3.1.1 Căn cứ để xây dựng giải pháp
Căn cứ vào sứ mệnh của Công ty Trung Việt
Công ty Trung Việt cũng như tất cả các công ty vận tải khác khi tham gia vào thị trường vận tải tại Việt Nam, là để mở rộng thị trường và tìm kiếm lợi nhuận. Với sứ mệnh là: “Công ty Trung Việt trở thành nhà cung cấp dịch vụ vận tải hàng đầu tại
khu vực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nhân viên công ty và các nhà đầu tư”.
Như vậy, Công ty Trung Việt rất xem trọng thị trường khu vực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và đây là một mắt xích quan trọng trong hệ thống hoạt động và phát triển của mình. Đặc biệt là vị trí nền kinh tế của khu vực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay
đang nằm trong những tỉnh dẫn đầu của Việt Nam. Do đó chắc chắn một điều, Công
ty Trung Việt sẽ rất quan tâm và tập trung vào việc phát triển hoạt động dịch vụ vận tải mà đặc biệt đầu tiên hết đó là hoạt động Marketing tại khu vực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian sắp tới.
Căn cứ vào sản lượng nguyên vật liệu và hàng hoá thành phẩm cần vận chuyển của các nhà máy trong khu vực
- Đối với các nguyên vật liệu: qua thống kê cho thấy, các nhà máy thường nhập
các nguyên vật liệu phục vụ việc sản xuất rất đa dạng bao gồm: sắt thép phế liệu, sắt phôi thành phẩm, tôn cuộn chưa thành phẩm, cấu kiện sơ cấp….mà thông thường đa phần được nhập khẩu từ các nước khác thông qua hai các cảng chính thuộc hai đầu vị trí là Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh. Theo kế hoạch của các nhà máy và đánh giá của các nhà chun mơn, thì những loại măt hàng này sẽ vẫn được duy trì nhập
khẩu để phục vụ sản xuất trong thời gian tới.
- Đối với các hàng đã thành phẩm: tuy trong giai đoạn khủng hoảng và suy
thoái kinh tế trầm trọng, sản lượng thành phẩm của một số nhà máy có giảm thậm chí ngừng sản xuất, tuy nhiên phần sút giảm này được bù đắp bằng việc tăng sản lượng
đáng kể từ các nhà máy khác. Tiêu biểu trong trường hợp này là sự đóng cửa của Nhà
máy Thép Tấm lá Phú Mỹ, việc ngừng hoạt động của Nhà máy thép POMINA 2, tuy nhiên việc tăng trưởng mạnh mẽ sản lượng của Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ và hoạt động của Nhà máy Luyện phôi thép POMINA 3 bù đắp lại các sản lượng bị cắt giảm.
- Đối với các nhu cầu vận chuyển thiết bị, máy móc cho các khu cơng nghiệp, các nhà máy mới: trong giai đoạn suy thoái kinh tế gây nên nhiều khó khăn thử thách
cho các một số doanh nghiệp, mặt khác nó mở ra cơ hội mở rộng quy mô sản xuất
hoặc đầu tư nhà máy mới như: Khu Công Nghiệp Phú Mỹ 3, Công ty Thép Vina
Kyoei, Công ty Thép FUCO, Cơng ty Thép CSVC…chính hiện tượng này làm cho nhu cầu vận chuyển các hàng thiết bị, máy móc cho các cơng ty này tăng đột biến tuy nhiên cũng ổn định trong một thời gian khá dài từ 2 đến 3 năm cho đến khi hoàn thành việc xây dựng.
- Đối với nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển tăng: do lượng hàng
hoá container về các cảng thuộc khu vực Phú Mỹ cịn khá ít nên để tự cứu lấy mình, các cảng này đã chuyển đổi công năng làm thêm các hàng rời hàng xá, chính vì vậy làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hố bằng tàu biển tăng tại khu vực. Thơng qua đó nhu cầu bốc dỡ, vận chuyển từ các cảng đến nhà máy tăng rất nhanh: điển hình là nhà máy luyện phôi thép POMINA 3 và nhà máy thép FUCO… sản lượng nguyên vật liệu của hai nhà máy này rất lớn khoảng 150.000 tấn/tháng
Căn cứ vào tình hình vận tải tại Việt Nam
Trong năm 2008 - 2009, do khủng hoảng kinh tế thế giới nên tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam có xu hướng chậm lại. Tuy nhiên đến năm 2010 nền kinh tế đã
có dấu hiệu hồi phục. Tốc độ phát triển GDP ghi nhận được trong các năm 2007,
2008, 2009 và 2010 lần lượt là: 8,46%, 6,18%, 5,32% và 6,78%. Theo hiệp hội cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng hóa tăng lần lượt trong bốn năm qua là: 30%,
16%, 7% và 18%. (Cũng theo hiệp hội cảng biển Việt Nam, nếu khơng tính khối lượng cát xuất khẩu đột biến của năm 2008 và 2009, biến động về hàng hóa thơng qua cảng tương ứng với tốc độ phát triển GDP theo đó tăng giảm 1% GDP tương ứng với tăng giảm khoảng 8% khối lượng hàng container).
Theo chiến lược kinh tế - xã hội năm 2011- 2020 do Chính phủ đề ra thì:
“Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7-
8%/năm”. Theo như tốc độ phát triển này cùng với cách tính của hiệp hội cảng biển Việt Nam, thì tác giả có bảng dự báo phát triển hàng container tại Việt Nam như bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1: Dự báo mức tăng trưởng vận chuyển hàng hoá từ năm 2013 đến năm 2020 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Mức tăng trưởng GDP 6.0% 6.0% 8.0% 8.0% 8.0% 8.0% 8.0% Mức tăng trưởng hàng hoá 10% 15% 15% 20% 20% 20% 20%
Nguôn : dự báo của tác giả
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, tại các cảng biển ở TPHCM, Bà Rịa Vũng
Tàu đã xuất hiện ngày càng nhiều hàng quá cảnh, để vận chuyển tiếp bằng đường bộ hoặc đường sông đi Campuchia và Lào. Điều này dự báo rằng sẽ có một lượng hàng container đáng kể nữa đang và sẽ phát triển tại Việt Nam.
3.1.2 Mục tiêu để xây dựng giải pháp
Tính từ thời điểm Cơng ty Trung Việt bắt đầu thành lập tại Việt Nam từ năm
2001 đến năm 2008, thì tốc độ tăng trưởng bình qn của cơng ty Trung Việt là
khoảng 15% đến 20%/ năm. Trong năm 2009 có sự giảm sụt khá lớn, đây là do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng đến năm 2010, thì sự tăng
trưởng đã có dấu hiệu hồi phục và theo kết quả kinh doanh trong 2 quý vừa qua của năm 2013 thì tình hình kinh doanh đã có sự tăng trưởng trở lại.
Châu Á - Thái Bình Dương (là khu vực có nền kinh tế phát triển và năng động nhất
thế giới và cũng được xem là khu vực ít chịu tác động nhất thế giới đối với dịch vụ
vận tải), công ty Trung Việt đã đưa ra mục tiêu phát triển chung cho ngành dịch vụ vận tải là phải đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 12% trong giai đoạn 2013 – 2020. Dựa theo mục tiêu phát triển trên và căn cứ vào tình hình thị trường dịch vụ vận tải tại khu vực, Ban Giám đốc công ty Trung Việt đã đưa ra mục tiêu cụ thể phát triển tại thị trường đến năm 2020 theo bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2: Dự báo mức tăng trưởng vận chuyển hàng hố của Cơng ty Trung Việt từ năm 2013 đến năm 2020
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Mức tăng trưởng GDP 7.0% 7.0% 8.0% 8.0% 8.0% 8.0% 8.0%
Mức tăng trưởng vận chuyển hàng hố Cơng ty Trung Việt
12% 12% 12% 12% 12% 12% 12%
Nguồn: Phịng Kinh doanh, Cơng ty Trung Việt