Tình hình chung của nền kinh tế và chính sách điều hành hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 42)

4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.1 Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam và tình hình mơi trường kinh doanh

2.1.2 Tình hình chung của nền kinh tế và chính sách điều hành hệ thống ngân hàng

hàng giai đoạn 2006-2012

Thập niên 1990 và đầu 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế với đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006) và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, từ năm 2006 lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên đến 2009, lượng vốn FDI có dấu hiện chững lại do cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thối kinh tế tồn cầu đã tác động đến đầu tư quốc tế, bên cạnh đó khả năng cải thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, mơi trường pháp lý và tính minh

bạch nhất quán về chính sách kém hấp dẫn hơn so với các nước lân cận cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn FDI.

Biểu đồ 2.1: Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục thống kê

Sự gia tăng nguồn vốn FDI cao làm kinh tế năm 2007 tăng trưởng 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997. Từ đó, Ngân hàng Nhà nước đã thi hành nhiều biện pháp mạnh như khống chế lãi suất tiền gửi dưới mức 12% rồi mới lỏng dần về cuối năm để kiềm chế lạm phát (trong 2 năm 2007 và 2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 10-20%). NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ: phát hành 20.300 tỷ VND trái phiếu kho bạc trong 2008, thay đổi lãi suất huy động tiền gửi để thu hút tiền trong lưu thông.

Như vậy, với dòng vốn vào nhiều cộng với tung tiền ra để giữ tiền đồng không tăng giá đã làm chính sách tiền tệ khơng độc lập khi phải thực hiện các biện pháp bị động để kiềm chế lạm phát.

Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5,32%, năm 2010 là 6,78% và năm 2011 là 5,89%

Tháng 5 năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD), sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Gói kích cầu có ảnh hưởng tốt nhất định (kích thích nhu cầu tăng, dẫn tới tăng GDP), tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy sau này: tạo bong bóng đầu cơ bong bóng chứng khốn và bất động sản, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách nặng dẫn tới nợ nhà nước tăng cao, gây bất ổn định tỷ giá và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Ngày 25/11/2009 VND bị phá giá khoảng 5% và đến tháng 12, Chính phủ phải tun bố dừng gói kích cầu, kinh tế vĩ mô bất ổn định.

Biểu đồ 2.2: Lạm phát và tăng trưởng

Đơn vị %.

Nguồn: Gafinvn [4]

Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã từng ba lần áp dụng biện pháp phá giá đồng tiền VND. Ngày 11/02/2011, VND bị phá giá 9,3%. Mặc cho các cuộc phá giá liên tục, tình trạng thâm hụt mậu dịch vẫn tiếp diễn, dù mức thâm hụt năm 2011 đã giảm xuống thấp nhất kể từ năm 2000.

Tháng 7 năm 2011, lạm phát Việt Nam tăng rất cao. Nghị quyết số 11 được Chính phủ đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, nhằm mục tiêu giảm lạm phát khi mà lạm phát năm 2011 lên tới gần 20%. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, các chính sách kinh tế - tài chính – ngân hàng được điều chỉnh theo hướng kiểm soát được lạm phát, nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tài chính, đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Sang năm 2012, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần từ Nghị quyết 11 đã thắt chặt mức cung tiền, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn, trong đó nổi bật là nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản và chứng khoán suy thoái, đặc biệt là thị trường bất động sản suy thoái nghiêm trọng, trong khi dư nợ lĩnh vực này có thể tới 50 tỷ USD. Một số lượng lớn các doanh nghiệp phá sản. Đa số các doanh nghiệp lâm vào khó khăn. Giai đoạn này, một số Tập đồn kinh tế Nhà nước lớn như Vinashin, Vinalines (trước đó chỉ là các Tổng công ty) nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau, nhưng do sai lầm trong quản lý nên lâm vào khủng hoảng, gây lãng phí rất lớn, lỗ hàng nghìn tỷ, nợ xấu hàng trăm tỷ. Tổng nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2011 đã là 128,9 tỷ USD bằng 106% GDP (121,7 tỷ USD), trong đó nợ nước ngồi bằng 38,9% GDP. Tính chung hai năm 2011 và 2012 thì tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trường bằng 20 năm trước đó. Và trong số gần 500.000 DN đang hoạt động thì tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao. Nợ xấu của toàn nền kinh tế tăng cao và tăng với tốc độ nhanh đe doạ sự ổn định của nền kinh tế..

Trong suốt thời kỳ 2011-2012, NHNN quyết định trực tiếp các mức lãi suất huy động và cho vay của TCTD đối với khách hàng đối với từng kỳ hạn và đối tượng khách hàng (trừ lãi suất huy động trên 12 tháng theo thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 và lãi suất cho vay thỏa thuận theo thông tư 12/2010/TT-NHNN và thông tư 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012.

Trong 12 tháng liên tục từ tháng 3/2011-2/2012, mức lãi suất “trần” huy động vốn của các TCTD vẫn cố định 1,17% tháng (14% năm). Trong khi CPI biến động liên tục hàng tháng với biên độ lớn và xu thế giảm rõ rệt lần lượt là 2,25%; 3,53%;

2,43%; 1,22%; 1,32%; 1,07%; 0,95%; 0,42%; 0,45%; 0,63%; 1,00%; 1,37%, Kết quả là rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản của các TCTD tăng lên do luồng vốn dịch chuyển từ các NHTM nhỏ sang các NHTM lớn hơn hoặc các kênh đầu tư khác gây thiếu thanh khoản ở các ngân hàng nhỏ; ngoài ra, tiền gửi huy động được của các NHTM chủ yếu là khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn 1-2 tháng, tiền gửi từ 3 -12 tháng chiểm tỷ lệ rất ít; tiền gửi trung dài hạn trên 12 tháng khơng thể huy động được, trong khi đó một tỷ lệ nhất định các khoản huy động này được sử dụng để cho vay trung, dài hạn khiến rủi ro thanh khoản gia tăng giai đoạn này.

Trong quý I/2012, lãi suất huy động các kỳ hạn có sự dịch chuyển ngược chiều khi lãi suất huy động kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng thấp, nguyên nhân là do các ngân hàng muốn đảm bảo rủi ro ở mức thấp khi các yếu tố vĩ mơ ảnh hưởng chưa hồn tồn ổn định và lãi suất đang chịu sự điều chỉnh liên tục của chính sách từ NHNN. Sang quý II/2012, lãi suất huy động trở lại đúng quy luật khi các kỳ hạn tiền gửi dài lãi suất cao hơn tiền gửi có kỳ hạn ngắn, sau khi NHNN ra quyết định chỉ hạn chế trần lãi suất huy động đối với kỳ hạn dưới 1 năm, các kỳ hạn cịn lại ngân hàng có thể thỏa thuận lãi suất. Đối với lãi suất cho vay (dao động từ 13%-14%) thì mức này vẫn cịn cao đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất khi hàng tồn kho vẫn chưa bán được do thị trường tiêu thụ còn yếu. Tuy nhiên, nửa cuối năm 2012, cũng từ chính quy định thả nổi lãi suất dài hạn nên đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ tăng lãi suất. Mức lãi suất cho kỳ hạn ngắn tăng vượt trần từ 0,5-1,5%; mức lãi suất dài hạn hiện nay được nhóm các NHTM chào ở mức 12-13%, cá biệt lên tới 14%. Bên cạnh việc giữ chân khách hàng vì kém lợi thế cạnh tranh hơn so với những ngân hàng lớn, việc các ngân hàng nhỏ phải tăng lãi suất vì gặp khó khăn trong thanh khoản khi khơng có tài sản thế chấp để vay trên thị trường liên ngân hàng, cũng khơng có giấy tờ có giá để vay trên thị trường mở nên đã sẵn sàng nâng lãi suất cũng là một nguyên nhân đáng chú ý. Ngoài ra, các ngân hàng nhỏ cần bù đắp khoản huy động bằng vàng do khách hàng tất toán vàng vào cuối năm bằng huy động VNĐ, từ đó lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng này tiếp tục bị đẩy lên vào cuối năm, tạo thêm áp lực tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Phương pháp quản lý điều hành còn nhiều bất cập mà cụ thể cách ứng xử ngắn hạn, tìm kiếm các giải pháp phản ứng nhanh, và mang nặng tính hành chính hơn là nhắm đến các mục tiêu đổi mới mơ hình tăng trưởng cũng tác động khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trong giai đoạn này.

2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo phương pháp truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)