Định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2015 và tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 82)

4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.1 Định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2015 và tầm

tầm nhìn đến năm 2020

Sự tham gia vào thị trường tài chính khu vực và thế giới làm đa dạng hóa cơ cấu hoạt động của NH đồng thời tăng tính phức tạp trong hoạt động tài chính của NH cũng như khả năng bị ảnh hưởng, tác động sâu rộng từ những sự kiện tài chính bên ngồi. Trong khi đó các NHTM nói riêng và các định chế tài chính nói chung vẫn tồn tại nhiếu yếu kém như hạn chế về qui mơ và năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, hệ thống kiểm soát, thanh tra, cảnh báo rủi ro chưa đạt hiệu quả cao cũng như các yếu tố về hạ tầng tài chính chưa phát triển đầy đủ. Do đó để hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, lành mạnh, đa dạng có khả năng hội nhập tốt trong hệ thống tài chính của khu vực và thế giới, các mục tiêu phát triển của hệ thống NHTM đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 như sau:

Thứ nhất, tổ chức lại Ngân hàng Nhà nước với cơ cấu và tính chất hoạt động như một Ngân hàng Trung ương hiện đại, ngày càng hoạt động theo cơ chế thị trường đầy đủ, được trao quyền độc lập, tự chủ hơn trong việc đưa ra các quyết định chính sách, quyền chủ động về ngân sách; đồng thời, được quyền kiểm soát tất cả các cơng cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhất là về vấn đề chống lạm phát, hạn chế việc tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Hiện nay, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác đang được xem xét sửa đổi một cách cơ bản. Việc cơ cấu lại Ngân hàng Nhà nước cũng nên được đặt ra theo lộ trình sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước, để đảm bảo cơ quan này hoạt động theo đúng chức năng của một ngân hàng trung ương hiện đại.

Thứ hai, tăng cường tái cấu trúc các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng theo yêu cầu hiện đại và bền vững theo hướng: đa dạng hóa sở hữu, loại hình, sản phẩm; hợp lý về quy mơ, giảm nhanh số lượng các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu

kém; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khả năng quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn ngày càng cao; khuyến khích những ngân hàng có điều kiện phát triển, hợp nhất, mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế; thiết lập trật tự kỷ cương trong việc quản lý và sử dụng ngoại hối; từng bước giảm tỉ lệ cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại, tăng tỉ trọng huy động vốn từ thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp,…

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế giám sát, ổn định tài chính – ngân hàng. Tăng cường

giám sát chuyên ngành và giám sát tổng hợp, chéo… theo yêu cầu bảo đảm an tồn hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia; quy định rõ ràng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan, đảm bảo tính đồng bộ của cơ sở pháp lý và hiệu lực thực tế của các Luật Ngân sách, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Giám sát an tồn, Luật Kinh doanh chứng khốn, bám sát vào định hướng chung nói trên. Đặc biệt, cần tăng cường năng lực và hiệu lực của hệ thống các định chế, các quy tắc và các hoạt động giám sát an tồn tài chính các cấp, bảo vệ người gửi tiền tiết kiệm, kể cả việc tăng mức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ lợi ích người gửi tiền, giữ ổn định lượng tiền gửi trong các ngân hàng; đồng thời tăng các hoạt động thông tin, tuyên truyền và kiểm sốt nhằm giảm thiểu các khoản đầu tư có tính đầu cơ cao, ngắn hạn, dễ gây các hiệu ứng tiêu cực trên thị trường tài chính trong nước,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)