện cho môi trƣờng sống nhƣ biến vùng
miền. Với nghiên cứu của Kefeli and Jones (2012), ơng khơng tìm thấy sự khác biệt giữa nơng thơn và thành thị trong quyết định nhập viện. Tuy nhiên, do nghiên cứu của Kefeli and Jones (2012) thực hiện ở Malaysia, có thể giữa nơng thơn và thành thị khơng có sự khác biệt, nhƣng tác giả kỳ vọng ở Việt Nam có sự khác biệt.
Tất cả các biến tác động trên đƣợc chia thành 04 nhóm. Nhóm các biến thuộc về đặc điểm cá nhân bao gồm: sức khỏe, tuổi, giới tính, hơn nhân, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập. Nhóm các biến thuộc về đặc điểm hộ gia đình: dân tộc, tổng số ngƣời trong hộ. Nhóm các biến thuộc về đặc điểm nơi ở: vùng miền, thành thị và biến về đặc điểm BHYT: loại BHYT sử dụng.
Giả thiết nghiên cứu
(1) Tồn tại rủi ro đạo đức trong KCB ngoại trú (số lần KCB ngoại trú của ngƣời sử dụng BHYT cao hơn ngƣời không sử dụng BHYT).
(2) Không tồn tại rủi ro đạo đức trong KCB nội trú (khơng có sự khác biệt về số lần KCB của ngƣời sử dụng BHYT và không sử dụng BHYT). Giả thiết này đƣa ra do tác giả theo lập luận nếu một ngƣời không bệnh thực sự sẽ khơng KCB nội trú của Minh et al. (2012).
Hình 4.2 Khung phân tích đối với kiểm định rủi ro đạo đức (các yếu tố quyết định đến số lần KCB) Số lần KCB Ngoại trú Sức khỏe Tuổi Loại BHYT sử dụng Giới tính Hơn nhân Học vấn Dân tộc Tổng số ngƣời trong Hộ Vùng miền Thành thị Đặc điểm nơi ở Đặc điểm hộ Đặc điểm cá nhân Số lần KCB Nội trú Đặc điểm sở hữu BHYT Nghề nghiệp Thu nhập