Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33)

4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

1.3 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM

1.3.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam

− Luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Việt Hùng “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam” nghiên cứu 32 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2001-2005. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy để nâng cao hiệu quả hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay thì phải cải thiện các nhân tố phi hiệu quả ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.

− Bài nghiên cứu của TS. Ngô đặng Thành “Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một số ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA)” nghiên cứu 22 ngân hàng thương mại trong năm 2008, cho thấy hầu hết các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đều đạt hiệu quả cao.

− Bài nghiên cứu của Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh “So sánh hiệu quả hoạt động của hai hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước và Cổ phần Việt Nam” nghiên cứu 22 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2005-2009. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của 2 nhóm trong hệ thống

NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu khơng cao, trong đó NHTMCP đạt hiệu quả thấp hơn.

− Bài nghiên cứu của ThS Nguyễn Minh Sáng “Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam” nghiên cứu hiệu quả 9 ngân hàng thương mại đã niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong 2 năm 2010 và 2011.

− Bài nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh “Hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” sử dụng phương phân tích bao dữ liệu DEA nghiên cứu hiệu quả 21 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2007-2011, bài nghiên cứu cũng sử dụng mơ hình hồi quy phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam.

− Bài nghiên cứu của ThS Trương Quang Thịnh “Hiệu quả kỹ thuật ngân hàng thương mại Việt Nam” nghiên cứu 39 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008-2010, kết luận bài nghiên cứu cho thấy 69% NHTM Việt Nam còn lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực bên cạnh một số ngân hàng luôn đạt hiệu quả cao trong mẫu nghiên cứu cho thấy khả năng sử dụng nguồn lực không đồng đều giữa các NHTM Việt Nam.

1.3.2 Các nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng như: − “Evaluating efficiency of Malaysia Banks using Data Envelopement Analysis”

của Izah Mohd Tahir sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) để đánh giá về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Malaysia giai đoạn 2000-2006. Kết quả cho thấy Hiệu quả kỹ thuật của các NHTM được cải thiện trong thời gian nghiên cứu.

− “Small business Finance and Indonesia Banks Efficiecy: DEA approach” của Monkhamad Anwar sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) để đánh giá về hiệu quả hoạt động của 116 ngân hàng Indonesia giai đoạn 2002-2010, cho thấy nhóm ngân hàng sở hữu nước ngoài đạt hiệu quả nhất, ngoài ra bài

nghiên cứu cũng cho thấy có sự cải thiện trong hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu.

− “Analysis on the efficiency of China’s banking industry and the influencing factors” của Wang Yu nghiên cứu về hiệu quả của các ngân hàng Trung Quốc từ năm 1994-2000.

− “Efficiency of banks in a developing Economy: the case of India” của Milind Sathye phân tích hiệu quả của các ngân hàng tại Ấn Độ trong 2 năm 1997,1998. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTMNN đạt được hiệu quả thấp hơn ngân hàng nước ngồi nhưng cao hơn nhóm NHTMCP.

Như vậy, trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên riêng tại Việt Nam các nghiên cứu một phần bị hạn chế về thời gian nghiên cứu tương đối ngắn, thời điểm nghiên cứu, về mẫu nghiên cứu. Do đó dựa trên tổng hợp, đánh giá, kế thừa các bài nghiên cứu trước, tác giả bổ sung thêm số lượng mẫu nghiên cứu, kéo dài thời gian nghiên cứu đến năm 2012 nhằm làm cho đề tài đầy đủ và hoàn thiện hơn.

KẾT THÚC CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày một số cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động cùng các yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một NHTM. Chương này cũng đưa ra các phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động NHTM bao gồm phương pháp phân tích chỉ tiêu truyền thống (phản ánh khả năng sinh lời, hiệu suất lao động, hiệu suất biên, hiệu quả lao động, rủi ro tài chính) cũng như hai phương pháp đánh giá hiện đại là phương pháp phân tích hiệu quả biên cách tiếp cận tham số và phi tham số, trong đó chú trọng giới thiệu Phương pháp phân tích hiệu quả biên các tiếp cận phi tham số (Data Envelopment Analysis – DEA)- phương pháp chính được sử dụng trong bài nghiên cứu.Đồng thời tác giả cũng giới thiệu các bài nghiên cứu liên quan trong phạm vi Việt Nam và thế giới làm cơ sở tham khảo cho tác giả lựa chọn mô hình phân tích hiệu quả phù hợp tại Chương 2.

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam và tình hình mơi trường kinh doanh ngành ngân hàng

Ngày 06/05/1951 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặc lịch sử trong quá trình phát triển hệ thống tiền tệ - ngân hàng Việt Nam. Qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước đổi mới, phù hợp hơn với đặc điểm hoạt động theo cơ chế thị trường và tình hình hội nhập quốc tế. Trong nội dung của phần này tác giả sẽ giới thiệu một số nét chung nhất về hệ thống NHTM Việt Nam cũng như đặc điểm môi trường kinh tế và pháp lý chủ đạo đang chi phối hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay.

2.1.1 Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam

Khi được thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ban đầu có những nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý kho bạc nhà nước, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hóa, quản lý các hoạt động tín dụng bằng biện pháp hành chính, quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.

Ngày 21/01/1960, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đến năm 1975 các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế cũng như hệ thống tiền tệ -Ngân hàng theo mơ hình ở miền Bắc đã áp dụng thống nhất trong cả nước.

Tháng 5 năm 1990, hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời (Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã, cơng ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp đó là cấp ngân hàng quản lý và cấp ngân hàng kinh doanh.

Năm 1997, Quốc hội khóa X thơng qua Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng.

Năm 2000, thực hiện cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và các NHTMCP.

Năm 2002, tự do hóa lãi suất cho vay VND của các NHTM, đây là bước cuối cùng trong tự do hóa lãi suất hồn tồn ở cả đầu vào và đầu ra trên thị trường tín dụng.

Năm 2003, tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động của các NHTM, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thành lập ngân hàng chính sách xã hội nhằm tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng theo cơ chế thị trường.

Năm 2008, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam chính thức cho phép thành lập 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam bao gồm ANZ Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, HSBC Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam, Shinhan Việt Nam.

Tính tới 30/6/2013, ngành Ngân hàng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng chung của đất nước và phát triển ngày càng lớn với 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 50 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 4 Ngân hàng liên doanh, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, các quỹ tín dụng nhân dân và một số cơng ty tài chính khác. Các nghiệp vụ Ngân hàng đã trở nên sâu rộng, đa dạng, phong phú và tăng lên nhanh chóng.

2.1.2 Tình hình chung của nền kinh tế và chính sách điều hành hệ thống ngân hàng giai đoạn 2006-2012 hàng giai đoạn 2006-2012

Thập niên 1990 và đầu 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế với đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006) và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, từ năm 2006 lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên đến 2009, lượng vốn FDI có dấu hiện chững lại do cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thối kinh tế tồn cầu đã tác động đến đầu tư quốc tế, bên cạnh đó khả năng cải thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, mơi trường pháp lý và tính minh

bạch nhất quán về chính sách kém hấp dẫn hơn so với các nước lân cận cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn FDI.

Biểu đồ 2.1: Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục thống kê

Sự gia tăng nguồn vốn FDI cao làm kinh tế năm 2007 tăng trưởng 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997. Từ đó, Ngân hàng Nhà nước đã thi hành nhiều biện pháp mạnh như khống chế lãi suất tiền gửi dưới mức 12% rồi mới lỏng dần về cuối năm để kiềm chế lạm phát (trong 2 năm 2007 và 2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 10-20%). NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ: phát hành 20.300 tỷ VND trái phiếu kho bạc trong 2008, thay đổi lãi suất huy động tiền gửi để thu hút tiền trong lưu thông.

Như vậy, với dòng vốn vào nhiều cộng với tung tiền ra để giữ tiền đồng không tăng giá đã làm chính sách tiền tệ khơng độc lập khi phải thực hiện các biện pháp bị động để kiềm chế lạm phát.

Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5,32%, năm 2010 là 6,78% và năm 2011 là 5,89%

Tháng 5 năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD), sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Gói kích cầu có ảnh hưởng tốt nhất định (kích thích nhu cầu tăng, dẫn tới tăng GDP), tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy sau này: tạo bong bóng đầu cơ bong bóng chứng khốn và bất động sản, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách nặng dẫn tới nợ nhà nước tăng cao, gây bất ổn định tỷ giá và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Ngày 25/11/2009 VND bị phá giá khoảng 5% và đến tháng 12, Chính phủ phải tun bố dừng gói kích cầu, kinh tế vĩ mô bất ổn định.

Biểu đồ 2.2: Lạm phát và tăng trưởng

Đơn vị %.

Nguồn: Gafinvn [4]

Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã từng ba lần áp dụng biện pháp phá giá đồng tiền VND. Ngày 11/02/2011, VND bị phá giá 9,3%. Mặc cho các cuộc phá giá liên tục, tình trạng thâm hụt mậu dịch vẫn tiếp diễn, dù mức thâm hụt năm 2011 đã giảm xuống thấp nhất kể từ năm 2000.

Tháng 7 năm 2011, lạm phát Việt Nam tăng rất cao. Nghị quyết số 11 được Chính phủ đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, nhằm mục tiêu giảm lạm phát khi mà lạm phát năm 2011 lên tới gần 20%. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, các chính sách kinh tế - tài chính – ngân hàng được điều chỉnh theo hướng kiểm soát được lạm phát, nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tài chính, đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Sang năm 2012, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần từ Nghị quyết 11 đã thắt chặt mức cung tiền, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn, trong đó nổi bật là nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản và chứng khoán suy thoái, đặc biệt là thị trường bất động sản suy thoái nghiêm trọng, trong khi dư nợ lĩnh vực này có thể tới 50 tỷ USD. Một số lượng lớn các doanh nghiệp phá sản. Đa số các doanh nghiệp lâm vào khó khăn. Giai đoạn này, một số Tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn như Vinashin, Vinalines (trước đó chỉ là các Tổng công ty) nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau, nhưng do sai lầm trong quản lý nên lâm vào khủng hoảng, gây lãng phí rất lớn, lỗ hàng nghìn tỷ, nợ xấu hàng trăm tỷ. Tổng nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2011 đã là 128,9 tỷ USD bằng 106% GDP (121,7 tỷ USD), trong đó nợ nước ngồi bằng 38,9% GDP. Tính chung hai năm 2011 và 2012 thì tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trường bằng 20 năm trước đó. Và trong số gần 500.000 DN đang hoạt động thì tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao. Nợ xấu của toàn nền kinh tế tăng cao và tăng với tốc độ nhanh đe doạ sự ổn định của nền kinh tế..

Trong suốt thời kỳ 2011-2012, NHNN quyết định trực tiếp các mức lãi suất huy động và cho vay của TCTD đối với khách hàng đối với từng kỳ hạn và đối tượng khách hàng (trừ lãi suất huy động trên 12 tháng theo thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 và lãi suất cho vay thỏa thuận theo thông tư 12/2010/TT-NHNN và thông tư 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012.

Trong 12 tháng liên tục từ tháng 3/2011-2/2012, mức lãi suất “trần” huy động vốn của các TCTD vẫn cố định 1,17% tháng (14% năm). Trong khi CPI biến động liên tục hàng tháng với biên độ lớn và xu thế giảm rõ rệt lần lượt là 2,25%; 3,53%;

2,43%; 1,22%; 1,32%; 1,07%; 0,95%; 0,42%; 0,45%; 0,63%; 1,00%; 1,37%, Kết quả là rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản của các TCTD tăng lên do luồng vốn dịch chuyển từ các NHTM nhỏ sang các NHTM lớn hơn hoặc các kênh đầu tư khác gây thiếu thanh khoản ở các ngân hàng nhỏ; ngoài ra, tiền gửi huy động được của các NHTM chủ yếu là khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn 1-2 tháng, tiền gửi từ 3 -12 tháng chiểm tỷ lệ rất ít; tiền gửi trung dài hạn trên 12 tháng không thể huy động được, trong khi đó một tỷ lệ nhất định các khoản huy động này được sử dụng để cho vay trung, dài hạn khiến rủi ro thanh khoản gia tăng giai đoạn này.

Trong quý I/2012, lãi suất huy động các kỳ hạn có sự dịch chuyển ngược chiều khi lãi suất huy động kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng thấp, nguyên nhân là do các ngân hàng muốn đảm bảo rủi ro ở mức thấp khi các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng chưa hoàn toàn ổn định và lãi suất đang chịu sự điều chỉnh liên tục của chính sách từ NHNN. Sang quý II/2012, lãi suất huy động trở lại đúng quy luật khi các kỳ hạn tiền gửi dài lãi suất cao hơn tiền gửi có kỳ hạn ngắn, sau khi NHNN ra quyết định chỉ hạn chế trần lãi suất huy động đối với kỳ hạn dưới 1 năm, các kỳ hạn cịn lại ngân hàng có thể thỏa thuận lãi suất. Đối với lãi suất cho vay (dao động từ 13%-14%) thì mức này vẫn cịn cao đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất khi hàng tồn kho vẫn chưa bán được do thị trường tiêu thụ còn yếu. Tuy nhiên, nửa cuối năm 2012, cũng từ chính quy định thả nổi lãi suất dài hạn nên đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ tăng lãi suất. Mức lãi suất cho kỳ hạn ngắn tăng vượt trần từ 0,5-1,5%; mức lãi suất dài hạn hiện nay được nhóm các NHTM chào ở mức 12-13%, cá biệt lên tới 14%. Bên cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)