.Các yếu tố tác động đến chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỳ vọng và cảm nhận về chất lượng dịch vụ mẫu giáo của phụ huynh tại TP HCM (Trang 25 - 31)

2.4.2. Các yếu tố tác động đến chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo

- Theo nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin, (2008) “ Nghiên

cứu thị trường mẫu giáo qua sự lựa chọn của cha mẹ: trường hợp thành phố Yunlin”. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định những nhân tố chính

ảnh hƣởng đến phụ huynh khi họ lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con trẻ. Dựa trên tình hình thực tế là tỷ lệ sinh nở đang giảm trong khi số lƣợng trƣờng mẫu giáo đang tăng, dẫn đến tình hình cạnh tranh cao trong dịch vụ mẫu giáo. Nghiên cứu này khảo sát trên 338 mẫu tại thành phố Yunlin (Đài Loan). Bài nghiên cứu cho thấy có 27 yếu tố quan trọng đƣợc chia thành 5 nhóm tác động đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh tại Yunlin gồm: Môi trƣờng học và cơ sở vật chất, chƣơng trình đào tạo, đội ngũ giáo

18

viên, nền tảng dịch vụ nhà trƣờng, chi phí và sự thuận tiện. Qua phân tích cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong trình độ của phụ huynh về sự lựa chọn trƣờng, các bậc cha mẹ có trình độ học vấn cao chú ý nhiều hơn trong chƣơng trình giảng dạy so với các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp hơn. Nhân tố đội ngũ giáo viên có tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh. Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp những thông tin cần thiết cho những nhà hoạch định chính sách và quản lý dịch vụ mẫu giáo trong vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên mẫu giáo, tuyển dụng và duy trì những giáo viên có trình độ đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các cơ sở giáo dục mẫu giáo.

Từ nghiên cứu, ta có thể kết luận có 5 nhân tố tác động đến chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo: (1) cơ sở vật chất, (2) chương trình đào tạo, (3) đội ngũ giáo viên và nhân viên, (4) chi phí, (5) sự thuận tiện.

- Trong lĩnh vực dịch vụ mầm non theo nghiên cứu của Barnett & Frede, 2010; “Lời hứa của giáo dục mầm non, tại sao chúng ta cần giáo dục sớm”.

Giáo dục sớm là một bƣớc đột phá của khoa học giáo dục. Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục sớm trên thế giới đều cho rằng: Một thời thơ ấu an toàn và hạnh phúc khơng chỉ là quyền của trẻ em, mà nó cịn cung cấp các cơ hội cho trẻ để khai mở và phát triển hết các khả năng và tài năng của trẻ khi chúng lớn lên. Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng giai đoạn từ 0-6 tuổi, giai đoạn não bộ phát triển nhanh nhất, đó là sự phát triển quan trọng nhất của một con ngƣời, là nền tảng cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng nhƣ văn hoá và nhận thức trong tƣơng lai của cả cuộc đời. Bài nghiên cứu cho thấy vai trò to lớn của giáo dục mầm non và chỉ ra các thành

phần quan trọng khác nhau để xác định chất lƣợng trƣờng mầm non hoặc các tổ chức chăm sóc trẻ em bao gồm 5 thành phần: (1) an toàn về thể chất, (2) đội ngũ giáo viên, (3) tƣơng tác giữa giáo viên và trẻ, (4) môi trƣờng giáo dục, (5) yếu tố cấu trúc (nhƣ quy mô lớp học).

19

Từ đó, ta có thể rút ra nhân tố tác động đến ý tác động đến chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo: (1) an toàn và sức khỏe, (2) đội ngũ giáo viên và nhân viên.

- Nghiên cứu của Yoko Yamamoto (2012) “Điều gì làm nên một trường mầm

non chất lượng cao? Sự giống nhau và khác nhau giữa quan điểm của phụ huynh nhập cư từ Trung Quốc và phụ huynh người Mỹ gốc Âu”. Nhiều bằng

chứng chứng minh rằng có sự có mặt tại trƣờng mầm non chất lƣợng cao liên quan chặt chẽ với những kết quả tích cực của trẻ em nhƣ năng lực xã hội, khả năng tiếp thu các kiến thức toán học, sự phát triển về thể chất, tinh thần, thẩm mĩ. Hiện nay, với nhu cầu gửi trẻ em đi mẫu giáo trƣớc khi vào lớp một ngày càng gia tăng và những tác dụng tích cực từ dịch vụ mầm non chất lƣợng cao mang lại, các học giả đã cố gắng xác định các nhân tố hình thành nên dịch vụ mầm non chất lƣợng cao. Nghiên cứu thực hiện trên 225 phụ huynh, đã chỉ ra các nhân tố tác động đến dịch vụ của trƣờng mầm non hoặc các tổ chức chăm sóc trẻ em chất lƣợng cao bao gồm: (1) chất lƣợng giáo viên, (2) chƣơng trình giảng dạy, (3) thực hành trƣờng học, (4) mơi trƣờng/khơng khí lớp học, (5) an tồn/sức khỏe, (6) giao tiếp, (7) quy mô lớp học, (8) thiết bị giảng dạy, (9) đặc điểm riêng của trẻ, (10) tính đáp ứng nhu cầu riêng biệt của phụ huynh. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến dịch vụ mầm non chất lƣợng cao dựa trên quan điểm của các bậc cha me ngƣời Âu Mỹ và cha mẹ nhập cƣ từ Trung Quốc.

Từ nghiên cứu ta có thể rút ra nhân tố tác động đến chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo: (1) an toàn và sức khỏe, (2) đội ngũ giáo viên và nhân viên, (3) chương trình đào tạo.

- Theo nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) về “Sự lựa chọn trường mẫu

giáo của cha mẹ: phương pháp tiếp cận giao dịch”. Nghiên cứu thực nghiệm

quá trình ra quyết định của phụ huynh khi lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho trẻ trong việc xem xét mối quan hệ của nó với những kinh nghiệm giáo dục mẫu giáo với kết quả của q trình giáo dục đó. Nghiên cứu đã liên tục chứng

20

minh rằng loại và chất lƣợng của chƣơng trình giáo dục mầm non có ý nghĩa cho sự thành công trong học tập của trẻ ở tƣơng lai. Các bậc cha mẹ thƣờng gặp khó khăn trong việc đánh giá chất lƣợng và bao gồm một loạt các cân nhắc bao gồm các tính năng thực tiễn và giáo dục chăm sóc. Các nghiên cứu hiện nay sử dụng một khn khổ sinh thái giao dịch để xem xét sự cân nhắc của phụ huynh. Một loạt các phỏng vấn đƣợc tiến hành với phụ huynh dựa trên phƣơng pháp khảo sát đƣợc thiết kế. Điều tra đƣợc thực hiện với 203 cha mẹ từ nền kinh tế xã hội và dân tộc khác nhau, có một con trong độ tuổi mầm non và thuộc diện nhà nƣớc tài trợ dịch vụ mầm non. Một loạt các hồi quy phân cấp cho thấy một sự kết hợp của văn hóa, gia đình và trẻ em yếu tố rất quan trọng khi đánh giá cân nhắc của cha mẹ cho dịch vụ mẫu giáo. Đặc biệt tình trạng kinh tế xã hội, niềm tin của cha mẹ về nuôi con và sự tham gia và kỹ năng ủng hộ xã hội của trẻ em và cấu trúc gia đình có ảnh hƣởng khác nhau đến nhận thức của phụ huynh tại Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra 5 nhân tố tác động đến sự lựa chọn trƣờng mầm non: (1) sự thuận tiện, (2) chƣơng trình đào tạo, (3) đội ngũ giáo viên, (4) an toàn và sức khỏe, (5) đặc điểm của trẻ. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng cho hoạch định chính sách và quản lý cơ sở giáo dục mầm non.

Từ nghiên cứu, ta có thể kết luận có 4 nhân tố tác động đến chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo: (1) chương trình đào tạo, (2) đội ngũ giáo viên, (3) an toàn và sức khỏe, (4) sự thuận tiện.

Từ lý thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu có liên quan đến chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo, ta có bảng tóm tắt các nhân tố Bảng 2.1.

21

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nhân tố tác động đến chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo

STT Nhân tố Nguồn gốc

1

Đội ngũ giáo viên, nhân viên

Bernett & Frede, Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin, Kathryn E.Grogan, Yoko yamamoto.

2 Chƣơng trình đào tạo Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin, Kathryn E.Grogan. 3 An toàn và sức khỏe Bernett & Frede, Yoko Yamamoto, Kathryn E.Grogan 4 Cơ sở vật chất Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin, Yoko Yamamoto 5 Sự thuận tiện Kathryn E.Grogan, Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin, 6 Chi phí Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin.

2.4.3. Các nhân tố và giả thiết nghiên cứu

Đội ngũ giáo viên, nhân viên

Kế thừa từ nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011). Tác giả nhận thấy đây là yếu tố luôn đƣợc đề cập trong tất cả các nghiên cứu về chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo và là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011), nhân tố đội ngũ giáo viên, nhân viên là đầy đủ và bao trùm nhiều biến mà các nghiên cứu khác không chỉ ra. Không chỉ với giáo viên là ngƣời trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ mà mà đội ngũ nhân viên, cán bộ, quản lý trƣờng mẫu giáo cũng hình thành nên chất lƣợng dịch vụ giáo dục mẫu giáo.

Giả thuyết H1 đƣợc đề xuất:

H1: có mối quan hệ cùng chiều giữa đội ngũ giáo viên, nhân viên của các cơ sở mẫu giáo với chất lượng dịch vụ của nó.

Chƣơng trình đào tạo

Theo nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong nền giáo dục của Mỹ và Việt Nam và có sự trùng lặp giữa các yếu tố hình thành nên chƣơng trình đào tạo (chƣơng trình giáo dục, thực hành trƣờng học, giao tiếp, tính đáp ứng nhu cầu riêng biệt của phụ huynh, quy mô lớp học) theo mơ hình nghiên cứu của Yoko Yamamoto (2012). Vì vậy, tác giả kế thừa yếu tố chƣơng trình đào tạo từ nghiên cứu của Tung- Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008) vì yếu tố chƣơng trình đào tạo trong mơ hình này có sự phù hợp cao hơn so với môi truờng giáo dục Việt Nam. Giả thuyết H2 đƣợc đề xuất:

22

H2: có mối quan hệ cùng chiều giữa chương trình đào tạo của các cơ sở mẫu giáo với chất lượng dịch vụ của nó.

Yếu tố an toàn và sức khỏe

Kế thừa từ nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011). Nghiên cứu cho thấy bất kể sự khác biệt về trình độ và thu nhập của phụ huynh thì yếu tố an toàn và sức khỏe ln là yếu tố quan trọng hình thành nên chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo.

Giả thuyết H3 đƣợc đề xuất:

H3: có mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố an toàn/sức khỏe của c ác cơ sở mẫu giáo với chất lượng dịch vụ của nó.

Cơ sở vật chất

Kế thừa từ nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008). Cơ sở vật chất là yếu tố khách hàng dễ nhận thấy nhất khi tiếp cận dịch vụ mẫu giáo. Rõ ràng là cơ sở vật chất tốt thì quá trình cung cấp dịch vụ mẫu giáo sẽ tốt. Giả thuyết H4 đƣợc đề xuất:

H4: có mối quan hệ cùng chiều giữa cơ sở vật chất của các cơ sở mẫu giáo với chất lượng dịch vụ của nó.

Sự thuận tiện

Kế thừa từ nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008). Dựa vào nghiên cứu cho thấy phụ huynh lựa chọn trƣờng mẫu giáo một phần là do yếu tố thuận tiện tác động mạnh mẽ. Những dịch vụ cung cấp càng đáp ứng tính tiện lợi cho phụ huynh thì càng lơi kéo phụ huynh đến với các cơ sở giáo dục này, từ đó giả thuyết H5 đƣợc đề xuất:

H5: có mối quan hệ cùng chiều giữa sự thuận tiện của các cơ sở mẫu giáo với chất lượng dịch vụ của nó.

Nhân tố chi phí

Kế thừa từ nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011). Trong nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008) lại gộp hai yếu tố Chi phí và Sự thuận tiện vào cùng một yếu tố, tuy nhiên tác giả nhìn nhận đây là hai yếu tố riêng biệt và tách riêng hai yếu tố này ra để xem xét trong quá trình nghiên cứu. Giả thuyết H6 đƣợc đề xuất:

23

H6: có mối quan hệ cùng chiều giữa chi phí của các cơ sở mẫu giáo với chất lượng dịch vụ của nó.

Theo O‟Neil và Oalmer (2003) cho rằng chất lƣợng dịch vụ là một cấu trúc phức tạp, không thể áp dụng mơ hình SERVQUAL cho tất cả các ngành dịch vụ đƣợc. Dựa trên cơ sở lý thuyết tiền đề của các nghiên cứu trƣớc đây và đòi hỏi thực tế của dịch vụ này, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ mẫu giáo (đƣợc thể hiện nhƣ Hình 1.2) gồm các nhân tố: (1) đội ngũ giáo viên, nhân viên, (2) chƣơng trình đào tạo, (3) an toàn và sức khỏe, (4) cơ sở vật chất, (5) sự thuận tiện, (6) chi phí.

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỳ vọng và cảm nhận về chất lượng dịch vụ mẫu giáo của phụ huynh tại TP HCM (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)