Xây dựng và phát triển kênh phân phối trong cho vay tiêu dùng tín chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng TNHH MTV standard chartered việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 91 - 120)

3.2 Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng Trách nhiệm

3.2.2.6 Xây dựng và phát triển kênh phân phối trong cho vay tiêu dùng tín chấp

chấp

Mở rộng mạng lưới phân phối sẽ giúp SCVNHCM thu hút được nhiều khách hàng hơn. Như vậy, ngân hàng sẽ vừa cung cấp được sản phẩm dịch vụ vừa quảng bá hình ảnh, thương hiệu, góp phần nâng cao thị phần của SCVNHCM.

Nhằm cải thiện tình hình hiện tại, ngồi triển khai mạnh hơn nữa kênh phân phối hiện đại thông qua mạng lưới điện tử, tác giả đề xuất từ đây đến năm 2018, SCVN nên mở rộng thêm điểm giao dịch/chi nhánh phục vụ khách hàng, cụ thể là tại Bình Dương và Đồng Nai.

 Chức năng: phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

 Phân khúc khách hàng cá nhân: khách hàng cá nhân là người Việt Nam có thu nhập cao, người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam.

 Quy mô: 10 – 15 nhân viên cho một điểm giao dịch/ chi nhánh.

 Cách thức triển khai: nghiên cứu và lựa chọn địa điểm đặt điểm giao dịch/ chi nhánh, lưu ý các tiêu chí: quy mơ, tốc độ phát triển của thị trường tại địa bàn, tổng lượng khách hàng, triển vọng, thu nhập khách hàng mục tiêu, số lượng, điểm mạnh và

điểm yếu đối thủ cạnh tranh,… Ngoài ra, SCVNHCM cần chú ý đến việc luân chuyển nhân viên chủ chốt về các điểm giao dịch này, tuyển nhân sự mới để đào tạo và làm quen với mô trường làm việc, như vậy việc luân chuyển nhân sự sẽ vẫn đảm bảo tính ổn định cho hoạt động của ngân hàng.

Hiện nay, SCVNHCM chú trọng đến kênh phân phối hiện đại thông qua kênh bán lẻ điện tử ngân hàng. SCVN là ngân hàng hàng đầu trong dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam, là ngân hàng bán lẻ trực tuyến tốt nhất Việt Nam trong những năm vừa qua. Hiện nay, hệ thống đăng ký vay tiêu dùng tín chấp qua mạng internet nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng. Sử dụng hệ thống này, khách hàng chỉ việc vào trang website của SCVN và điền đầy đủ thơng tin cần vay vốn, sau đó hệ thống sẽ cập nhật ngay thông tin đến bộ phận tiếp nhận và chuyển cho bộ phận tư vấn khách hàng. Khách hàng vay qua kênh này được ưu đãi giảm 1% lãi suất.

Tuy nhiên, hiện tại các ngân hàng khác như ACB, HSBC,… vẫn có triển khai hình thức vay tín chấp qua mạng này tuy nhiên, hệ thống chưa có chức năng sàn lọc hồ sơ đủ chuẩn và chưa đủ chuẩn, do đó số lượng hồ sơ đăng ký rác cịn nhiều. SCVNHCM muốn cạnh tranh trong hệ thống kênh phân phối này thì phải thiết kế hệ thống đăng ký vay qua mạng này hiệu quả hơn, khách hàng biết được mình có đủ điều kiện vay vốn hay không, vừa giảm được áp lực thời gian, nguồn nhân lực của ngân hàng.

Ngoài ra, SCVN nên thiết kế thêm chương trình đăng ký thẻ tín dụng song song hoặc kết hợp chung với đăng ký vay tiêu dùng tín chấp qua mạng. Các tiện ích dịch vụ trên mạng như gửi sao kê tín dụng, lịch trả nợ qua email khách hàng, tin nhắn, thanh toán điện tử, … được tích hợp đa dạng, phong phú, tiện lợi sẽ thu hút khách hàng sử dụng nhiều hơn. Bên cạnh đó, hệ thống máy tính hiện đại, tốc độ cao sẽ giúp nhân viên ngân hàng xử lý tốt, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM trình bày trong chương 2 với những kết quả đạt được, những tồn tại và tìm ra ngun nhân của những tồn tại đó, chương 3 đi vào kiến nghị và đưa ra các giải pháp cụ thể góp phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp tại SCVNHCM trong thời gian sắp tới. Đây là các kiến nghị và biện pháp thực tế, dựa trên cơ sở chương 1, chương 2 và kinh nghiệm thực tế của tác giả khi làm việc tại SCVNHCM. Đồng thời, các giải pháp mở rộng này được thiết kế trên cơ sở xem xét các rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay này, để hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp của SCVNHCM ngày càng phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp là một hướng đi đúng đắn và có lợi cho cả ngân hàng, người dân và nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là SCVNHCM phải biết khai thác lợi thế riêng về khách hàng, sản phẩm dịch vụ hiện có, giá cả, cơng nghệ, khả năng linh hoạt để có những biện pháp thích ứng kịp thời, tạo sự khác biệt, nổi bật riêng.

Thông qua nghiên cứu đề tài “Mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại Ngân hàng

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, giải quyết được thực

tiễn của SCVNHCM thơng qua một số giải pháp cụ thể.

Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, những giải pháp đề xuất cịn mang tính chủ quan của tác giả, không tránh khỏi khiếm khuyết trong luận văn.

Một số hạn chế của luận văn:

- Chưa đi sâu vào quy trình cho vay vì quy trình ngân hàng cần bảo mật.

- Chưa nghiên cứu rộng hết tất cả các vấn đề phát sinh trong cho vay ở các tỉnh lân cận TP.HCM mà SCVNHCM đang triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp. - Các giải pháp đưa ra mang tính chủ quan, cịn thiếu cụ thể hóa, chưa tính đến các yếu tố chi phí,….

Luận văn được đúc kết trên cơ sở kiến thức thu thập trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế, với sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Trần Huy Hồng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện không thể tránh những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Q thầy, cơ và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình của Thầy hướng dẫn khoa học, sự quan tâm Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tơi hồn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công văn 34/CV-NHNN1 ngày 07/01/2000 của NHNN, Cho vay khơng có bảo

đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương.

2. Trần Trung Tường, 2014. Quản trị tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ

phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Ngân

hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Thơng tư số 49/2004/TT-BTC ngày 03/06/2004 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà nước.

4. Minh Hồi (2009), Một số giải pháp kích cầu hiện nay.

5. <http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/vemotsogiaiphapkich-nd-13670.html> Ngày truy cập: 25 tháng 10 năm 2014.

6. Nguyễn Văn Lê, 2014. Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế bất ổn. Luận án Tiến sĩ. Học Viện Ngân

hàng, Hà Nội.

7. Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam năm 2011, 2012, 2013, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động tín

dụng.

8. Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Standard Chartered Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, 2012, 2013, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo nội bộ hoạt động tín dụng tín chấp.

9. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ, Bảo đảm tiền vay của TCTD.

10. Nghị quyết số 11/NQCP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Chính sách thắt chặt

tiền tệ.

11. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh, 2005. Tín dụng ngân hàng. TP.HCM: NXB Thống kê.

12. Nguyễn Đăng Dờn, Lê Thị Hồng Phúc, Nguyễn Kim Trọng, Nguyễn Văn Thây, Giáo trình lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2008. TP.HCM: NXB Thống kê.

13. Nguyễn Minh Kiều,2006. Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: NXB Tài chính.

14. Phạm Thị Minh Xuân, 2014. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ. Trường

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN, Quy định phân

loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD.

16. Quyết định số 18/2007QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN,Về việc sửa

đổi, bổ sung một số điều của quy định 493/2005/QĐ-NHNN.

17. Quyết định số 266/2000/QĐ-NHNN1 ngày 18/08/2000 của NHNN,về việc cho

vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với NHTM cổ phần, cơng ty tài chính cổ phần và ngân hàng liên doanh.

18. Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 ngày 04/04/2000 của NHNN, hướng dẫn thực hiện nghị định số 178/1999/NĐ-CP.

19. Trầm Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Minh Ngọc, Trần Huy Hoàng, Lại Tiến Dĩnh, Nguyễn Thanh Phong, Hoàng Hải Yến, Dương Tấn Khoa, Cao Ngọc Thủy, 2013. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh tế Thành

phố Hồ Chí Minh.

20. Trần Huy Hồng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Trường

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Võ Nhất Anh, 2014. Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ

phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Sở giao dịch 1. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Học viện chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh.

23. Trang web:standardchartered.com.vn , vneconomy.vn

24. Trang web: Chương trình Tài nguyên giáo dục Mở Việt Nam <http://voer.edu.vn/content/gioi-thieu/>

25. Trang web Báo điện tử Chính phủ Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Mot-so-van-de-xu-huong-cho-vay-tin- chap-tai-Viet-Nam/206180.vgp

26. Luis I. Jácome, Marcela Matamoros-Indorf, Mrinalini Sharma, and Simon Townsend. 2012. Central Bank Credit to the Government: What Can We Learn from International Practices?. IMF Working Paper, Washington, DC.

27. Research Report for NCR. 2012. Research on the increase of unsecured personal loans in South Africa’s credit market. Compliance & Risk Resources (Pty)

Ltd, pp 48 – 86.

28. Satyajit Chatterjee, Dean Corbae, Makoto Nakajima, José-Víctor Ríos-Rull. 2006. A Quantitative Theory of Unsecured Consumer Credit with Risk of Default.

29. Satyajit Chatterjee, Dean Corbae, José-Víctor Ríos-Rull. 2011. A Theory of Credit Scoring and Competitive Pricing of Default Risk.

30. Trang web chính thức của Bộ Luật hành chính New Mexico:

http://164.64.110.239/nmac/_titles.htm

http://164.64.110.239/nmac/parts/title12/12.020.0034.htm

31. Trang web:

http://www.ehow.com/about_4740135_definition-unsecured-loans.html

32. Trang web Project Gutenberg Self-Publishing Press:

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN STANDARD CHARTERED VIỆT NAM

(Nguồn : Phòng Nhân Sự, SCVNHCM, 2013)

Hội đồng thành viên

Ban kiểm soát Trưởng

ban kiểm soát

Kiểm soát tuân thủ

luật ngân hàng Kế toán, kiểm toán

Tổng Giám đốc Khối ngân hàng bán buôn Khối ngân hàng bán lẻ Quầy giao dịch Phòng an ninh Phòng Mạng Lan Phịng vận hành hệ thống cơng nghệ thơng tin Phòng Nhân sự Tổng đài Phịng thư tín dụng Phòng rủi ro hoạt động Phịng kinh doanh cơng ty tồn cầu Phịng kinh doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ Phịng phân tích thẩm định Phòng kinh doanh khách hàng cá

Phòng nghiệp vụ giao dịch Phịng tín dụng Phòng pháp chế Phòng phát triển sản phẩm bán lẻ Phòng dịch vụ khách hàng Phòng kinh doanh khách hàng ưu tiên Phòng quản lý tiền tệ Phòng pháp chế Phịng tài chính Phòng nghiệp vụ Phòng dịch vụ khách hàng

PHỤ LỤC 2

ĐẶ ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN STANDARD CHARTERED VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đặc điểm chính

 Khơng tài sản đảm bảo và bảo lãnh công ty

 Số tiền vay tối thiểu 18 triệu đồng, tối đa 400 triệu đồng

 Thời hạn vay từ 12 đến 60 tháng. Đối với người nước ngoài cư trú: thời hạn vay sẽ không được vượt quá thời gian cư trú còn lại trong khoảng thời gian được phép cư trú.

 Lãi suất cạnh tranh, phương pháp tính lãi theo dư nợ giảm dần

 Phương thức trả nợ: trả góp (vốn + lãi) đều theo tháng bằng nhau. Hàng tháng SCVN tự động trừ tài khoản tiền gởi thanh toán của người vay tại SCVN để thu nợ hoặc KH có thể nộp tiền mặt để thanh tốn.

Lợi ích

 Khách hàng có thể sử dụng khoản vay cho tất cả các mục đích tiêu dùng cá nhân  Lãi suất cạnh tranh

 Đăng ký vay trực tuyến

 Dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng chu đáo

 Dịch vụ khách hàng tận nơi - nhận Đơn vay và mang Hợp Đồng Vay đến để khách hàng ký

 Dịch vụ thông báo kết quả khoản vay trong vịng 24 giờ  Miễn phí đăng ký Dịch vụ ngân hàng trực tuyến

 Miễn phí nhận thơng báo giao dịch qua tin nhắn  Miễn phí phát hành thẻ ghi nợ

Điều kiện

 Quốc tịch Việt Nam, người có quốc tịch nước ngoài cư trú ở Việt Nam từ 1 năm trở lên và có giấy tờ chứng nhận cư trú dài hạn ở Việt Nam

 Tuổi từ 22 đến tối đa 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam  Thu nhập (sau thuế) tối thiểu hàng tháng: 6 triệu đồng

o Cơng ty thuộc nhóm CATA: lương chuyển khoản tối thiểu 6 triệu (nếu đồng ý chuyển khoản qua SCVN), lương chuyển khoản tối thiểu 8 triệu đồng (nếu không chuyển khoản qua SC)

o Cơng ty thuộc nhóm CATB và CATC: lương chuyển khoản tối thiểu 8 triệu (nếu đồng ý chuyển khoản qua SCVN) và tổng thu nhập 12 triệu nhưng chuyển khoản chấp nhận 8 triệu (nếu không chuyển khoản qua SCVN)

o Cơng ty thuộc nhóm CATD: lương chuyển khoản tối thiểu 12 triệu  Khách hàng hưởng lương bởi cơng ty có chuyển lương tại SCVN hoặc ngân hàng khác

 Thời gian làm việc tối thiểu

o Kinh nghiệm làm việc từ một năm trở lên (đối với nhân viên kinh doanh), hoặc

o Đã hoàn tất thời gian thử việc, tối thiểu 3 tháng trong công việc hiện tại

o Nếu công việc hiện tại chưa đủ 3 tháng thì thời gian gián đoạn giữa công ty cũ và công ty mới không quá ba tháng.

 Khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các khu vực:

o Thành phố Hồ Chí Minh

o Bà Rịa Vũng Tàu

o Đồng Nai

o Long An

o Tiền Giang

o Những cơng ty chưa có trong danh sách cơng ty được phê duyệt, nếu đủ điều kiện (Vốn điều lệ trên 5 tỷ, thành lập trên 02 năm)có thể được xét duyệt vào danh sách nếu nằm ở khu vực: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.

 Lịch sử quan hệ tín dụng:

o CIC nhóm 1 hiện tại, có ghi nhận nợ nhóm 2 trong vịng 3 tháng gần nhất: tình trạng chấp nhận tối đa 1 lần nợ 15 ngày và 1 lần nợ dưới 3 ngày; và yêu cầu cung cấp sao kê thẻ tín dụng tình trạng nợ hoặc thư xác nhận tình trạng nợ.

o CIC nhóm 1 hiện tại, từng có ghi nợ nhóm 3: Nhưng nợ xấu chỉ liên quan đến thẻ tín dụng và khơng vượt q 5 triệu và hiện tại khơng có dư nợ quá hạn. Yêu cầu cung cấp thư xác nhận về nợ quá hạn chứng tỏ đã tất tốn số tiền phát sinh nợ liên quan đến phí.

Hồ sơ

 Mẫu đơnđề nghị vay tiêu dùng cá nhân

 Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu (nếu bên vay là người nước ngoài cư trú, tài liệu thời gian cư trú phải được nộp bổ sung)

 Danh mục kiểm tra CDD và đơn vay phải được xác nhận từ Nhân viên bán hàng/ Quản lý bán hàng rằng đã nhìn thấy Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu gốc  Xác minh địa chỉ:

- Nếu địa chỉ thường trú cũng là địa chỉ hiện tại: bản sao sổ hộ khẩu (mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng TNHH MTV standard chartered việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 91 - 120)