4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam theo phương
2.3.1 Xác định các biến đầu vào và đầu ra
Theo Farrell (1957), hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng (inputs) để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Như vậy, để đánh giá hiệu quả của một ngân hàng, trước tiên ta cần xác định các đầu vào và đầu ra của một NHTM. Đây cũng là nội dung thể hiện quan điểm khác nhau trong các bài nghiên cứu.
Các hướng tiếp cận đầu vào và đầu ra
Trong khu vực sản xuất, các đầu vào và các đầu ra được đo lường bằng cách: một lượng nhất định đầu vào được sử dụng để sản xuất ra một lượng nhất định đầu ra trên một đơn vị thời gian. Tuy nhiên, quy trình sản xuất trong ngân hàng liên quan đến việc sử dụng các khoản tiền gửi và các tài sản. Do tính chất đặc thù của sản xuất trong nền cơng nghiệp ngân hàng mà có một sự thiếu rõ ràng trong định nghĩa của việc đo lường đầu ra. Chủ yếu là vì tính chất vơ hình của các đầu ra và sự khác nhau trong lý thuyết ngân hàng về cấu trúc sản xuất nhiều đầu vào, đầu ra. Đã có các cuộc
tranh luận diễn ra trong một thời gian dài về chính xác những gì mà các ngân hàng tạo ra. Có 4 phương pháp thay thế nhau trong việc lựa chọn đầu ra ngân hàng được phân tích ở đây, đó là các hướng tiếp cận sản xuất, trung gian (còn gọi là tài sản), chi phí sử dụng (hay cịn gọi là lợi nhuận), và giá trị tăng thêm.
− Hướng tiếp cận sản xuất: coi ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ (quản lý giao dịch khách hàng, duy trì tài khoản, cho vay, phát hành séc...), vì vậy, tiền gửi được coi như là đầu ra và chi phí trả lãi khơng nằm trong tổng chi phí của ngân hàng. Theo cách tiếp cận này đầu vào và đầu ra được lấy là đơn vị lượng (số lượng tài khoản, quy trình giao dịch...).
− Hướng tiếp cận trung gian: Các khoản nợ ngân hàng có một số đặc điểm của đầu vào, vì chúng cung cấp nguyên liệu cho các quỹ đầu tư, và tài sản của các ngân hàng có một số đặc điểm của đầu ra vì chúng sử dụng các quỹ để tạo ra doanh thu. Dưới cách tiếp cận này, các ngân hàng như những trung gian tài chính giữa các chủ nợ và bên nhận các quỹ ngân hàng. Các khoản cho vay và các tài sản khác được xem như là các đầu ra ngân hàng; các khoản tiền gửi và các khoản nợ khác là các đầu vào trong quy trình trung gian. Nghĩa là ngân hàng huy động các khoản tiền gửi và chuyển chúng thành các khoản vay (sử dụng lao động, vốn, và chi phí trả lãi là một bộ phận của tổng chi phí ngân hàng), khác với hướng tiếp cận sản xuất khi nó cho rằng các ngân hàng sử dụng lao động và vốn để tạo ra các khoản tiền gửi và các khoản cho vay. − Hướng tiếp cận chi phí sử dụng: cách tiếp cận này xác định một sản phẩm tài
chính là một đầu vào hay một đầu ra dựa trên mức đóng góp rịng vào doanh thu của ngân hàng. Nếu mức doanh thu trên một tài sản vượt chi phí cơ hội của các quỹ, hay chi phí tài chính của khoản nợ ít hơn chi phí cơ hội, thì tài sản này được xem xét như là một đầu ra tài chính, ngược lại, nó được xem xét như là một đầu vào tài chính. Trong cách tiếp cận này, mục đích của người quản lý ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên việc đánh giá các loại chi phí và thu nhập tạo ra từ quy trình sản xuất. Nó xác định một danh mục tài sản hay nợ đóng góp vào đầu ra tài chính của một ngân hàng.
− Hướng tiếp cận giá trị tăng thêm: cách tiếp cận này khác cách tiếp cận tài sản và chi phí sử dụng ở chỗ phân tích danh mục các khoản nợ và tài sản để thấy các đặc điểm đầu ra hơn là việc phân biệt đầu vào và đầu ra theo cách loại trừ lẫn nhau. Các danh mục có giá trị tăng thêm lớn, được đánh giá là đang sử dụng các nguồn phân bổ chi phí hoạt động bên ngồi, được coi là những đầu ra quan trọng. Các danh mục khác được xem là đang đại diện chủ yếu cho những đầu ra không quan trọng, những sản phẩm trung gian hay đầu vào đều phụ thuộc vào đặc trưng của danh mục. Các ứng dụng của cách tiếp cận này nhận diện các danh mục lớn các khoản tiền gửi và các khoản cho vay là các đầu ra quan trọng bởi vì chúng tạo ra phần lớn giá trị tăng thêm. Còn các quỹ khác được xem như là các đầu vào tài chính trong quy trình trung gian, bởi vì chúng địi hỏi khối lượng nhỏ các đầu vào vật chất (lao động, vốn). Ngồi ra, các chứng khốn chính phủ và các khoản đầu tư phi cho vay được xem như là các đầu ra khơng quan trọng, vì sự đóng góp vào giá trị tăng thêm là rất thấp. Trong các bài nghiên cứu ở Việt Nam cũng như các nước, các nhà nghiên cứu cũng lựa chọn các biến đầu vào đầu ra chủ yếu theo các quan điểm cho phương pháp DEA.
Bảng 2.12: Tổng hợp các nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA
STT Tác giả Mẫu nghiên cứu Thời gian nghiên cứu
Đầu vào Đầu ra
1 Nguyễn Minh Sáng (2011) 9 NHTM Việt Nam 2010-2011 TSCĐ, tiền gửi, chi phí kinh doanh
Thu từ lãi, thu khác 2 Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2011) 22 NHTM Việt Nam 2005-2009
Chi phí khấu hao, chi phí lao động, chi phí lãi suất
Thu từ lãi, thu khác
Quang Thịnh (2012)
Việt Nam phí tiền lương, chi phí khác khác 4 Nguyễn Việt Hùng (2008) 32 NHTM Việt Nam 2000-2005 Chi phí nhân viên, tài sản cố định , tiền gửi Thu nhập lãi ròng, thu nhập ngồi lãi 5 Ngơ Đặng Thành (2010) 21 NHTM Việt Nam 1990-2000 Chi phí nhân viên, chi phí lãi, chi phí ngồi lãi
Thu nhập lãi rịng, thu nhập ngồi lãi, tổng tài sản 6 Izah Mohd (2009) 22 ngân
hàng 2000-2006 Tiền gửi, chi phí Tổng tài sàn 7 Monkhamad 116 ngân hàng 200201010 Chi phí quản lý, TSCĐ, tiền gửi tổng tín dụng, tổng đầu tư 8 Rashedul Hoque (2012) 24 NHTM 2010
Doanh thu hoạt động, chi phí hoạt động, tổng tài sản, tổng tiền gửi
Lợi nhuận hoạt động
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Xác định các biến đầu vào và đầu ra
Với đặc điểm các NHTM Việt Nam có các chức năng của một định chế tài chính trung gian khi huy động các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế hình thành nên các quỹ cho vay để cấp tín dụng cho các đơn vị thiếu vốn, chi phí lãi và chi phí hoạt động là hai yếu tố quan trọng mà mỗi NHTM phải kiểm soát để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Việc xác định các biến đầu vào đầu ra khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau về hiệu quả hoạt động do đó để có cái nhìn đầy đủ hơn trên các cách tiếp cận khác nhau, trong bài nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành phân tích trên hai mơ hình:
• Đối với mơ hình 1, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận trung gian. theo phương pháp tiếp cận này, chi phí trả lãi là đầu vào quan trọng bên cạnh hai yếu tố đầu vào khác là chi phí nhân viên và chi phí khác. Với biến
đầu ra, trên cơ sở tìm hiểu, khảo sát và đúc kết kinh nghiệm từ các cơng trình nghiên cứu trước, với lựa chọn 2 biến đầu ra bao gồm khoản thu từ lãi, khoản thu ngoài lãi. Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả khơng đưa kết quả từ thu nhập và chi phí của hoạt động kinh doanh vàng, chứng khốn để tính tốn do 2 hoạt động này chỉ có tại một số ngân hàng, và mức độ biến động của cũng rất lớn, cần có một nghiên cứu riêng cho mảng hoạt động này.
Các biến trong mơ hình 1 chủ yếu xem xét NHTM dưới góc độ tương tự như một đơn vị kinh doanh thông thường, huy động vốn và cho vay cũng như các dịch vụ khác là một phần trong chuỗi hoạt động trong quy trình tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên ở mơ hình này khơng thấy được đặc điểm kinh doanh tiền tệ của NHTM.
• Đối với mơ hình 2, biến tiền gửi huy động và chi phí trả lãi là biến đầu vào, các khoản cho vay và thu nhập lãi là đầu ra. Các biến tập trung vào 2 hoạt động là đầu vào đầu ra quan trọng của NHTM, chính là huy động vốn và cho vay.
Bảng 2.13: Các biến trong mơ hình DEA
Ký
hiệu Biến Giải thích Đơn vị
Mơ hình 1
X1 Chi phí lãi chi phí trả lãi & các khoản tương đương
triệu đồng X2 Chi phí nhân viên chi phí cho nhân viên
X3 Chi phí khác chi phí ngồi lãi (loại trừ chi phí lao động) Y1 Khoản thu từ lãi Doanh thu từ lãi và tương đương
Y2 Khoản thu ngoài lãi Doanh thu ngoài lãi bao gồm doanh thu hoạt động dịch vụ, doanh thu hoạt động khác)
Mơ hình 2
X1 Tiền gửi huy động Tiền gửi khách hàng
X2 chi phí trả lãi chi phí trả lãi & các khoản tương đương Y1 Cho vay Tiền vay khách hàng