Theo phần phân tích thực trạng thì Eximbank vẫn cịn một số hạn chế: Chưa chú trọng chức năng quản trị rủi ro, hệ thống cơng nghệ thơng tin cịn chưa tương thích với các ngân hàng thương mại trong nước và lạc hậu so với ngân hàng nước ngoài. Qua thời gian gần 10 năm triển khai thì phần mềm công nghệ đã trở nên lạc hậu khi các ngân hàng trong nước và nước ngoài đã chuyển sang phần mềm T24 hiện đại hơn nhiều so với phần mền Korebank, hệ thống cơng nghệ thơng tin cịn chưa thực sự đồng bộ, hệ thống thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử chưa liên kết với hệ thống thanh tốn của tồn bộ ngân hàng nên sử dụng dịch vụ thẻ và dịch vụ chuyển tiền cịn chậm. Vì vậy, để có thể phát triển hồn thành các mục tiêu của thì Eximbank cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, phải ứng dụng công nghệ tiên tiến công với việc học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng tiên tiến ở nước ngoài, đổi mới và hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng sẽ giúp Eximbank cập nhật thông tin, xử lý công việc hằng ngày nhanh, chính xác, thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng. Từ đó thu hút khách hàng mở tài khoản, giao dịch ở ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt là lĩnh vực thanh tốn, cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Ngân hàng làm tốt, sẽ thu hút các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng, mở rộng thanh toán bằng séc cá nhân từ đó tăng qui mơ tiền gửi thanh tốn qua Ngân hàng. Đẩy mạnh cơng tác thanh tốn qua Ngân hàng nhằm thu hút được nguồn vốn ngày càng nhiều với lãi suất thấp để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển của Eximbank.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống viễn thông và bảo mật được nâng cấp để có thể hoạt động thông suốt, liên tục, đảm bảo giao dịch mỗi ngày. Đối tượng cung ứng dịch vụ thanh toán cũng được mở rộng, đầu tư thiết bị ATM thế hệ mới có khả năng thu đổi ngoại tệ, máy đếm tiền nhiều mệnh giá lẫn lộn,… Đồng thời, Eximbank nên kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm“lưu dấu vết” là một trong những biện pháp phải được thực hiện với mọi quá trình giao dịch điện tử, vào mọi thời điểm khách hàng tiến hành giao dịch như: thời điểm mở, thay đổi, hoặc đóng tài khoản, mọi giao dịch làm thay đổi kết quả tài chính, mọi sự chuyển đổi quyền hay hủy bỏ quyền truy cập hệ thống.
Thứ ba, đầu tư vào hệ thống bảo mật nhằm đảm bảo an toàn đối với số liệu ngân hàng cũng như nâng cao hiệu quả hệ thống tường lửa, thường xuyên quét virus hệ thống, ngăn
chặn những trang web lạ, nghiêm cấm cài đặt các chương trình lạ trên máy tính cá nhân, xây dựng các giải pháp kịp thời khi hệ thống bị truy cập bất hợp pháp. Vì vậy, Eximbank nên tiến hành triển khai áp dụng PKI (cơ sở hạ tầng khóa cơng cộng), PKI chính là bộ khung của các chính sách, dịch vụ và phần mềm mã hóa, đáp ứng nhu cầu bảo mật của người sử dụng khi gửi đi những thông tin quan trọng. PKI bản chất là một hệ thống công nghệ vừa mang tính tiêu chuẩn, vừa mang tính ứng dụng được sử dụng để khởi tạo, lưu trữ và quản lý các chứng thực điện tử (digital certificate) cũng như các mã khố cơng cộng và cá nhân. Mã hoá là một cơng cụ hữu hiệu đảm bảo an tồn cho các giao dịch điện tử. Nó cho phép người sử dụng bảo vệ được thơng tin của mình một cách an tồn, đảm bảo nguồn gốc thơng tin và tính tồn vẹn của thơng tin.
Cuối cùng, cần phải xác định rõ việc nâng cấp, đổi mới hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ là việc làm lâu dài và cần một lượng vốn đầu tư lớn cũng như một lực lượng lao động có trình độ cơng nghệ thơng tin cao, am hiểu hệ thống core banking cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, Eximbank cần tính tốn một lộ trình cụ thể trong việc đầu tư ứng dụng cơng nghệ thông tin, tránh việc đầu tư cục bộ, riêng rẽ gây lãng phí và kém hiệu quả. Trong việc đổi mới và hiện đại hóa cơng nghệ, ngân hàng các định được cấu phần nào trong hệ thống mới có thể để cho nhân viên tự viết, cấu phần nào cần phải mua ngoài, mua từ nguồn trong nước hay nước ngồi để có thể tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn đạt hiệu quả mong muốn.