2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Trách nhiệm
2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp
Để xem xét một cách tổng quát tình hình mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM, luận văn sẽ đi vào phân tích từng chỉ tiêu đã nêu tại chương 1.
Bảng 2.2: Doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh số cho vay 16.458 100% 23.704 100% 36.685 100% Doanh số cho vay
tiêu dùng tín chấp 379 2,3% 640 2,7% 1.101 3,0%
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh SCVNHCM năm 2011-2013)
Theo bảng 2.2, từ năm 2011 – 2013, doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp có tăng lên hàng năm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay, năm 2011: 2,3%, năm 2012: 2,7% và năm 2013: 3,0%.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM 2011 – 2013
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh SCVNHCM năm 2011-2013)
Lực hấp dẫn của phân khúc tín dụng tiêu dùng thật sự bùng nổ khi NHNN ban hành thông tư 07/2010/TT – NHNN về Quy định cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận và tháo dỡ sự phân biệt giữa tăng trưởng tín dụng khu vực sản xuất với phi sản xuất. Bên cạnh đó, với sự bỏ ngỏ của phân khúc cho vay tín chấp tiêu dùng từ ngân hàng thương mại đã làm tồn thị trường hình thành những làn sóng gia nhập và cạnh tranh của hàng loạt công ty tài chính tiêu dùng như HomeCredit, Prudential Finance, HD Finance, VPBank Consumer Finance, ACS Việt Nam…
Sự phát triển của các cơng ty tài chính tiêu dùng đã kéo theo tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ cung ứng và tính tiện lợi khi khách hàng tiếp cận vay vốn. Hiện nay, các công ty này đang hướng đến cho vay tín chấp tiêu dùng ở ba dịng sản phẩm – dịch vụ: dịch vụ tài chính mua xe máy trả góp, dịch vụ tài chính mua sắm đồ điện tử gia dụng và dịch vụ cho vay tiền mặt (bao gồm : cho vay theo lương, cho vay theo hóa đơn tiền điện, cho vay theo giấy phép đăng ký kinh doanh, cho vay theo hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng khác, cho vay tiền mặt tại quầy, cho vay tiền mặt tại bưu cục, cho vay du lịch trả góp, cho vay đám cưới tự lập…). Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa ngân hàng nội địa, ngân hàng nước ngồi, TCTD với nhau thì SCVNHCM vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng về doanh số cho vay tuyệt đối và tương đối, thể hiện như bảng 2.3:
Tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM
Tăng trưởng năm (t) so với năm (t-1) Tăng trưởng tuyệt đối (tỷ đồng) Tăng trưởng tuơng đối (%)
Năm 2012 so với năm 2011 261 68,9
Năm 2013 so với năm 2012 461 72,0
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh SCVNHCM năm 2011-2013)
SCVNHCM có xu hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối đều tăng qua các năm. Năm 2012, với thị trường cho vay rất tiềm năng, SCVNHCM đã tận dụng thời cơ, với số nhân sự tại chi nhánh chưa tăng cao so với năm 2013 nhưng kết quả mang lại rất tốt, tăng trưởng 68,9% so với năm 2012.
Qua năm 2013, nhiều cơng ty tài chính, ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp vì thị trường này vẫn cịn rất tiềm năng. SCVNHCM tăng về quy mô, cơ sở hạ tầng, tăng nhân viên quan hệ khách hàng, kiểm sốt chính sách và quy trình cho vay,… thị phần của SCVNHCM vẫn giữ được, tốc độ tăng nhưng không nhiều so với trước, đạt 72,0% so với năm 2012. Chứng tỏ, SCVNHCM đang mở rộng cho vay tiêu
dùng tín chấp theo hướng hiệu quả, nhưng cần phải tăng cạnh tranh hơn nữa. Tốc độ tăng nhưng không nhiều so với trước chứng tỏ các TCTD khác đang cạnh tranh rất mạnh, dần chiếm thị phần và tương lai sẽ cạnh tranh gay gắt hơn nữa trên thị trường cho vay tiêu dùng tín chấp này.
2.2.2.2 Dư nợ cho vay
Theo chỉ thị số 01/CT-NHNN ban hành ngày 01/03/2011 của NHNN, các ngân hàng thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM từ 2011-2013
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011
So sánh 2013/2012
Dư nợ cho vay TDTC 110 176 288 60,0% 63,6%
Dư nợ cá nhân 2.817 3.396 4.167 20,6% 22,7%
Tổng dư nợ 7.989 9.568 10.895 19,8% 13,9%
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh SCVNHCM năm 2011-2013)
Năm 2012, cơng tác cho vay vốn tín chấp gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Trước diến biến phức tạp của thị trường, Ban lãnh đạo SCVN xác định công tác cho vay vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm 2013-2018.
Qua bảng 2.4, trong bối cảnh hoạt động cho vay vốn của các ngân hàng phải đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp vẫn có sự tăng trưởng trong năm 2012 với mức tăng trưởng là 60,0% so với năm 2011, tăng 66
tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2013, kết quả cho vay vốn tín chấp đạt được khá khả quan, tăng 63,6% (tương ứng tăng 112 tỷ đồng) so với năm 2012.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM 2011 – 2013
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh SCVNHCM năm 2011-2013)
Tuy nhiên SCVNHCM vẫn chưa thể hoàn thành kế hoạch về cho vay vốn do Ban Giám Đốc đề ra cho năm 2013, mức độ hồn thành là 85%. Do vậy, một chính sách mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp hiệu quả sẽ giữ vững thị phần hiện tại và phát triển khách hàng đang trở nên hết sức cần thiết cho SCVNHCM trong giai đoạn hiện nay.
Giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, cùng với những chính sách thắt chặt đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp. Tuy nhiên, với định hướng phát triển hoạt động cho vay này trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SCVNHCM đã không ngừng mở rộng và phát triển hoạt động cho vay này. Cho thấy SCVNHCM đã đánh giá và hoạch định hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp để có sự tăng trưởng qua các năm 2012 và 2013. Đây là hoạt động mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau ngồi lợi nhuận mà hình thức cấp tín dụng này mang lại.
Dư nợ của hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp chỉ chiếm từ 3,9% - 6,9% trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân của ngân hàng, chiếm 1,3% - 2,6% tổng dư nợ. Tuy con số này khá khiêm tốn nhưng nếu mở rộng hoạt động cho vay này hơn nữa sẽ mang lại
nhiều mặt lợi cho ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển một cách toàn diện và ngày càng hoàn thiện hơn trong sản phẩm và dịch vụ. Trong khi một vài ngân hàng có triển khai hình thức cho vay này nhưng chưa thực sự chú ý đến, do lợi nhuận của hình thức này so với tổng lợi nhuận của ngân hàng rất hạn chế thì SCVNHCM vẫn đang cạnh tranh gay gắt với những ngân hàng khác như HSBC VN, ANZ VN, ACB, cơng ty tài chính Prudentail,… Các TCTD này triển khai rất mạnh và có lượng khách hàng vay rất đông đảo. SCVNHCM cần tiếp tục học hỏi các chiến lược, đánh giá lại tình hình hoạt động để có giải pháp phát triển tốt hơn theo định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ và nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp.
Ngồi ra, từ dư nợ cho vay ta đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của SCVNHCM qua bảng 2.5:
Hiệu suất sử dụng vốn cho vay TDTC tại SCVNHCM từ 2011-2013
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ cho vay TDTC 110 176 288
Nguồn vốn huy động 17.694 21.354 26.380
Hiệu suất sử dụng vốn (%)
0,62 0,82 1,09
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh SCVNHCM năm 2011-2013)
Qua bảng 2.5 cho thấy, dư nợ cho vay TDTC trên nguồn vốn huy động trong ba năm từ 2011 đến 2013 của SCVNHCM tăng qua các năm từ 0,62% đến 1,09%. Có thể thấy, năm 2013 dư nợ cho vay TDTC trên tổng nguồn vốn huy động là cao nhất trong ba năm, tức là 100 đồng vốn huy động có 1,09 đồng được sử dụng để cho vay TDTC. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, có nghĩa là dư nợ cho vay TDTC vẫn cịn có thể tăng thêm nữa. Vì vậy, SCVNHCM cần đẩy mạnh mở rộng cho vay TDTC hơn nữa vì thị
trường cho vay TDTC vẫn đang rất tiềm năng, có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
2.2.2.3 Số lượng khoản vay
Số lượng hồ sơ vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM tăng dần qua các năm. Năm 2011, để đảm bảo tỷ lệ dư nợ cho vay phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 16% theo chỉ thị NHNN, nên SCVNHCM đã hạn chế số lượng hồ sơ vay tín chấp bằng việc chọn lọc hồ sơ vay, điều kiện vay vốn gắt gao hơn. Chính việc hạn chế này nên hồ sơ được nhận vào là những hồ sơ có chất lượng tốt, tăng tỷ lệ duyệt vay trên tổng hồ sơ nhận vào.
Bảng 2.4: Số lượng hồ sơ vay tiêu dùng tín chấp nhận vào và được duyệt vay tại SCVNHCM từ năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Bộ hồ sơ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số lượng hồ sơ tín chấp nhận vào 1.256 1.589 1.880 26,5% 18,3% Số lượng hồ sơ tín
chấp được duyệt vay 628 964 1.216 53,5% 26,1%
Tỷ lệ hồ sơ được duyệt/ Tổng hồ sơ
nhận vào
50,0% 60,7% 64,7% 21,3% 6,6%
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh SCVNHCM năm 2011-2013)
Năm 2012, tỷ lệ này đạt 61% chứng tỏ SCVNHCM đã từng bước mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp thơng qua việc nới lỏng chính sách hơn, gia tăng cơng tác tìm kiếm khách hàng, triển khai mạnh dịch vụ nhân viên tư vấn trực tiếp, cùng các dịch vụ kèm theo cho khách hàng,… Lượng hồ sơ vay tiêu dùng tín chấp của năm 2012 gia tăng cả về số lượng hồ sơ và tỷ lệ được duyệt vay. Tuy nhiên, tỷ lệ duyệt vay cao nhất hiện nay là 65% năm 2013, con số này tuy có gia tăng qua các năm nhưng vẫn còn chưa đạt được kết quả như kế hoạch mong đợi. Cần có biện pháp gia tăng tỷ lệ hồ sơ được duyệt vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay này.
Biểu đồ 2.4: Số lượng hồ sơ vay tiêu dùng tín chấp nhận vào và được duyệt vay tại SCVNHCM từ năm 2011 – 2013
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh SCVNHCM năm 2011-2013)
Hiện nay, SCVNHCM đang đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng mới nhằm vừa duy trì lượng khách hàng hiện tại và mở rộng thị phần trong hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp. Như vậy, ngân hàng mới gia tăng tính cạnh tranh và thị phần so với những đối thủ cạnh tranh, nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay này trong thời gian tới.
2.2.2.4 Kênh phân phối
SCVNHCM có một chi nhánh duy nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên chi nhánh này kinh doanh cho vay tiêu dùng tín chấp tại 6 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu. SCVNHCM không mở rộng nhiều kênh phân phối truyền thống mà tập trung vào phát triển mở rộng kênh phân phối hiện đại, rút ngắn khoảng cách về không gian và tiết kiệm thời gian, giúp ngân hàng giảm bớt áp lực phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp, vừa mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng vừa tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Lợi thế của SCVNHCM là khách hàng rút tiền tại tất cả các ATM của ACB đều được miễn phí hồn tồn, mà hệ thống ATM của ACB rộng khắp cả nước.
Việt Nam là một trong 19 thị trường trên toàn cầu nơi Standard Chartered hoạt động nhận được mức xếp hạng xuất sắc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. SCVN luôn không ngừng cải thiện và nâng cấp nền tảng kỹ thuật số cho ngân hàng trực tuyến, ngân hàng di động, ngân hàng qua tin nhắn di động và ATM. Hiện tại, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền nội địa và quốc tế trực tuyến, gửi tiền có kỳ hạn trực tuyến, thanh tốn hóa đơn tại các máy ATM hay đăng ký dịch vụ thanh tốn hóa đơn tiền điện thoại, internet và mua sắm trực tuyến. Thậm chí, khách hàng có thể đăng ký vay tiêu dùng trực tuyến và sẽ nhận được thơng tin phản hồi trong vịng 24 giờ.
Hiện nay, 90% các giao dịch phi tiền mặt tại SCVN đều được thực hiện trực tuyến. So với các thị trường khác của Standard Chartered trên toàn cầu, Việt Nam nằm trong nhóm có tốc độ tăng trưởng và giao dịch trực tuyến cao nhất.
Để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ trực tuyến, ngân hàng đã thực hiện chính sách miễn giảm phí dịch vụ và áp dụng mức lãi suất tốt nhất cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ, nộp đơn vay hoặc thực hiện giao dịch trực tuyến.
Qua kết quả kinh doanh của hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp, cho thấy sự phát triển hệ thống kênh phân phối hiện đại đang giúp ngân hàng mở rộng hoạt động này theo hướng tốt. Tuy nhiên, so với kênh phân phối truyền thống của các TCTD khác như ACB, Techcombank, VPBank, HSBC VN, ANZ VN, Prudential tại thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức này đều có mạng lưới phân phối rộng giúp cho khách hàng tiếp cận trực tiếp dễ hơn, hình ảnh ngân hàng xuất hiện nhiều tăng sự tin tưởng của ngân hàng hơn. Để cạnh tranh với các tổ chức này, SCVNHCM cần phải chú trọng hơn nữa trong sản phẩm vay tiêu dùng thì tốc độ giải ngân, tiện lợi trong quy trình và thủ tục, quy mô của khoản vay cũng như mức lãi suất cho vay cạnh tranh chính là những nhân tố quyết định trong việc thu hút khách hàng. Hiện SCVNHCM cho phép khách hàng đăng ký vay tiêu dùng trực tuyến và đảm bảo gửi kết quả xét duyệt hồ sơ trong vòng 24 giờ.
Khi nhu cầu của người dân tăng cao cộng với việc trả lương cho người lao động thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng đang được đẩy mạnh, khuyến khích các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt là một trong những điều kiện cho vay tiêu dùng phát triển thì nợ tiêu dùng là điều tất nhiên.
2.2.2.5 Tỷ lệ nợ xấu
Những năm vừa qua, nợ xấu luôn là vấn đề trọng tâm của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Chính vì vậy, việc tập trung xử lý nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng.
Bảng 2.5: Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011
So sánh 2013/2012
Dư nợ cho vay TDTC 110 176 288 60,0% 63,6%
Nợ quá hạn 0,8 1,2 1,1 50,0% -8,3% Nợ xấu 0,56 0,6 0,66 7,1% 10,0% Tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư nợ cho vay TDTC 0,73% 0,68% 0,38% Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ cho vay TDTC 0,51% 0,34% 0,23%
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh SCVNHCM năm 2011-2013)
Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của SCVN cũng như hệ thống ngân hàng được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 (Về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD) và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 25/04/2007 (Về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN).
Trong giai đoạn 2011-2012, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn, điều này làm cho áp lực trả nợ của khách hàng ngày càng tăng cao và dẫn đến mất khả năng chi trả. Một số khách hàng vay tiêu dùng nhưng lại