Lý luận về giá trị của Proudhon và Sismondi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chỉ số giá gốc văn phòng cho thuê tại trung tâm thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 LÝ THUYẾT VỀ GIÁ VÀ GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN

2.2.3 Lý luận về giá trị của Proudhon và Sismondi

2.2.3.1 Lý luận về giá trị của Proudhon (1809 – 1865)

Ông coi giá trị là một phạm trù trừu tượng, vĩnh viễn bao gồm hai mặt đối lập nhau: Giá trị sử dụng là hiện thân của sự dồi dào của cải, cịn giá trị trao đổi thì thể hiện khuynh hướng khan hiếm của nó.

Ơng coi sự mâu thuẫn nội tại của hàng hóa là mâu thuẫn giữa sự dồi dào và khan hiếm của cải. Theo ông, để giải quyết mâu thuẫn này cần phải tạo ra một “giá trị pháp lý” (còn gọi là giá trị cấu thành). Giá trị pháp lý được hiểu là: Quá trình trao đổi trên thị trường là một quá trình lựa chọn sản phẩm độc đáo. Có một số hàng hóa chiếm lĩnh được thị trường, được thực hiện và lại được sản xuất ra và do đó trở thành giá trị. Trong khi đó có một số hàng hóa khác lại khơng có may mắn như vậy, khơng được xã hội thừa nhận, do vậy cần phải xác lập trước giá trị để được xã hội chấp nhận. Ông lấy vàng, bạc làm tiền tệ và coi đó là những giá trị pháp lý bởi vì vàng, bạc bao giờ cũng có thể thực hiện được.

Lý luận giá trị pháp lý là cơ sở cho ý đồ cải cách của Proudhon nhằm giữ lại sản xuất hàng hố mà thủ tiêu được mâu thuẫn của nó. Ví dụ: mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội, giữa hàng hố và tiền tệ. Đi xa hơn ơng tin tưởng có thể phát triển một nền sản xuất hàng hố mà khơng có tiền tệ.

2.2.3.2 Lý luận về giá trị của Sismondi (1773-1842).

Sismondi đứng vững trên lập trường lý luận giá trị - lao động để giải thích các hiện tượng và q trình kinh tế. Ơng đã khẳng định lao động là nguồn gốc của giá trị - thể hiện quan điểm bênh vực người nghèo khổ, những người sản xuất nhỏ.

Ông đưa ra danh từ "Thời gian lao động xã hội cần thiết" và cho rằng: Khi xác định lượng giá trị của hàng hóa khơng được dựa vào sản xuất cá biệt mà phải dựa vào sản xuất xã hội.

Ông vạch rõ mâu thuẫn giữa giá trị và giá cả, ông cho rằng: giá trị và giá cả nhất trí với nhau chỉ trong nền sản xuất nhỏ, từ đó ơng đi đến thủ tiêu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa - nền sản xuất lớn. Ông coi giá trị tương đối của hàng hóa là phụ thuộc vào cạnh tranh, vào lượng cầu, vào tỷ lệ giữa thu nhập và lượng cung về hàng hóa. Giá trị tuyệt đối hay chân chính của hàng hóa được ơng giải thích theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa và đi tìm giá trị đó trong một đơn vị kinh tế độc lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chỉ số giá gốc văn phòng cho thuê tại trung tâm thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)