Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 37)

4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.1 Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam và tình hình mơi trường kinh doanh

2.1.1 Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam

Khi được thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ban đầu có những nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý kho bạc nhà nước, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hóa, quản lý các hoạt động tín dụng bằng biện pháp hành chính, quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.

Ngày 21/01/1960, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đến năm 1975 các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế cũng như hệ thống tiền tệ -Ngân hàng theo mơ hình ở miền Bắc đã áp dụng thống nhất trong cả nước.

Tháng 5 năm 1990, hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời (Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã, cơng ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp đó là cấp ngân hàng quản lý và cấp ngân hàng kinh doanh.

Năm 1997, Quốc hội khóa X thơng qua Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng.

Năm 2000, thực hiện cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và các NHTMCP.

Năm 2002, tự do hóa lãi suất cho vay VND của các NHTM, đây là bước cuối cùng trong tự do hóa lãi suất hồn tồn ở cả đầu vào và đầu ra trên thị trường tín dụng.

Năm 2003, tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động của các NHTM, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thành lập ngân hàng chính sách xã hội nhằm tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng theo cơ chế thị trường.

Năm 2008, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam chính thức cho phép thành lập 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam bao gồm ANZ Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, HSBC Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam, Shinhan Việt Nam.

Tính tới 30/6/2013, ngành Ngân hàng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng chung của đất nước và phát triển ngày càng lớn với 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 50 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 4 Ngân hàng liên doanh, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, các quỹ tín dụng nhân dân và một số cơng ty tài chính khác. Các nghiệp vụ Ngân hàng đã trở nên sâu rộng, đa dạng, phong phú và tăng lên nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)